Sunday, May 24, 2009

Thư gửi chính chúng ta ngày mai

Trích dịch từ  Letters from young Activists, Nation Books, 2005

Phần Letters to our future selves

 

Gi chính tôi trong tương lai 50 năm na, khi 73 tui:

Xem nào, cậu kia kìa, đang ngồi lắc lư đung đưa cái ghế gỗ, nhăn nheo và chắc chắn là đang hói. (Phụ nữ cũng hói đấy nhé). Con mèo Whiskers của cậu giờ đã chết rồi, bố Ming-Shang và mẹ Hwa-Mei cũng vậy. Rất có thể cậu mắc bệnh tiểu đường, vì bệnh di truyền trong gia đình mà, với lại cậu có bao giờ đủ kiên nhẫn dể tập tành gì đâu – bọn đàn ông không mặc sơ mi và phòng toàn gương là gương làm cậu sợ rúm. Chế độ ăn kiêng lo-carb (giảm ăn những chất chuyển hóa carbohydrate như bánh mỳ, pasta…) đã lỗi mốt, món mỳ ống làm bằng đậu nành dai ngoách cũng bị bỏ rơi lâu rồi, các vòng của cậu thỏa sức phình ra. Rất có thể, một cơn đau tim đang đợi cậu.

Còn tớ ở đây, ườn ra trên giường, trong bộ đồ ngủ hồng kẻ sọc, hơi hơi liêng biêng, hơi thở toàn mùi rượu vang rẻ tiền. Điều cuối cùng tớ nhớ được là đã nguệch ngoạc một bài haiku say khướt. Phòng của tớ, nhân tiện, trông (và bốc mùi) như một bãi rác. Một bản copy với những chú giải cực đứng đắn của cuốn A genealogy of morality lăn lóc trên một cái thảm ố vết café, một cái tất dài bẩn thòi ra từ cuốn Autobiograply of Malcom X rách sờn. Từ trên tường, cụ Gandhi ngồi bắt chéo chân đang âm thầm quan sát. Một phần để thoát khỏi nỗi chán ngán kia, cụ đã bắt đầu đếm xem bao nhiêu đồi giày tớ có hết thảy.

T nga ngáy mun bao bin cho bn thân mình ngay lập tức. Không phi đy là cái mà các nhà hot đng gii nht hay sao? Nếu như tớ thc s đi din cho mt thế h ca các nhà hot đng – và th có Chúa, hy vng là mình không phi – t không th trách móc gì được nếu cu có rùng mình. T đây này, mt thanh niên 23 tui, thn thánh hóa bn thân vi cái mác “nhà hot đng”, mc k nhng du vết không ln vào đâu được ca s thiếu chín chn: s phù phiếm trí thc, ni hoài nh nhng v anh hùng được treo poster kia, lòng yêu những đôi bốt da cao đến tận gối, và nói chung là, một sự bất khả giặt giũ nhiều hơn một một lần một tháng.

Vậy là cậu, người phụ nữ hay gắt gỏng hy vọng là không quá đáng khi về già, có hết. Cậu có sự thông thái mà bây giờ tớ đang tìm. Lý tưởng của tớ là một thứ ngông cuồng lộn xộn: tớ nhặt nhạnh mọi thứ mình bước qua. Một hôm là Nietzche, hôm sau lại là Neruda. Đôi khi là một chương Jesus và các tông đồ nói về tình yêu; những hôm khác nữa là Zen và ông Phật béo. Tớ sẽ phải buộc mình theo những ý tưởng hão huyền nào, những người dẫn đường nào đây? Tớ sẽ phải neo đậu niềm tin của mình nơi đâu? Hãy cho tớ cái gì đó sáng tỏ, khiếp khủng, đẹp đẽ. Hãy trang bị cho tớ một chương trình chặt chẽ, nghiêm cẩn, với đầy đủ những nguyên tắc và hậu quả. Hãy đưa cho tớ một bản chỉ dẫn phải sống thế nào.

