Saturday, December 5, 2009

Không mặt trời - "Vậy là đã bao mùa qua rồi?"


Sans Soleil (1985) - Chris Marker - P.2
Anh tng viết cho tôi t châu Phi. Anh phân bit thi gian châu Phi vi thi gian châu Âu, và c thi gian châu Á na. Anh nói vào thế k 19 loài người đã có khái nim v không gian, và câu hi ln ca thế k 20 là s tn ti song hành ca các khái nim thi gian khác nhau. Nhân tin, bn có biết là đã tng có đà điu Ile de France?
Anh viết cho tôi rng trên đo Bijago, nhng cô gái tr được chn chng chưa cưới cho mình. Anh tng viết cho tôi rng ngoi ô Tokyo có mt ngôi đn th mèo. Tôi ước mình có th cho bn thy v đơn gin – không chút gi to - ca hai người đã đến đt mt tm gỗ chm trong nghĩa trang mèo đ cô mèo Tora ca h được bo v. Không nó chưa chết, ch chy đi mt thôi. Nhưng vào ngày nó chết s không ai biết phi cu khn cho nó thế nào, can thip vi cái chết thế nào đ ông có th gi nó bng tên tht được. Vy là h phi đến đó, c hai người, dưới tri mưa, đ làm l cha li nơi mng thi gian đứt gãy.
Anh viết cho tôi: Mình sẽ mất cả đời cố gắng hiểu cách vận hành của sự nhớ, cái này không đối lập với sự quên, mà với sự nối dài. Chúng ta không nhớ, chúng ta viết lại ký ức như là lịch sử được viết lại. Làm sao ai đó có thể nhớ cơn khát thế nào?
Anh không thích nói về cái nghèo, nhưng trong mọi điều anh chỉ ra đều có 4 chữ F của hình mẫu Nhật Bản. Một thế giới đầy những kẻ rỗi hơi, những kẻ ngu muội, những kẻ bên lề xã hội và những người Hàn Quốc. Quá nghèo để mà mua thuốc phiện, họ say sưa bằng bia, bằng sữa lên men, Ở Namidabashi sáng nay, cách trung tâm thành phố hoa lệ 20 phút, một nhân vật trả thù xã hội bằng cách điều khiển giao thông ở ngã tư đường. Điều xa xỉ người ta có thể làm là một chai sake thật to trong số những chai kia được tưới trên những ngôi mộ vào ngày của người chết.
Mình đã trả một tuần rượu trong một quán ở Namidabashi. Một chỗ như thế cho phép mọi người nhìn chằm chằm lẫn nhau bình đẳng; một ngưỡng nơi mỗi người đều tốt như bất cứ người nào khác – và biết điều đó.
Anh kể cho tôi về Jetty ở Fogo, trên đảo Cape Verde. Họ đã ở đó bao lâu đợi tàu, kiên nhẫn như những hòn cuội nhưng cũng đã sẵn sàng nhảy? Họ là những kẻ lang thang, thuyền trưởng, những dân du lịch vòng quanh thế giới. Họ tự tạo qua lai giống ở đây trên những tảng đá mà người Bồ Đào Nha từng dùng cho các tuyến xe lửa thời đô hộ. Một dân tộc của hư vô, một dân tộc của trống rỗng, một dân tộc chiều thẳng đứng. Thật ra, bạn đã bao giờ nghe thấy cái gì ngu hơn việc nói với mọi người như người ta vẫn dạy trong trường điện ảnh là đừng nhìn vào máy quay chưa?
Anh từng viết cho tôi: Sahel không chỉ là cái còn lại được phơi bày khi đã quá muộn; đó là một miền đất khô hạn chảy như là nước vào một con tàu rò rỉ. Những con thú phục sinh vào lúc diễn ra lễ hội hóa trang ở Bissau sẽ lại hóa đá, ngay khi một đợt tấn công mới biến đồng cỏ thành sa mạc. Đây là một trạng thái sống còn mà những nước giàu đã lãng quên, với một ngoại lệ - bạn thắng rồi nhé – đó là Nhật Bản. Những chuyến đến và đi liên tục của mình không phải là một cuộc kiếm tìm những sự đối lập; đó là một hành trình đi tới hai thái cực của sống còn.
Anh nói với tôi về Sei Shonagon, nàng hầu của Công chúa Sadako vào thế kỷ thứ 11, dưới thời đại Heian. Chúng ta đã bao giờ biết khi nào lịch sử thực sự được tạo nên? Những nhà cầm quyền thao túng và sử dụng những chiến lược phức tạp để đánh lẫn nhau. Quyền lực thật nằm trong tay một gia đình của những người thừa kế; triều đình của hoàng đế trở thành một nơi chẳng qua chỉ là một thâm cung bí sử với những trò chơi trí tuệ mà thôi. Nhưng trong khi học cách vẽ ra một thứ an ủi hoài niệm từ việc nghiền ngẫm cả những cái nhỏ nhặt nhất, nhóm nhỏ những kẻ ngồi rỗi này đã để lại dấu vết trên tính nhạy cảm Nhật Bản sâu sắc hơn cả tiếng sấm tầm tầm của những nhà chính trị. Shonagon đam mê lập các danh sách: danh sách những thứ trang nhã, “những thứ cáu giận”, hay thậm chí là “những thứ không đáng làm”. Một hôm nàng nảy ra ý phác một dang sách “các thứ làm tim đập nhanh”. Mình nhận ra khi quay phim rằng đó không phải là một tiêu chuẩn tệ; mình cúi rạp trước sự thần kỳ của nền kinh tế, nhưng điều mình muốn cho bạn xem lại là những lễ kỷ niệm ở quanh vùng.
Anh viết cho tôi: Trở về qua eo biển Chiba mình nghĩ về danh sách của Shonagon, về tất cả những ký hiệu mà một người chỉ gọi tên ra để làm tim đập nhanh, chỉ có tên. Với chúng ta, một mặt trời không hẳn là một mặt trời nếu không tỏa sáng, và một mùa xuân không hẳn là mùa xuân nếu không tinh khôi. Ở đây nếu đặt các tính từ vào có thể sẽ khiếm nhã như là để quên mác giá trên quà vậy. Thi ca Nhật Bản không bao giờ biến đổi. Có một cách để gọi thuyền, đá, hơi sương, ếch, quạ, mưa đá, con diệc, hoa cúc, bao gồm tất cả những cái đó. Báo chí gần đây tràn ngập câu chuyện về một người đàn ông quê Nagoya. Người phụ nữ anh yêu chết năm ngoái thế là anh vùi mình vào công việc – phong cách Nhật Bản – như một người điên. Có vẻ như anh thậm chí còn khám phá ra cái gì đó quan trọng trong ngành điện tử. Rồi đến tháng Năm anh tự tử. Họ bảo anh không thể chịu nổi khi nghe ai nói tới từ “Mùa Xuân”.

