Sunday, November 13, 2011

Bệnh viện

Vào blog bạn Ramblings thấy bạn kể bắt đầu làm hộ lý. (Nghĩa là trợ lý cho y tá, nhỉ?)
Thế là mình nhớ lại mấy hôm chia tay ông anh ruột thừa.

1. Bệnh viện ở đây cũng chia sẻ như ở nhà, nhưng mà rộng, 4 giường 1 phòng. Phòng hậu phẫu có mình với 3 bà. Hai bà hay ngáy, bất kể ngày đêm. Một bà hay chuyện, cứ líu lô suốt. Bà này ở chân giường trên biển ghi tên bệnh nhân còn đề rõ chức vụ giảng viên gì gì đấy rất oách. Bệnh nhân-giảng viên ABC. Giảng viên hay giáo sư hay thợ may, hay sinh viên chờ lấy bằng thì cũng có lúc phải lụy vì sức khỏe. Haiz.
Các bà giường bên thì héo hon quá thể. Các cô y tá các cô hộ lý đêm ngày phải chầu chực ra vào như thoi để lau rửa, để thay tã, để bón, để đổ bô. Đời gần hết một vòng quanh quẩn lại quay về như em bé mới đẻ nằm nôi.
Ở đây người ta thăm nhau ít, không đùm bọc cơm cháo bát nháo như bệnh viện ở nhà. Được thể không phải cho bệnh nhân ăn, các vị người nhà tha hồ mất tăm, dăm bữa mới vào một lượt. Mình thì mỗi ngày được thăm nom đến vài bận đâm thương các bà láng giềng.

Còn cái nghề y tá và hộ lý mới thật là cao quý. Chẳng ruột rà chẳng thân thích, mà các cô chăm chút như thể người nhà. Không hiểu bên ngoài bộ đồng phục trắng như thiên thần này các cô thường mặc gì, thường đi đâu chơi, bạn trai các cô có tử tế không, các cô mơ ước gì cho đời mình, ...

2. Kinh nghiệm khi được tiêm thuốc mê ngất lịm thực ra cũng không quá tệ. Chỉ như là mình bị kéo tuột vào đâu đó không xác định, không mộng mị, không thể cưỡng lại. Sợ nhất là lúc cần phải tỉnh ra, khi thuốc hết tác dụng, nó mới khó khăn, vật vã, nó mới run rẩy, nóng lạnh, nó mới hoảng loạn. Khi phải trải qua cái thứ đó, hình như từ ngoài phòng mổ cho tới tận lúc được đẩy vào đến phòng mình, không biết bao lâu, mấy giây, mấy phút, hay cả nửa giờ... cái phần thức tỉnh chỉ còn ghi nhận vào đâu đó trong bộ nhớ cảm giác âm ấm của một bàn tay vỗ về lên vai, xoa dịu lên trán, của ai đó ngay cạnh. Ai đó bận đồ y tá trắng.

Thursday, October 6, 2011

No more Paris

Branik Home sweet home... And no more Paris


Forever blue

Day 1

Day 3

Day 13

No more metro

Metro over Barbes

Metro over Barbes

A metro music band

Let's go home.

Somewhere in Belleville

A Paris prop house which reminds one of her old Hanoi home.

Saturday, October 1, 2011

Khâu


Đêm dài bằng cuộn chỉ

Nơi cửa sổ
Hai con mắt hong khô
Hai đầu ngón tay lẩm cẩm
dò dẫm khâu lại
thịt da này với thịt da
Hai đầu ngón tay lẩy bẩy
mở toác ra
Hai con mắt ngác ngơ.

Ngày không buồn đến.

Sunday, August 14, 2011

Evelyn Evelyn



Evelyn, Evelyn,
Why do we bother to stay?
Why are you running away?
Don’t you feel like severing?
Everything’s just come together at last.
It’s broken, I don’t want to play.

We grew up closer than most.
Closer than anything, closer than anything.
Shared our bed and wore the same clothes.
Talked about everything, spoke about so many things.

What shall we wear tonight? What shall we eat today?
Can we go ice skating? But we just did that yesterday.
Should we be firemen? Can we be astronauts?
What if they find us? They’re not looking anyway.