Đến đây, cậu đáng ra phải rút một quyển sách ra khỏi giá, một quyển về tôn giáo chẳng hạn, và phán: “Đọc đi. Bí mật nằm ở trong đây, chỉ cần đọc ngược.” Hoặc thậm chí còn đơn giản hơn. Cậu sẽ nhớ lại một thời khắc có quý nhân phù trợ nào đó hiện ra trong đời, hoặc một truyện ngụ ngôn kết thúc bằng một bài học khá khẩm nào chẳng hạn.

Tớ cầu cứu cậu vì cậu đã viết ý nguyện của cậu ra. Cậu đã tạm biệt nhiều mục tiêu và những thói quen vật chất. Cậu sống lâu hơn bố mẹ, hơn em trai, hơn cả các bạn cùng phòng. Cậu sống lâu hơn ông vô gia cư đã chỉ cho cậu bến tàu điện ngầm nào có hệ thống sưởi oách nhất. Cậu sống lâu hơn người phụ nữ Kenya đã kể cho cậu chính xác vì sao cô bắn người đàn ông đã đánh cô. Và cậu sống lâu hơn một trong những học trò đầu tiên của cậu, cái đứa rất mê môn bóng rổ và không bao giờ được bước sang tuổi mười bảy.

Giữa những đám tang ấy, cậu đã sống vì điều gì? Là một giáo viên trong thị trấn Helena nhỏ xíu ở Arkansas, đôi khi tớ lo là mình đang làm những chuyện dớ dẩn. Cậu có khi nào tự hỏi điều gì đã xảy ra với những lý tưởng khủng khiếp là hủy diệt những vấn đề có tính hệ thống không? Cậu có tiếc nuối là đã không đi con đường mà tớ không chọn? Đôi lúc, tớ ghen tị với những đứa bạn học chính trị ở Washington, D.C., hoặc bọn ở Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, tớ nghĩ tớ đáng lẽ phải lao vào một hoạt động long trời lở đất nào đấy – về cái gì thì tớ không biết. Tớ liếc mấy các poster có Malcom X và Gandhi trong lớp, và tớ nghĩ về những hy sinh của họ, về tầm nhìn của họ.

Chắc chắn là cậu sẽ nhìn vào cuộc đời tớ và thắc mắc, chắc là có tí khoan dung, là đáng lẽ tớ phải làm gì đấy khá khẩm hơn. Thực tế, lớp tớ rất chật, và thị trấn nơi tớ dạy học rất rộng – dân số khoảng 8.000 và đang ít dần đi. Hạt nơi tớ ở có mức thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng $4,956 và được xếp vào một trong 10 hạt nghèo nhất nước Mỹ. Tạp chí Harper chỉ đích xác rằng chúng tớ có tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên cao hơn cả 94 nước đang phát triển. Phần lớn trong số 64 học sinh của tớ ở Stars Academy được dán nhãn “bất ổn về hành vi”. Chúng nó trốn học, đua đòi, hoặc chểnh mảng và dính vào quá nhiều vụ ẩu đả ở các trường ngoài. Cả chính thức lẫn không chính thức, chúng bị bỏ rơi trong cái trường nổi tiếng là đang xuống dốc này.

Mặc dù mang tiếng là “trẻ hư” của thị trấn Helena, chúng không hề dốt tí nào. Nhiều đứa khôn ra từ đói nghèo và bạo lực, chúng viết rất chân thật, và phong phú. Trong một bài tập, “James”, 16 tuổi, kể say mê về việc qua khỏi giai đoạn nghiện cocaine thế nào. “Những đứa tưởng là bạn của tôi” nó viết “chẳng bao giờ ló mặt lấy một lần xem tôi ra sao ở trung tâm phục hồi cả.” Một học sinh khác, 14 tuổi, nhớ lại hồi nó quyết định sinh con thay vì nạo thai, đã tự hỏi có khi nào được thấy lại tự do nữa hay không.