Friday, December 4, 2009

Không mặt trời

Sans Soleil (1985) - Chris Marker - P.1

(Favorite documentary filmmaker ever)

Hình ảnh đầu tiên anh kể cho tôi là về ba đứa trẻ trên một nẻo đường Iceland, năm 1965. Anh nói rằng với anh đó là một hình ảnh hạnh phúc và rằng anh đã thử vài lần kết nối nó với những hình ảnh khác mà không được. Anh viết cho tôi thế này: một ngày mình sẽ phải đưa riêng nó vào đoạn mở đầu của một bộ phim với một đoạn đen dài; nếu người ta không thấy hạnh phúc trong phim, ít ra họ cũng sẽ thấy màu đen.

Anh viết: Mình vừa về từ Hokkaido, hòn đảo phương Bắc. Người Nhật giàu có và vội vã thì đi bằng máy bay, những kẻ khác thì đi tàu phà: đợi chờ, bất động, tranh thủ gà gật. Thật lạ là những cái đó làm mình nghĩ tới một cuộc chiến trong quá khứ hay trong tương lai với những chuyến tàu đêm, những cuộc không kích, những hầm trú ẩn, những mảnh vỡ nhỏ của chiến tranh ám vào cuộc sống hàng ngày. Anh thích cái mong manh của những khoảnh khắc ngưng đọng của thời gian. Những ký ức ấy chỉ có mỗi chức năng là bỏ lại đằng sau mọi thứ ngoại trừ ký ức. Anh viết: Mình đã đi vòng quanh thế giới vài lần và giờ thì chỉ mỗi sự chán chường là còn làm mình quan tâm nữa thôi. Trên chuyến đi này mình đã theo dấu nó không ngơi nghỉ như một thợ săn ngoại hạng. Bình minh bọn mình sẽ tới Tokyo.