Fill my glass, let’s drink a toast.
This is our birthday, so why are we weeping?
At your side, I feel like a ghost.
I wake up first, and I stare at you sleeping.

What shall we wear tonight? What shall we eat today?
Do you think I should marry him? But we just met him yesterday.
Should we be movie stars? Will we be millionaires?
I want to be famous. They're watching us anyway.

We grew up so very close.
A parasite needs a host.
I’m only trying to do what is best for us.
Well, I never asked for this, I never wanted this.
All that I want is some time to myself.
Looking in your eyes, I’m coming home.
Just get away from me, please just stop touching me.
You’re always trying to be somebody else.
Now I realize I’m not alone.
Well, you’re only scared of me.
But you never cared for me.
Why don’t you let me free?
‘Cause you’d never dare to be.
‘Cause you never listen, you’re always insisting.
(I’m just/just stop) reminiscing,
I feel something missing.
I just want (you here with me/my privacy),
God (can’t we just get along/won’t you leave me alone)?

"Evelyn Evelyn"
A stop-motion animation written, designed, directed and animated by Chiara Ambrosio.

Performed by Evelyn and Evelyn Neville aka Evelyn Evelyn. Produced by Amanda Palmer and Jason Webley.
Miniature paintings by Nicholas McArthur.

Thursday, June 2, 2011

Tree of Life

(Bị cắt hơi kỳ cục nên đưa bản nguyên lên vậy.)


CÂY ĐỜI VỚI CÀNH CỌ VÀNG

Trong 40 năm sự nghiệp điện ảnh cho tới trước Tree of Life (Cây đời), Terrence Malick đạo diễn có 4 phim. Phim thứ năm từng được đồn đại chuẩn bị tới năm năm trời, nếu không kể suốt 30 năm câu chuyện vẫn ám ảnh Malick. Đáng lẽ Tree of Life đã ra mắt công chúng từ năm ngoái nhưng hoãn tới năm nay do tính cầu toàn của nhà đạo diễn kiêm giảng viên triết học MIT kiêm nhà báo tự do cho The Newyorker và Life. Tất cả những huyền thoại lẫn dữ kiện thực quanh vị đạo diễn không bao giờ chịu trả lời phỏng vấn báo chí hay ít dịp xuất hiện tại các liên hoan phim này, lẫn những thông tin rò rỉ từ hậu trường Tree of Life về Brad Pitt hay Khủng Long đã đẩy niềm mong đợi của người yêu điện ảnh tới cao trào. Thế rồi tại Cannes, bộ phim được giải Cành Cọ Vàng danh giá nhất này đồng thời cũng là bộ phim bị nhiều khán giả la lối và không ít người bỏ về, nhưng lại tốn không ít giấy mực ngợi ca của báo giới, không ít người bực tức vì tiếc 1h38 phút đồng hồ, nhưng cũng không ít người vội về lên mạng chia sẻ niềm cảm hứng dâng trào hay trận khóc lóc suốt hơn hai tiếng vì bị rung động dữ dội.

Quả thật bộ phim không làm người xem thất vọng nếu họ trông chờ được thấy khủng long hay Brad Pitt và Sean Penn, Chúa hay hay thậm chí cả Big Bang trong cùng một phim. Nhưng thực ra Tree of Life là phim gì?

Tree of Life được kể bởi hồi ức của Jack (Sean Penn), một kiến trúc sư thành đạt thế kỷ 21 trong cơn khủng hoảng tinh thần tuổi trung niên. Câu chuyện phi tuyến tính trở đi trở lại thời thơ ấu của Jack những năm 50 với gia đình ở miền quê Texas yên bình. Người cha trong gia đình, ông O’Brien, một cựu binh thất bại trong cuộc sống thời hậu chiến đem cả nỗi giận dữ giấc mơ Mỹ tan vỡ trút lên những thằng con trai và người vợ (Jessica Chastain) đẹp thánh thiện và ngọt ngào. Người đàn ông nhận lại nghiệp chướng, khi cậu con đầu nuôi mối căm thù bố lớn dần trở thành một thằng con trai giống mình hơn hết thảy và rồi mất một người con trai khác trong quân ngũ. Jack truy vấn quá khứ và lang thang kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa nỗi đau, nỗi mất mất hay ý nghĩa của mọi thứ tồn tại trên đời trở ngược về tới tận cội nguồn trái đất và sự ra đời của muôn loài.