Trong lớp học này, tớ thoáng nhận ra ý tưởng hoạt động theo cái cách mà tớ chưa bao giờ thấy. Cậu chắc phải thấy lạ, vì vào cái ngày đặc biệt ấy, buổi học ca 3 này vắng 5 em – 2 đứa trốn học, mấy đứa khác có lẽ cũng vậy – mà hoạt động (activism) thường dính líu tới nhiều người hơn và một hệ thống hoặc luật nào đó rõ ràng đang cần thay đổi. Tớ đã xuống đường với hàng trăm người vì đồng lương và hàng trăm nghìn người chống chiến tranh Iraq; Tớ làm việc với những nhà hoạt động vì quyền phụ nữ ở Nairobi và Beijing và những người ủng hộ chính sách nhà giá thấp cho người nghèo ở Boston. Nhưng ngay đây, trong lớp học này, mới là nơi tớ hiểu được chính xác nhất ý nghĩa của việc hoạt động - ở đây, ở châu thổ sông Mississipi, nơi các cánh đồng bông và những thung lũng ven sông giấu các Shakespeare và các Roosevelt, những Michelangelo và những Ellison của nước Mỹ. Nơi đây những người nô lệ chết với giấc mơ biết đọc biết viết, và bây giờ con cháu họ bỏ học. Chúng thèm khát cái gì đó tươi mới và đầy tính khám phá, nhưng chỉ thấy những dằn vặt ấy tắt dần. “Tôi mơ được đi khỏi thị trấn bé xíu này,” một học sinh viết, “nhưng nếu như ở ngoài kia cũng thế thì sao?”

Bởi vì chúng nó không dám mơ, hoặc bởi tớ không nhận ra giấc mơ của chính mình, tớ yêu cầu chúng viết thường xuyên về giấc mơ của mình. Bằng cái bút đánh dấu màu xanh sáng, tớ nguệch ngoạc lên bảng trắng, “Em muốn điều gì nhất trên thế giới?”

Một số đứa viết, tất nhiên, điều mà cậu có thể đoán trước từ bất cứ ai. Những con Ferrari đỏ  choét vành bánh 20 inch! Hợp đồng ký với NBA (National basketball Association)! Biệt thự to đùng, đảo riêng! Rồi tớ ngẫu nhiên thấy câu trả lời của một cô bé, 15 tuổi, cũng như nhiều học sinh khác của tôi, thường xuyên nghỉ học. Cô bé này có thể trích thơ của Langston Hughes, thậm chí tận 15 dòng bài “Bà mẹ Mọi(The Negro Mother). Cô bé sống trong một nhà đầy người với các bác gái, các bà, các bác trai, các chị em, các anh em cả già cả trẻ cả ốm và cả làm việc quá sức. trên giấy, em viết, “Tôi chỉ muốn đến nơi nào yên tĩnh, xa khỏi tất cả những tiếng ồn này.”

Bây giờ thì, bà già ơi, mọi thứ đều có nghĩa cả. Tớ không cần câu trả lời của cậu nữa đâu. Tớ tìm thấy rồi, bí mật của cái gọi là hoạt động: nó ở ngay đây, trong những chữ ngoáy tít khó đọc và đầy lỗi chính tả. Tớ ngưỡng mộ tờ giấy vở này, thủng 3 lỗ, có dòng kẻ, và hơi nhàu. Đây là cái mà vì nó cậu đã sống, và đây là cái mà vì nó chúng ta đã đấu tranh, hỡi những nhà hoạch định chính sách ở Washington D.C., hỡi những nhà hoạt động ở New York. Vâng, chính nó. Cái mà vì nó chúng ta đang thực sự đấu tranh, khi đối mặt với nó, chính là cô bé đang phát điên vì những om xòm của cuộc sống và chịu đựng, cô bé chỉ muốn có một chút yên bình, một góc nơi có thể nghe được ý nghĩ mình, và viết ra. Điều mà vì nó chúng ta đấu tranh chính là cơ hội để cô bé yêu thích Lanston Hughes của tôi trở thành một Langston Hughes của thế hệ em.  