Saturday, September 12, 2009

Buồn nôn


Đã gọn ghẽ trở lại: bát đĩa khô thoáng đúng chỗ, giường chiếu phẳng phiu. Và không mùi. Hoặc là mùi vẫn đọng đâu đó trong các nếp chăn, các kẽ tủ các tất, giày, các váy vó các khăn quàng áo khoác quần lót xu-chiêng. Đến thế thì không thể chịu nổi. Lại phải vặn hai vòng khóa cửa. Ra ngoài. Đóng cửa lại. Hít hà. Mở cửa ra. Bước vào. Hít một hơi thật sâu. Và thế là xây xẩm mặt mày vì cái mùi rõ ràng vẫn giăng mắc chỗ này chỗ khác luồn trong từng sợi không khí mà chui vào gây hấn với khứu giác rồi xông lên não đeo đẳng các neurone mà không bao giờ chịu hết đi cho.
Tóc cũng thế. Tóc lúc nào cũng mắc vào giữa những tấm ván sàn gỗ nâu vàng nứt nẻ cọt kẹt kể cả khi nhón chân, đã mất cả màu chẳng còn biết là màu gì, từng nở ra rồi co ngót theo thời tiết để lại những khe toang hoác. Thì cũng phải có chỗ mà mắc tóc vào chứ. Chắc trong ấy cũng có mùi. Rồi tóc trên đệm uốn éo mấy sợi cuốn vào nhau. Rồi tóc xoắn xuýt co kéo bọc lấy chân giường có bánh xe, vốn có thể gập lại thành cái ghế phô tơi nhỏ gọn, nhưng phô tơi thì để làm gì?! Trong cái tủ tắm cũng có tóc: thò ra từ miệng cống một sợi, còn lại thì rối rắm một búi trên mặt cái bàn chải con, chắc từng là bàn chải đánh răng của ai đó ở đây trước kia, màu đỏ, nằm ở góc, thỉnh thoảng vẫn bị nước dềnh lên lôi ra lềnh bềnh một lúc. Mỗi ngày một người rụng trung bình 200 sợi tóc. Nhưng ngày nào cũng nhặt tóc rụng, mỗi sợ dài từ đầu xuống đến eo, cuốn quanh ngón tay cái mớ đấy, ai mà tin được là chỉ có 200 sợi.
Cái bụng vẫn ngâm ngẩm, nhưng không thấy ọc ạch lục bục sôi.
Tí nữa sẽ phải đi đổ rác. Tóc; mùi; một quả nectare mốc héo quắt đáng lẽ đã là món tráng miệng bữa trưa; mùi; một khúc xúc xích nhiều mỡ, to và rẻ - vì nhiều mỡ - trên bao bì bảo là A consommer dans les 48h après ouverture mà hôm nay là 1 tuần rồi; tóc; 4 lát bánh mì trong đó 3 lát rưỡi bị mốc màu xanh cổ vịt, anh chị em những lát này đang nằm trong bụng mà chưa được thẩm định xem có tí trang sức xanh cổ vịt nào không; tóc; những cái vỏ trứng; vỏ khoai tây, vỏ hành, vỏ hộp đựng thịt đông lạnh; mùi; tro những cây hương có mùi tre rừng; tóc; vỏ nến đốt tinh dầu có mùi ocean; tóc; mùi; không có đót và tàn thuốc lá – gần 1 tháng rồi, không có vỏ chai vang 3 euros khủng khiếp – cái ấy phải vứt riêng; không một cái hóa đơn siêu thị nào. Hóa đơn Monoprix, Super U, Darty, Monoprix, Castorama, Monoprix, Tati, Ed, Tati, Monoprix đều được cất trong tủ. Không biết để làm gì. Cùng với vé metro, hóa đơn Orange, với hóa đơn Mc Donald, Quick. Với vé máy bay một chiều.
Vẫn còn có hộp pa tê gan ngỗng béo – lại béo – với hộp nước xốt cà chua hôm trước làm pasta còn thừa lại một ít, bơ, một củ khoai tây, mứt cam, 3 hộp sữa chua không đường không vị không gì cả, một ít nước cam đóng hộp, 2 cây hành, một quả trứng – phải cẩn thận với quả trứng cuối cùng, bột mỳ, gạo, đường, dầu rán, muối, bột gà knorr, hạt tiêu. Vẫn còn cà phê cappuccino pha sẵn, le Magazine Littéraire số mới nhất, trà hoa cúc, A Moveable Feast, bánh quy, Quê hương tan rã, bánh đa nem, Directing the documentary, Miso soup đóng gói ăn liền, The book of Laughter and Forgetting, etc.
Thôi thế cũng tạm. Bữa tối sẽ có khai vị bằng trứng rán rắc tí muối, món chính là khoai tây xào hành với chuyên đề về Arthur Rimbaud và tráng miệng bằng sữa chua trộn débat “L’écrivain est-il toujours un exilé?”.
Ngày mai, hay ngày kia? Sẽ thực hiện giấc mơ cà chua nhồi thịt trộn fromage rán ăn với cơm gạo tám Thái Lan. Không không, không phải vì túng đến độ Marco Frogg, mà vì đang sẵn tưởng tượng ăn gì vào rồi sẽ nôn ra chi tiết như thế nào, chính xác là sẽ nổi lên từ cái đống ấy một sợi tóc đen, dài, cong lên, trên đường cong còn vương theo một giọt chất lỏng đùng đục. Nhưng cứ càng buồn nôn thì càng mơ tới thức ăn, rồi mơ nôn, rồi mơ ăn rồi nôn ra rồi ăn vào rồi nôn ra.
Chưa, chưa đâu. Chưa nôn.
Sốt với một khoái cảm rùng mình nuốt lấy toàn thân, từ gót chân hồng hồng vẫn chưa nổi chai tới những sợi tóc rụng trong thùng rác hay thả bay ngoài cửa sổ 1m40 x 2m tầng 6 (hoặc 7).