Tree of Life, đúng như tên gọi hiểu theo nghĩa Thiên Chúa giáo, là sự cứu rỗi, là món quà quý báu nhất của Chúa ban cho loài người, hay là một lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đường. Cái tên cũng đủ cho thấy tham vọng vô biên của Malick. Ông cố gói ghém vào trong hơn hai giờ phim cả lịch sử nhân loại cùng câu hỏi muôn đời “Vì sao người tử tế luôn phải chịu khổ đau?” bằng cách chọn dẫn lời Quyển sách của Job (Thánh Kinh Do Thái), cùng sự cứu rỗi được diễn giải hơi có phần vụng về bằng cảnh kết những người, già, trẻ, sống, chết, tụ lại mừng tủi gặp nhau bên bờ bình minh đại dương như một ẩn dụ về kiếp sau. Đưa đẩy bằng những bản giao hưởng và lời tự sự của các nhân vật, những chủ đề đối ngược đan cài rất rộng đều được đề cập: từ mối quan hệ gia đình chồng/vợ, cha/con, mẹ/con, anh/em, rồi đến những cặp vừa đối lập vừa tương hỗ thiên nhiên hoang dã/thanh lịch nho nhã, sống theo bản năng sinh tồn/gò mình theo quy ước văn minh, cái vĩ mô của vũ trụ/cái vi mô của cá thể con người, và sống/chết…

Có lẽ những câu hỏi hiện sinh và siêu hình đặt ra đã đeo đuổi Malick suốt cuộc đời làm phim của ông nên trong phim nào người xem cũng dễ dàng nhận thấy dấu ấn đạo diễn qua những vĩ cảnh thiên nhiên và các bối cảnh lịch sử choáng ngợp như trong The New World, The Thin Red Line, Days of Heaven, Badlands. Trong cả 5 phim, trừ những cảnh quay rất trừu tượng theo chân Sean Penn dọc ngang, lên xuống những tòa công trình thế kỷ 21 (những góc máy hiểm hóc biến chúng thành các giáo đường kính và sắt thép hiện đại đến ngột ngạt), Malick chưa bao giờ làm phim về hiện tại. Với Cây Đời, Terrance Malick có lẽ muốn đẩy điện ảnh tới những giới hạn tận cùng để đưa tới người xem một kỳ quan, nhưng tiếc thay, tham vọng ấy quá lớn nên tính thiền định lấn lướt cả vẻ đẹp điện ảnh – điều đầu tiên người xem trông đợi ở một bộ phim.

Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được những nỗ lực lớn của ông mà không phải đạo diễn nào cũng mơ làm nổi. Thủ pháp điện ảnh của Malick đậm nét trong từng cách dẫn chuyện theo tuyến nhân vật khác nhau, trong từng hình ảnh, trong từng chỉ đạo diễn xuất và thậm chí cả cách chọn nhạc. Nếu để núi lửa, tế bào với khủng long sang một bên, thì Cây Đời là xứng vào hàng phim kinh điển.

Người xem được trở lại với quá khứ đầy bối rối giữa hạnh phúc và sợ hãi của Jack bằng những nhát cắt ký ức bỏ qua raccord (tính tương thích giữa các cảnh), bằng những khuôn hình lộn ngược (trong The thin red line là hình Marty Bell mặc váy vàng trên xích đu, trong Tree of Life là bóng những đứa trẻ đổ dài như hình vẽ người tiền sử trong hang động). Góc máy đặt thấp ở góc nhìn của lũ trẻ khiến khán giả thấy những gì chúng thấy, cảm những gì chúng cảm. Nguồn sáng trong từng khuôn hình thường phần lớn là ánh sáng tự nhiên, dưới những xử lý khéo léo của quay phim Emmanuel Lubezki (quay Children of Men và The New World) càng trong trẻo và tình cảm.