Ở cái tuổi 73, cậu nhỏ bé hơn. Mọi thứ đều trông có vẻ bự ra, to lớn lạ lùng. Cổ tay cậu bị đau vì sức nặng của cuốn sách; khi cậu chăm chú nhìn mấy cái khung ảnh, ai trông cũng to ra. Nhưng mà đấy không phải là vì cơ thể cậu bé đi thôi đâu. Cậu cảm thấy nhỏ bé vì những người cậu đã gặp, và những cuộc đời phi thường họ đã sống. Cậu có cảm giác ấy mọi nơi cậu tới, đặc biệt là buổi đêm, khi ánh sao chỉ giúp cậu nhìn thấy được đúng người đang say ngủ trên cái ghế công viên ngay gần bên cậu. Và cảm giác nhỏ bé này làm nghẹt thở. Thật dễ chịu khi với ý nghĩ bằng cách ban ơn cho ta già đi, Chúa sẽ làm ta nhỏ lại, để tầm nhìn của ta được rộng hơn.

Cậu sống vì điều gì? Tớ đã hỏi cậu lúc trước, nhưng giờ tớ cần phải hỏi chính mình: Mình sống vì điều gì? Tớ lo lắng chẳng biết tầm nhìn của tớ có đủ rộng lớn không. Nhưng rồi tớ ngừng lại, và nghĩ: sự nhỏ đang bị đánh giá thấp. Sự rộng lớn được đánh giá quá mức đến phi lý. Ngay cả cái ngữ ta vẫn nói, “dịch vụ công cộng,” cũng thổi phồng nó lên quá mức. Chúng ta tự cho là phục vụ ai mới được chứ? Đôi khi, giật mình nhận ra tớ biết về những người mình “phục vụ” ít đến chừng nào, thấy mình trừu tượng và trở nên xã hội học một cách trơ lỳ đến chừng nào. Tớ cần phải sống để nhận ra một con người đơn lẻ có thể lớn (vast) đến chừng nào.

Bình an,

Michelle Kuo

The Negro Mother

by Langston Hughes

Children, I come back today
To tell you a story of the long dark way
That I had to climb, that I had to know
In order that the race might live and grow.
Look at my face -- dark as the night--
Yet shining like the sun with love's true light.
I am the child they stole from the sand
Three hundred years ago in Africa's land.
I am the dark girl who crossed the wide sea
Carrying in my body the seed of the free.
I am the woman who worked in the field
Bringing the cotton and the corn to yield.
I am the one who labored as a slave,
Beaten and mistreated for the work that I gave-- 
Children sold away from me, husband sold, too.
No safety, no love, no respect was I due.
Three hundred years in the deepest South:
But God put a song and a prayer in my mouth.
God put a dream like steel in my soul.
Now, through my children, I'm reaching the goal.
Now, through my children, young and free,
I realize the blessings denied to me.
I couldn't read then. I couldn't write.
I had nothing, back there in the night.
Sometimes, the valley was filled with tears,
But I kept trudging on through the lonely years.
Sometimes, the road was hot with sun,
But I had to keep on till my work was done:
had to keep on! No stopping for me--
I was the seed of the coming Free.
I nourished the dream that nothing could smother
Deep in my breast--the Negro mother.
I had only hope then, but now through you,
Dark ones of today, my dreams must come true:
All you dark children in the world out there,
Remember my sweat, my pain, my despair.
Remember my years, heavy with sorrow--
And make of those years a torch for tomorrow.
Make of my past a road to the light
Out of the darkness, the ignorance, the night.
Lift high my banner out of the dust.
Stand like free men supporting my trust.
Believe in the right, let none push you back.
Remember the whip and the slaver's track.
Remember how the strong in struggle and strife
Still bar you the way, and deny you life--
But march ever forward, breaking down bars.
Look ever upward at the sun and the stars.
Oh, my dark children, may my dreams and my prayers
Impel you forever up the great stairs--
For I will be with you till no white brother
Dares keep down the children of the Negro mother.


Langston Hughes was born in Joplin, Missouri, in 1902. He travelled as a seaman to Europe and Africa, lived in Mexico, Paris, Italy and the Soviet Union. But his heart and home were in Harlem where he lived for many years.
    His writing included journalism, books for children, humor, librettos, lyrics, drama, radio scripts and, above all, poetry. A deep concern for Negro life pervaded him and was reflected in his work and the many honors awarded him. While creating the volume of Black Misery, he died in 1967.

No comments:

Post a Comment