Friday, August 28, 2009

Bạn Cill

Bạn Cill đã làm bay đi một ngày buồn thảm không có tin tức mới gì về nhà cửa, ăn mì (2 gói) và trứng rán và soupe miso và nhốt mình ở nhà trọn ngày.
Bạn Cill gửi cho mình như đã hứa L'Esquive và bonus một lô một lốc sách đáng yêu khác như là Moveable Feast, Paris to the moon, Savage Detectives, Down and Out in Paris and London.
Bạn đựng trong túi giấy của của hàng sách tiếng Anh dễ thương nhất Paris: Shakespeare and Co.
Bạn khoanh tên mình trong trái tim màu xanh bằng bút sáp nhé, không phải bút bi tầm thường.
Chỉ có điều là bạn lặng lẽ đi mất chẳng để lại dấu tích, lẫn vào trong những ai kia... Ở Gare du Nord, ở Olympiades, ở Place d'Italie mình ngó với theo những dáng nhỏ nhắn tóc đen mắt huyền hy vọng có ai cười với mình và chào Trang NGHIEM một câu, ai mình cũng ngỡ là bạn.
Bạn Cill làm trời hửng lên sau một ngày lất phất mưa bụi, và hôm nay mình gặp may mắn lạ. Một người bà con không quen biết nhận bảo lãnh cho mình. Ôi cái trò porter garant làm mình khốn nạn.
Tối nay sẽ xem một nhà nữa trên quận 18. Hy vọng lần này có douche.
Và thế là mình an cư.

Cảm ơn bạn Cill.

Monday, August 10, 2009

Mad world




Mad World - Gary Jules

Songwriters: Orzabal, Roland;

All around me are familiar faces

Worn out places, worn out faces

Bright and early for their daily races

Goin' nowhere, goin' nowhere

Their tears are fillin' up their glasses

No expression, no expression

Hide my head I want to drown my sorrow

No tomorrow, no tomorrow


And I find it kind of funny

I find it kind of sad

The dreams in which I'm dyin'

Are the best I've ever had

I find it hard to tell you

'Cause I find it hard to take

When people run in circles

It's a very, very

Mad world, mad world


Children waitin' for the day they feel good

Happy birthday, happy birthday

Made to feel the way that every child should

Sits and listen, sits and listen

Went to school and I was very nervous

No one knew me, no one knew me

Hello teacher tell me what's my lesson?

Look right through me, look right through me


And I find it kind of funny

I find it kind of sad

The dreams in which I'm dyin'

Are the best I've ever had

I find it hard to tell you

'Cause I find it hard to take

When people run in circles

It's a very, very

Mad world, mad world


A raunchy young world


Mad world

Thursday, August 6, 2009

Nam tước đã thăng về trời

1.
Sau một đời trên cây, Nam tước Cosimo MưaGiông xứ Rondo thế là đã tìm một cách chết nhẹ bẫng, cũng như cách sống đã chọn cho mình.

Một tiểu thuyết được viết ra để vui chơi nhưng hẳn là sẽ đeo đẳng nhiều độc giả lâu dài.

Những ai sống đời thông thường (hay tầm thường) sẽ tự hỏi và không thể tự giải thích vì điều gì mà một người có thể bỏ lại những tiện nghi để lao vào cuộc phiêu lưu bất tận ấy.

Những ai muốn thoát khỏi sự tầm thường sẽ đi tìm cho mình những giải đáp trong lý tưởng tự do hay cốt cách sống phóng khoáng hào hiệp tỏa ra từ bản chất bừng sáng của Cosimo, cho dù từng bị coi là điên khùng, vị Nam tước vẫn cố sống thật nhất với bản thân mình, và những độc giả này sẽ tiếp tục cố thoát khỏi sự tầm thường.

Có nhiều điều để nói về tiểu thuyết Nam tước trên cây của Italo Calvino, những thứ làm tôi tâm đắc gật lấy gật để. Tôi chỉ tiếc mình không đủ bút lực để mà phóng ra những liên tưởng, những tư tưởng những mặc tưởng những vọng tưởng những gì đấy nữa để biến những chia sẻ của tôi về tác phẩm này thành một cái gì hoàn chỉnh hơn có đủ tính thẩm quyền hay là cái gì từa tựa như phê bình văn học. (Tôi vẫn thường xuyên căm ghét bản thân ở cái khả năng diễn đạt hạn hẹp so với những cơn sung sướng ào ạt muốn thoát ra khỏi lồng ngực - thành những con chữ tử tế - để thông báo rằng một tác phẩm không làm tôi thất vọng)

Thế nên tôi không lần mò đối chiếu so sánh gạn lọc những tư tưởng lớn lao vĩ đại mà theo kiểu nhà trường học sinh/người đọc cần lĩnh hội từ các tác phẩm. Lần này tôi đọc cho bản thân nhiều hơn: sẽ soi chiếu vào những điểm tôi đồng tình, hay phản đối, và nhận ra vài chiều kích của bản thân mình, ít ra là ở thời điểm này.