Dàn diễn viên từ gạo cội cho tới trẻ con đóng góp rất lớn khiến phần hồi tưởng có sức truyền cảm lớn. Diễn xuất của Brad Pitt có thể nói đã nâng anh lên một bậc mới, hay như vài tờ báo thậm chí cho rằng đây là vai diễn hay nhất của anh từ trước tới nay. Sean Penn mặc dù là người dẫn chuyện nhưng chỉ xuất hiện dưới 10 phút, thế cũng đủ để vào vai hoàn hảo Jack ở tuổi trung niên đang mất cân bằng trong cuộc sống. Và những cậu bé, đặc biệt là Hunter McCracken (Jack hồi nhỏ) góp phần kéo bộ phim gần lại với khán giả hơn. Thành công này có được phải kể đến phương pháp độc đáo của Malick. “Terry bắt đầu bằng việc thuê trọn một khối phố và biến nó thành như những năm 50, như thế là để chúng tôi có thể ra ngoài và ở bất cứ đâu chúng tôi muốn. Ý tưởng của ông ấy là dù có đưa chùng tôi kịch bản rất dày thì ông cũng chẳng để chúng tôi dùi mài học thuộc lòng, mà ông muốn chộp lấy những gì xảy ra ngày quay ấy [ …] Bọn trẻ con cũng chẳng được đưa kịch bản trước, chúng nó có một tủ quần áo riêng cho phim, và thoải mái tự chọn đồ để mặc cho mỗi buổi. Chúng tôi thường quay có 2 lần mỗi cảnh thôi… Terry sáng nào cũng dậy sớm viết một tiếng, đưa những trang mới viết ấy để chúng tôi tự phát triển thêm từ đó. Tôi cho rằng nhờ thế mà có những khoảnh khắc rất ngẫu hứng, không bị gò bó trong định kiến nào cả, ngay cả ánh sáng cũng thế, chỉ có mỗi một đèn trong nhà, mọi thứ khác đều là ánh sáng tự nhiên.” Brad Pitt kể trong một buổi trả lời phỏng vấn ở Cannes. Anh đã phải mất đến vài ngày để quen với cách đạo diễn của Malick.

Có lẽ cũng vì thế mà để ra mắt được bộ phim mà nhà sản xuất Bill Pohlad đã từng từ chối đầu tư vì không tin có thể làm nổi, Terrence Malick phải mất tới 5 năm chuẩn bị không kể quá trình thu thập tư liệu từ trước đó rất lâu.

Kỳ thực, chưa có bộ phim nào kể từ 2001: A Space Odyssey dám và đạt được tham vọng tóm tắt không gian vô tận và thời gian vĩnh cửu vào trong một bộ phim. Có lẽ chính vì thế mà Tree of Life hay được báo chí đem ra so sánh với 2001 bởi tham vọng lớn. Theo tôi, đó là một cố gắng có vẻ hơi quá sức.

Có thể với những người đam mê triết học siêu hình hay ý niệm hiện sinh, Cây Đời sẽ là một thiên trường ca, một mặc tưởng về sinh tồn. Với những người hâm mộ trung thành tính điện ảnh trong phim Malick, Cây Đời là một một bài thơ bằng hình ảnh và âm thanh, mà cũng là một cuộc chơi thử nghiệm táo bạo. Nhưng dù có so sánh đến bao nhiêu chăng nữa, một nửa đời sống của bộ phim đã mất cả vào những cảnh kỳ vĩ có phần xa lạ trong khi cố nói về cuộc sống. Còn những hình ảnh gần gũi nhất, vi mô nhưng chạm vào được trái tim khán giả nhất, thì chỉ đủ để vớt lại cảm xúc thế thôi, rồi cũng bị đẩy ra do cách kể chuyện tự sự phi thực. Những gì đọng lại về buổi xem phim chỉ còn là lơ lửng buồn thương cùng những hồi tưởng về tuổi thơ Jack, những thước phim qúa khứ đẹp tuyệt, những thiên hà nhang nhác gợi The Fountain (Darren Aronofsky) hay như phim tài liệu trên Discovery Channel và còn có cả tiếng cười khúc khích trong rạp khi khủng long xuất hiện.

Cành Cọ Vàng lần này phải chăng là tặng thưởng cho việc dám nghĩ lớn và một cố gắng phi thường để ôm một chủ đề quá rộng, hơn là vinh danh một kiệt tác thực thụ?