Thế nên tôi sẽ chỉ rút tỉa vài chi tiết, chủ yếu là để sau này sẽ nhìn lại chính mình và tiếc nuối rằng mình cũng có một thời mơ mộng và ham hố dấn thân (cho dù vô cùng lưỡng lự ở đoạn dấn thân đi đâu :D), và có khi sẽ cả cười cợt cái thời cứ tưởng là mình hay hớm lắm :))


- Tại một thời điểm khoảng nửa sau quyển truyện, Cosimo đăm đắm nhìn theo con chó yêu lao vào mất hút trong đồng cỏ, nơi anh không thể vươn tới bởi ở đó không có cây. "Cosimo nhìn cánh đồng cỏ như thể ở đó anh có thể đọc ra điều gì đó day dứt trong lòng từ lâu nay: cái ý niệm về sự cách xa, về sự không thể vượt qua, về một sự trông đợi có thể kéo dài cả đời."
Ở ý này, tôi ôn lại bài học về sự hữu hạn mà có thời tôi không tin là tồn tại. Hữu hạn về khả năng con người, hữu hạn về cả những gì trừu tượng như là niềm tin, như vui mừng hay khổ đau, hay thời gian - tất nhiên là trong một hoàn cảnh cụ thể hơn: như là đời người chẳng hạn. Vậy thì, một nỗi day dứt không được thỏa nguyện có thể nào dai dẳng suốt khoảng hữu hạn đời người ấy, hay rồi cũng sẽ có lúc rời bỏ tôi, không phải do trí nhớ phản bội, mà, cũng như mọi thứ khác, vì tính hữu hạn của chính nó?

- Trong tình yêu của Cosimo và Viola tôi thấy có cái khắc khoải mà chắc tất cả những tình yêu lớn, vượt mức tầm thường đều vướng vào, và bởi thế nó không bao giờ dài lâu, cho dù không có cái gì gọi là thế lực đen tối vùi dập cả. Thế ra khi tình yêu giữa hai người quá mãnh liệt thì tất yếu là họ sẽ hủy hoại lẫn nhau?
Tôi cùng lúc mê đắm và sợ hãi cái ý tưởng "tất cả những nỗi bất thỏa và thất thường chỉ là một nỗi ám ảnh vô bờ trong việc làm lớn thêm tình yêu của hai kẻ không chấp nhận việc tình yêu này đã chạm tới đỉnh điểm".

- Đoạn kết là một trong những đoạn kết mà tôi ngẩn ra bần thần khi mắt lướt tới dấu chấm hết, rồi lại đọc lại cho tới dấu chấm hết lần nữa. Cũng giống như đoạn kết trong Moon Palace, cái dấu chấm ấy kết lại một tác phẩm nhưng mở ra một miền vô cùng cho đầu óc lại lật đật bay khỏi trang sách, cao hơn, rồi vút lên, miên man tới tận khi chợt nhận ra mắt mình sao lại nhìn chăm chăm bóng đèn tuýp trên trần làm gì thế này.
"Thị trấn BóngRâm không còn nữa. Nhìn trời trong, tôi tự hỏi, liệu nó đã từng thực sự tồn tại hay không. Cái lõm cành, chạng, thùy, khóm, li ti vô tận ấy; cái bầu trời chỉ thoáng đốm và vạt ấy, có lẽ đã đơn thuần có ở đó để anh tôi qua lại bằng bước chân chim sẻ ngô thanh thoát của mình: một sự dệt thêu trên chân không, giống những nét mực tôi nảy từ trang này sang trang khác, chằng chịt gạch xóa, hoãn chuyển, nguệch ngoạc bực dọc, vết đen, khoảng trống, khi thì tẽ bật ra các hột tròn to sáng sủa, lúc thì dồn tụ những hạt chấm li ti, hồi thì tự xoắn vào chính nó, chẽ nhánh, kết mạng với những câu viết nằm trong viền lá hoặc riềm mây và vấp víu và tiếp tục đan xen và một mạch một mạch và xổ ra và trùm lấy một túm rồ dại cuối cùng về ngôn từ, ý niệm, mộng mơ... và chấm hết."

Voilà. Không phải là tất cả những gì tôi thích về Nam tước trên cây. Tôi không muốn viết một quyển dày gần như thế để nói về cái quyển này. haha. Ba hoa chích chòe!!! Hương hoa thế thôi là đủ để ai thích thú những đoạn trích kia tìm đọc và cũng thích thú như tôi từng thích thú.

Tuy nhiên đây là một vài vết xước nhè nhẹ trong viên ngọc chuyển ngữ, không phải saphire kim cương thì cũng tầm mã não (có những chỗ thực sự rất rất ...ok):

- Thủy lực (trang 139) - tôi nghĩ "thủy lợi" mới đúng, vì trước sau đều nói tới việc tưới tiêu đất đai, chứ không hề dính dáng tới lực nào ở đây cả.

- Massimo GiỏiGiắn - cái này thì tùy tâm dịch giả và biên tập thôi, nhưng tôi quen với từ giỏi giang hơn :D Hay là vì đằng nào nàng Viola cũng chê cái tên này Cosimo đặt cho con chó là xấu xí nên cho xấu luôn thể? :))

- Cõi nát bàn (trang 166) - không biết là typo nhầm hay cố ý? Nếu cố ý thì hơi lạ vì chỗ này không buồn cười đến thế :D

- Kỵ binh nhẹ (trang 331) - Tôi đồ là nên dùng "khinh kỵ" chứ thế kia nghe nó sao sao ấy, không... chuyên nghiệp.


2.
Ngày mai là thứ 06 ngày 07 tháng 08 năm 09

Đặc biệt thế thôi rồi cũng chẳng để làm gì :)



Monday, August 3, 2009

Bro'

1. 1. Căn nhà có hai tầng. Có vẻ như tôi vẫn thích đứng ở trên cửa sổ tầng 2 bên mặt quay ra khoảnh sân nhỏ nhìn xuống cổng lớn trước nhà. Cổng lớn quay ra đường. Con đường sau cổng to nhỏ thế nào, có gần ngã tư không, có cây sấu thân to rụng đầy hoa mùa thu thơm thơm hay cây sưa nở trắng xóa cả tháng tư trong có một ngày hay không, tôi không biết. Tôi không có ấn tượng gì với cái sân cả. Chẳng rõ nền bằng đất, hay xi-măng, hay trải cỏ. Không biết có cái xích đu nào không. Tôi muốn nó có cây táo và cây hồng xiêm, hai cái cây lớn hơn tuổi tôi, đã thi nhau nổi rễ lên làm sân gạch khấp khểnh, chẳng đi giày cao tôi cũng vấp. Tôi vốn đã hay bị vấp. Có lẽ tai trong bị sao đó. Nhưng cái sân hình như không có cả cây lẫn cỏ.

Tôi đứng ở trên cửa sổ tầng hai nhìn xuống. Cả phía đó là tường kính. Tôi không nhìn thấy gì phía ngoài cổng, nhưng người ở ngoài sẽ thấy tôi từ đầu tới chân. Lúc này tôi chưa đọc blog của qt nên tôi chưa cho gọi lại dục vọng được không mặc gì đi lại loăng quăng trong nhà luôn bị tôi xua đuổi. Lúc này tôi đang đứng bên cửa cố nhìn vào chỗ không nhìn thấy gì. Em trai tôi sáu tuổi. Nó bé tí teo nên tôi không thể biết nếu nó muốn trốn vào đâu, Nhưng tầng hai này chỉ có một phòng. Bé. Và không đồ đạc. Sàn nhà ánh lên đen bóng màu gỗ lim mòn vẹt do người đi lại nhiều. Em trai mặc áo sơ mi trắng ngắn tay và quần soóc xanh đen ngồi trên sàn cách tôi ba hay bốn bước chân. Mặt nó buồn thiu nước mắt lưng lửng, như hai lát bánh mì kẹp thịt hun khói bị nước cà chua trong nhân ngấm ra làm mềm oặt được mẹ (hay là tôi nhỉ?) gói vào túi để sẵn trong cặp nó. Tôi nhớ là tôi đã hứa đi cùng nhưng không biết vì sao lại cứ đứng đấy, nhìn ra ngoài, hình như là chờ xe bus đến, rồi lại nhìn nó. Tôi ngồi xuống bên cạnh, nói chuyện như với một người chững chạc đang đấu tranh tư tưởng ghê gớm. Tôi muốn nó hiểu đi học lớp một không phải là cực hình. Nó sẽ có bạn mới, nó sẽ ngồi cạnh một bạn gái tóc thắt bím và má bánh đúc chẳng hạn, ra vẻ ngay ngắn nhìn lên bảng nhưng thực ra là đang nghĩ cách tặng hàng xóm cục tẩy xanh lơ nó thích nhất để con bé cho nó cầm tay dung dăng dung dẻ lúc tan trường. Nó sẽ là đứa dũng cảm quân tử nghĩa hiệp, bênh bạn yếu và đấm tím mắt thằng nào láo lếu dám lục lâm thảo khấu bắt nạt ra oai, và đặc biệt thằng nào chọc con bé thắt bím. Như thế con bé sẽ hôn má nó để đội ơn. Nó đẹp trai rắn rỏi phong trần chứ không búng ra sữa tròn quay hoặc dặt dẹo ẻo lả ốm o. Nó hỏi tôi chị có tới đón em không có lén lút đứng ngoài nhìn nó dõng dạc phát biểu cả lớp nhìn lên ngưỡng vọng mà thầm tự hào có dắt nó đi chơi ăn kem hoặc đánh điện tử mario cùng khi nào có điểm tốt.