Trang Nghiêm

Friday, May 13, 2011

Dear thief,

Where are you now?

What are you doing with my money?

The 100 euros you took from me today is what I've got to buy food for a month. I was about to go to the supermarket and because of you I couldn't. You know what, the huge black suitcase you saw with me is empty, and it is not even mine. I keep it for a friend until she's back. I'm actually not a tourist, nor a rich business Asian traveling happily around.

So, if you're accidentally reading this, please send me back that 100 euro bill to my address: 6 rue Camille Tahan, 75018, Paris-France. You will go to heaven when you die, I promise. God blesses you (only if you do so!!!), and I swear to God I'll hate Paris until I get my money back.

Sincerely yours,

Trang NGHIEM

You took it in between the station Meromesnil and station Saint-Lazarre.







Thursday, April 28, 2011

Random things of this instant daily life.

- Thế nào mà lại được nhờ là trợ lý quay phim 1st/2nd AC. Thích thế! Chẳng phải chuyên môn của mình, nhưng ít ra để tâm thì cuối cùng cũng có kết quả :))

- Mấy cái café kênh kiệu đòi 1000 eur/ngày nếu đóng cửa cho mà quay. Bé bé xinh xinh ở khu Mouffetard hay sườn Panthéon mà kiếm oách thế thì thảo nào mật độ café cứ như là 100m/cái

- Cần phải pha thêm yếu tố sensual. Dạo này bị thích chữ sensual mê đi ấy.

- Farewell my concubine đẹp quá. Từ năm 93 đã nói mạnh về đấu tố với lại đồng tính thế mà vẫn khỏe nhỉ.

- Dã tâm làm phim periode ngày một ngùn ngụt chết không cơ chứ :))

- Không làm phim về "Lính Thợ" Việt Nam ở Pháp năm 1939-40 nữa thì sẽ blogging vậy. One day... one day... Các cụ già quá rồi, qua đời gần hết rồi. Có bao nhiêu người Pháp biết về các cụ? Có bao nhiêu người Việt biết về các cụ?

- Từ bao giờ mình bị bệnh nghiện kiểm tra hòm thư, cả hòm thư dưới gác lẫn hòm thư trên mạng.
Vì sao? Mong gì? Có gì ngoài spam và amazon giảm giá sách, có gì ngoài quảng cáo sushi với pizza mang tận nhà với hóa đơn các loại? Giữa những cái nhấp chuột vào nút xóa và những cú lia thư vào thùng rác, đâu đó là lấp lánh hy vọng vào những bất ngờ nho nhỏ. Ví dụ như, 2 phút trước khi bắt đầu viết câu này, một mail mới đến báo rằng một diễn viên từng đóng phim Entre les murs (The Class - Palme d'Or ở Cannes và đề cử Oscar 2008) một vai giáo viên rất phụ thôi, nhận lời đóng miễn phí trong phim của mình. Bõ công click chưa!

- Cinema is my "instant daily life". How long will this life last? Or in other words, how long will an instant last? Not as long as either the question, or the answer. But it's forever. Like Now. Now is instant. Every moment is instant. One after the other, continuously.

- I'm so fond of polaroid - the instant camera.

- Why am I so random? :))


Random photos by cellphone


There's a door and there's a street lamp



Joie de vivre


What season am I?



A lazy afternoon


A lazy afternoon No.2


Window


65 euros/tap


Talk

A lazy afternoon No.3


Another lazy afternoon


Photo store


Photo store No.2


Recycle life


True faces


Life in carton boxes


Life in carton boxes - No.2


Earings



:Dolls

Chasing shadow


Shoes and Still camera and Instant camera


Bouddhas for sale


Another lazy afternoon No.2


Thursday, April 21, 2011

If I was young...




ELEPHANT GUN (directed by Alma Har'el)
Band: Beirut


If I was young, I'd flee this town
I'd bury my dreams underground
As did I, we drink to die, we drink tonight

Far from home, elephant gun
Let's take them down one by one
We'll lay it down, it's not been found, it's not around

Let the seasons begin - it rolls right on
Let the seasons begin - take the big king down

Let the seasons begin - it rolls right on
Let the seasons begin - take the big king down

And it rips through the silence of our camp at night
And it rips through the night

And it rips through the silence of our camp at night
And it rips through the silence, all that is left is all that i hide

Tuesday, April 5, 2011

An odd note

Đọc 'The New York Trilogy' xong đã được cả tháng, tưởng đã qua hồi vẩn vơ không dứt ra được, thế mà hóa ra chưa.