Rồi chuông cửa kính koong kính koong. Tôi buộc dây giầy lại cho nó, rồi cầm cặp với bi-đông nước bước theo sau. Nó lao xuống tới lưng chừng cầu thang phía dưới hướng ra cổng thì dừng lại. Chuông cứ kêu liên hồi sốt ruột. Hình như xe bus tới. Phải nhanh lên. Nó đứng ì ra đấy, bấu chặt tay vịn. Ánh sáng hắt lại quá chói, tương phản mạnh với phía lưng nó quay về tôi, nuốt dần lấy các chi tiết đường viền cơ thể bé bỏng. Cái ánh sáng phía sau cánh cổng nhức nhối mắt. Tôi thì cứ đứng nhìn trân trân em trai tan dần vào đó.


Chuông vẫn cứ giục. Tôi kèm nhèm ú ớ đầu bù tóc rối ra mở cửa. Bố về. Đồng hồ chỉ 6.30. Nghĩa là sao nhỉ? Thằng em tôi hôm nay đi tựu trường đây mà. Nó học đâu tận Mỹ Đình. Trường cấp 3 Việt -Úc mới to đẹp lắm, tôi chưa được nhìn tận mắt. Xe bus sẽ qua đón hàng sáng thế này. Bố tôi vừa đưa nó ra xe. Mẹ tôi chậm trễ như vẫn thế nên xuống tới nơi thì xe đã đi rồi, không kịp nhìn con giai lên đường. Tôi thì vừa nằm mơ thấy nó đi học lớp 1.

10 năm trước sự thể không như thế kia. Nhà tôi cũng không giống thế (một tí nào). Em tôi có thể đã thế, nhưng nhìn nó bây giờ tôi không ngờ. Giống như thằng cu lớp 1 em tôi bị đánh tráo lúc tôi lơ là quay mặt khỏi, như là em trai trong mơ của tôi bị ánh sáng lóa mắt nuốt đi mất rồi. Mà tôi sống với nó suốt đấy chứ, vẫn cứ lạ lẫm thế nào. Nó chào ai cũng lí nhí tôi phải tăng volume bằng một cái lườm cháy mặt kêu xèo xèo. Nó nghiện video game chém giết cười sằng sặc nên bị hãm chỉ được mở máy cho chơi 2 tiếng/ngày, thế là nó tìm cách phá code máy tính. Bố mẹ tôi lại khóa cửa phòng, nó tìm cách trèo qua ban công cách mặt đất 60m đột nhập vào, ngu ngốc. Nó không thích đọc. Nó đỗ vào cả 2 trường đều thừa điểm nhưng không phân biệt được quả cóc với quả sấu. Tôi hỏi ở trường có được học về hiếu lễ, về sự và cách quan tâm tới người lạ và quen không, nó bảo có sơ sơ và không nhớ gì. Liệu nó có biết đỡ người già qua đường bao giờ? Nó ỷ lại và ích kỷ, ơ hờ dửng dưng... Nó có cả những đặc điểm tôi ghét nhất ở một thằng đàn ông.

Mea culpa! Tôi không tốt đẹp như trong giấc mơ nó lớp 1 kia, thủ thỉ và săn sóc ấu yếm. Hồi ấy tôi mải mê tuổi 17 bỏ quên nó lủi thủi chơi một mình. Bây giờ tôi có thể gấp quần áo cho bạn tôi nhưng chỉ đay nghiến gào thét khi thấy tủ quần áo nó lộn tùng phèo. Tôi trút những cơn dằn dỗi bực tức ở đẩu đâu lôi về nhà khi nó ăn uống hậu đậu rơi vãi. Tôi áp đặt quan điểm về gentleman và ước ao nhào nặn nó thành ít nhất thì cũng phải là một cool guy (theo định nghĩa của tôi) để mà tôi có thể vênh vang tự hào em tôi đấy. Tôi muốn nó không chải chuốt nhưng mà gọn gàng khỏe khoắn, không kiểu cách hãnh tiến nhưng mà lịch lãm phong lưu, không phô trương học thức nhưng mà hiểu biết thực lực, và đặc biệt nhân nghĩa lễ trí tín là phải đủ. Tôi đồ rằng nó không hiểu nghĩa của những từ này.

Tôi bị sao nhỉ? Bạn tôi bảo nó có phải con tôi đâu. Đúng. Tôi không có trách nhiệm với tính cách hay năng lực hay tương lai nó. Nhưng nhìn vào nó tôi hoang mang về một sản phẩm của gia đình, nhà trường và xã hội đồng thời là tương lai của xứ này. Tôi hoảng hốt không tìm ra nguyên nhân và không biết phải làm gì.

Làm gì khi mà tôi, là tôi, chị nó, đôi khi căm ghét một cách không cố ý?

Chỉ biết để cho lương tâm gặm nhấm tôi lỗ chỗ nhay đi nhay lại bứt rứt.

Tôi muốn banh cái chỗ bứt rứt ấy ra để ngó vào xem cái sự ghét đấy có thật không, hay chỉ là một tức tối sưng tấy do kỳ vọng không được đáp ứng.