Một là vì hôm kia đi xem 'Eyes wide shut' về, thấy cái cách Dr. William Harford tình cờ sa cơ vào cuộc phiêu lưu kỳ dị ấy, cái không khí mysterious không thèm giải thích ấy có trong bộ ba kia.
Mà tại sao tên là William thì nickname cứ phải là Bill? Thế tên là Bill thì có nickname là Will/William không?

Hai là vì hôm nay thấy lại một tên người không xa lạ, nhớ ra một số chuyện, từ một số chuyện nhớ ra một số chuyện khác, ấy là có lần đã làm surveyor cho mấy công ty viễn thông VN, như thể anh narrator không có tên trong the 'Locked room' làm census-taker. Anh kia khi xưa cùng đường bèn sinh ra, bằng viết lách, những con người không có thật mang tên không có thật, thậm chí có cả anh chị em cha mẹ con cái dâu rể họ hàng không có thật, ở những địa chỉ có thật, nay gặp phải tình huống phải làm chết đi, bằng sách vở, một người còn sống sờ sờ (mặc dù không ai sờ được).
Có thật tôi ấy là tôi? Cái thời ấy sao mà xa xôi thế, sao mà non dại, sao mà nhìn lại thấy như nhớ ra một ai khác quen mang máng ở đâu hay được nghe ai kể cho vậy.

Một số những tôi ở những khuất nẻo ký ức, không lục lại thì rồi tôi sẽ quên mất tôi thôi.
17 tuổi - Ghi âm sách giáo khoa phổ thông: người nghe cái băng đó giờ rẽ ngả nào rồi? Liệu có tới nơi?
18 tuổi - Điều tra viên: cuối tuần hay lúc ngồi tàu sẽ dành thời gian nhớ lại cảm xúc của kinh nghiệm khó ở này
19 tuổi - Nhân viên công ty quảng cáo: cơn nhục nhã xấu hổ lớn trong đời :))
20 tuổi - Cộng tác viên không lương công ty quảng cáo: dùng kinh nghiệm này làm gì giờ? Everyone should have a price. So do I. It should be very expensive. :))
25 tuổi - Dịch sách erotic rẻ tiền: ghét những cái gì dang dở vs. fantasy cuối cùng cũng chỉ nên là fantasy :))
26 tuổi - Local fixer: ghét những dự án bị bỏ dở.

Đến khi nào bị Alzheimer, đây sẽ là những kinh nghiệm đời sống bị quên trước nhất. Có những cái vì cố gắng quên nên sẽ thành công thôi, có những cái muốn nhớ mà cũng quên thì chịu rồi.

Mà có khi đã bị rồi, đặc biệt với con số và tên người.
Hôm trước xem gì đó nhớ đến ông Francis Thịt-ba-chỉ mà không nhớ ra nổi. Mà đấy còn là một ông rất thích. Hôm nay nhớ ra cái ông đã cố nhớ không ra rồi thì lại không nhớ ra vì sao cứ cố nhớ ra ông này.

Thế nào mà trước mắt hiện ra đoạn phim dựng từ cảnh bộ não của nhà thơ thiên tài Walt Whitman được bê ra làm thí nghiệm bỗng rơi đánh toẹt văng vãi tung tóe rồi được hót vào sọt rác. Cái này quay chậm cũng đẹp như quả trứng cuối cùng của Macco Stanley Fogg. Ông có não bị rơi này hồi còn sống mê não với lại sọ, nên cho người ta đọc não mình xem có ra thiên tài không. Người đọc mơ không tên nơi Tận cùng thế giới thì đọc mơ từ sọ con thú một sừng.

Bonus: Hervé Guibert thật quá đẹp và how he was such a nacissist!

Friday, February 25, 2011

Nhân trường hợp chị Diệu Hà

hay: Yếu tim thì đừng xem phim kinh dị

(Cấm trẻ em dưới 16 tuổi)

Giới thạo tin cho hay chị Diệu Hà mới có buổi trình diễn tại Nhà Sàn Đức. Giới thạo tin còn chụp trộm được cả ảnh tung lên các trang báo chính thống lá cải lẫn lá cải chính thống mặc dù giấy mời có “LƯU Ý ĐẾN ĐÚNG GIỜ VÀ KHÔNG QUAY PHIM CHỤP ẢNH”

Trước buổi trình diễn, không ít trang mạng của các cá nhân và tập thể đã đoán già đoán non đoán lon ton về việc chị sẽ làm gì và cũng không hiểu vì lý do gì kịp vội vàng quy kết chị lại đòi "thoát xác". Chắc các quý vị quan tâm nền nghệ thuật nước nhà chưa kịp hoàn hồn với màn trình diễn của chị cách đây ít lâu. Tôi không định bàn đến các trình diễn của chị vì không có cơ hội được dự buổi nào dù có được xem ảnh và đọc nhiều bình luận. Tuy nhiên tôi không thể không để tâm tới những phản ứng của một số (bao nhiêu thì tôi không biết) khán giả đi xem trực tiếp hoặc chỉ thăm qua các “vườn cải” tươi tốt của chúng ta, không thể không chú ý tới số lượng không nhỏ những tiếng thốt lên đầy cảm thán “choáng”, “sốc”, “rùng mình”, “pó tay”.

Cũng cách đây không lâu, tôi xem Somewhere – phim mới nhất của Sofia Coppola. Sau buổi chiếu, giảng viên chiếu phim cho chúng tôi xem hỏi ai thích, ai không thích. Một nửa nói không thích và vài người trong số đó thú nhận đã ngủ gật. Bản thân cô giáo sau khi nghe ý kiến mọi người cũng bảo không thích, nhưng công nhận đạo diễn giỏi. Vì sao? Theo cá nhân tôi, Sofia Coppola giỏi vì đã dám làm và làm thành công một phim về cô đơn và chán chường. Làm phim về cô đơn và chán chường sẽ như làm xiếc trên sợi dây “vô cùng thích thú” (vì hiểu, đồng cảm, và cười với cái chán của nhân vật trong phim) treo cao 3m còn ở dưới là “chán hẳn” (vì phim …chán quá). Ai không thích xem xiếc thì thôi đừng xem xiếc. Ai không thích xem Somewhere thì sẽ biết là mình không thích từ phút thứ 4, và xin mời đứng lên đi về, hoặc thôi đừng mua DVD sau khi xem thử ở hàng đĩa. Còn những ai chịu được đến 3 phút góc máy tĩnh một cảnh anh Johnny Marco (Stephen Dorff) lái lòng vòng con xe Ferrari đen quanh bãi đất hoang, vòng đi vòng lại thi gan, thì sẽ sướng cái sự chán và cách kể về sự chán ấy suốt 95 phút tiếp theo rồi. Tất cả nhịp điệu phim, phong cách, ẩn dụ, thông điệp đều có thể thấy trong 3 phút ấy (tất nhiên là phải xem xong rồi mới ngồi ngẫm lại). Đấy, hoặc yêu điên cuồng, hoặc ghét cay đắng, hoặc đen, hoặc trắng, chứ không có lờ nhờ. Thế nên là dũng cảm.

Quay lại với chị Diệu Hà. Tôi chẳng tin có ai đi xem chị lần trình diễn thứ hai này mà lại không biết gì về tính “sốc” (nếu thích định tính thế) trong phong cách của chị. Thế người ta vẫn cứ nô nức đi. Người ta nô nức đi xong người ta nô nức về chê bôi này nọ. Yếu tim sao còn cứ đòi xem phim kinh dị? Sao lại còn cho các cháu đến rồi trách móc vì sao diễn thế cho trẻ con xem hay hờn tủi rằng thế này thì lại được cấp phép biểu diễn. Ơ kìa?! Giới thạo tin còn bàn nhiều lắm về sự vụ này, nào là nên hay không nên, hay hay không hay. Lại “Ơ kìa?!”

Với việc “hành xác” của chị Diệu Hà, tôi thì tôi có quan điểm của mình, tôi có quyền thích hoặc không thích, nhưng mà không định trình bày gì đâu. Không ở trong tư thế có thẩm quyền để bình luận điều gì, tôi chỉ có thể nói là phục chị dũng cảm. Chị đã truyền được cơn bỏng rát chị phải chịu sang tôi, cho dù tôi đọc báo xong vẫn lành lặn, chỉ sởn da gà, còn chị diễn xong thì không.

Hôm nay trên đường về tôi qua cái bến tàu gọi là Abbesses: để đi từ hầm lên mặt đất, có thể dùng thang máy (điều các bác sỹ khuyên dùng) và thang cuốn bộ được ghi rõ là có 90 bậc, chống chỉ định cho các cụ quá già và các mẹ đẩy các bé trong xe nôi. Trong thang máy thì có vách bọc thép an toàn chắc chắn. Và có nhiều người khác đi cùng. Thang cuốn bộ thì khắp tường từ dưới lòng đất lên đến trên đồi là tranh vẽ từ Graffiti tới hoa hoét tới toàn cảnh thành phố đủ mọi cung bậc khác nhau. Tôi không thấy có mấy ai đi thang bộ cả, cả người trẻ. Có thang máy mà, tội gì. Đa số người xem nghệ thuật đã thế, nhiều nghệ sỹ lại cũng thế luôn.

Thôi, thực ra là tôi chỉ muốn giới thiệu với những người ngại leo bộ một chút gọi là nghệ thuật đương đại thế giới. Không phải thế giới làm gì ta cũng phải làm cái đó. Không phải người ta vượt trước mình xa tắp rồi thì mình cũng phải chạy theo. Chẳng ai bắt ai phải đương đại. Thế nhưng mà để yên cho hội leo bộ còn thở với chứ. (Ý tôi là đừng chửi người ta là con mụ này nọ và đừng kết tội người ta phản nghệ thuật, còn thì cứ ghét tùy tâm.)


Sigalit Landau, Barbed Hula, 2001
Tác phẩm trình diễn được ghi hình lại thành tư liệu phim trưng bày tại trung tâm văn hóa đương đại Pompidou – Paris, nằm trong bộ sưu tập cố định elles@centrepompidou (feminist feminin artists), phòng “Face à l’Histoire” (Đối mặt với Lịch sử)



Ana Mendieta, Untitled (Chicken Piece Shot #2), 1972
Tác phẩm cũng được trình chiếu tại elles@centrepompidou, trong nhóm tác phẩm “Corps slogan” (Cơ thể tuyên ngôn).



Yoko Ono, Cut Piece, 2003
Tin trên France2 giới thiệu buổi trình diễn của vợ góa John Lennon ở nhà hát Ranelagh, Paris. Bà ngồi trên ghế và mời 300 khán giả, mỗi người hòa nhã tới cắt bằng kéo một mảnh chiếc váy dài bà đang mặc trên người cho tới khi chỉ còn lại đồ lót.
Ý tưởng này đã được Yoko Ono thể hiện lần đầu từ năm 1965.



Thật lòng tôi không phải người hâm mộ những thứ feminist như thế này lắm lắm, nhưng có những cố gắng của các nghệ sỹ tôi vô cùng trân trọng thì vẫn cứ phải công nhận là trân trọng đi.

Thursday, February 24, 2011

Il pleut - Apollinaire


Il pleut des voix de femmes comme si elles étaient mortes même dans le souvenir
C'est vous aussi qu'il pleut merveilleuses rencontres de ma vie ô gouttelettes
Et ces nuages cabrés se prennent à hennir tout un univers de villes auriculaires
Écoute s'il pleut tandis que le regret et le dédain pleurent une ancienne musique
Ecoute tomber les liens qui te retiennent en haut et en bas.

Monday, January 31, 2011

Con gì??

Cẩm lơ sa, pơ tí dôn, pơ tí noa, lúy xực me xừ lúy xực cả moa!!

Đố biết là con gì?!

Bonus:

"Ẻn pa cúc cù cu…cu, ẻn săng tê cúc cúc, Y-ê ẻn đon-nê một cục, ô-dua-đuy ốt si một cục, ốp la ốp lết, măng dê ngon ra phết."