Bố mẹ tôi ngồi kiên nhẫn đợi nó qua tuổi dậy thì. Tôi thì như con qủy nhảy chồm chồm giận dữ nóng nảy.

Hôm qua con quỷ trong vai thiên thần đưa nó đi chơi và sắm đồ cho nó. Đến tối nó sẵng với bố tôi lại muốn gào thét thoát ra.


2. 2. Có blog đọc ngưỡng vọng như học trò khoanh tay nuốt từng lời thày, có blog hút vào như mê cung từ ngữ ký tự lắt léo muốn khám phá cho ra, có blog đọc như thấy đang ngồi ngoài sân cho mẹ chải tóc, còn nhà một bạn mới được chị So giới thiệu này thì vào đọc thấy như sướng lúc thẩm du.


Friday, July 31, 2009

Cuối tuần

1. Philip K. Dick.
Trong tay có quyển Ce que disent les morts (dịch từ What the dead men say trong Worlds of Tomorrow), Folio giá 2 euros, mỏng dính du lịch. Thế nhưng mà cứ cầm lên đặt xuống mấy lần khinh khi không đọc. Hôm qua mới lọ mọ ngồi xem mải miết Minority Report tử tế từ đầu chí cuối, chí cả đĩa bonus Making the movie đê mê phê tới tận 4h sáng, phát hiện ra Philip K. Dick từ đây.
Chuyện là trong khi đóng phim hình như là Eyes wide shut (Stanley Kubrick), Tom Cruise đọc được Minority Report thích quá bèn giới thiệu với Steven Spielberg. 3 năm sau họ cùng nhau làm phim này.
Có một nước Tây Âu nào đó trong luật có kiểu tư duy thế này: bạn có tội cho tới khi bạn chứng minh được mình vô tội.
Còn Minority Report thì đặt ra câu hỏi: What would you do if you were accused of a murder, you had not committed... yet? Câu chuyện diễn ra năm 2054 khi các pre-cogs có thể tiên tri rằng kẻ nào sắp giết ai, và thế là đội precrime lao tới ngăn chặn và nhốt lại những kẻ sẽ giết người trong tương lai kia với đầy đủ bộ lệ dụng cụ tối tân mà các filmmaker đồ rằng sẽ có thật trong nửa thế kỷ tới.
Trong phim Spielberg vinh danh các nhà làm phim noir trong những năm 1930, 1940 trong bối cảnh tương lai, bằng màu sắc, và phong cách rất noir. Bản thân truyện của Philip K Dick đã đầy chất uncertainty rồi, thêm cách kể của đạo diễn nữa đâm ra một đứa chẳng thích thú mấy sci-fi như mình cũng bị hút chặt vào liền tù tì.

Một ví dụ (không liên quan) về những chi tiết bé tí xíu xiu rất thích ở những nhà làm phim to đùng như thế này: Trong khi anh Tom Cruise đẹp trai nhiệt tình được đồng nghiệp khen ngất giời mỗi tội diễn vô cảm trong vai Anderton miết mải tìm cách chứng minh là mình vô can, Collin Farrell trong vai Danny Witer rượt theo truy lùng có hỏi đồng sự Chúng mình còn bao lâu nhỉ? (nghĩa là bao lâu cho tới khi Anderton phạm tội như tiên đoán), câu trả lời là 51 phút 28 giây: đây cũng chính là thời gian còn lại của bộ phim tính cho tới lúc credits phim chạy ra.
Luyên thuyên một hồi mới nhớ ra là muốn nói đến Philip K Dick. Bác này mãi tới khi chết rồi mới danh nổi như cồn, truyện lũ lượt được đưa lên thành phim: Blade runner, Total recall, Paycheck, Next và nữa nữa. Cả đời bác lấy và bỏ tầm 5 cô vợ, ra vào bệnh viện liên tục, phụ thuộc thuốc thang, chứng paranoia và có toan tự tử. Mình không mấy mặn mà với sci-fi đặc biệt là trong văn học, vì cái sự có liên quan gì tới tôi đâu, vì cái sự không chạm được sờ mó được của nó, vì cái cảm giác vô vị luẩn quẩn. Mà đúng thật là có mấy sci-fi làm cho khóc nức hoặc cười chí lí đâu?!
Thế mà lần này thì mê muội Minority Report và yêu thích cả bác nhà văn (kiêm nhà thơ) lẫn bác đạo diễn ra mặt vì sci-fi của các bác rất xã hội và rất con người.
Một vài phim sci-fi không thể không thích thú:
Các phim sci-fi của Kubrick, Brazil (terry Guilliam), 12 Monkeys (lại Terry Guilliam), E.T. (Spielberg), A.I. (Spielberg), Prestige (Christopher Nolan ), Star Trek (J.J. Abrams), Wall.E (Andrew Stanton), The Matrix (Wachowski), Children of Men (Alfonso Cuarón), ... and many more...

2. Philippe Claudel
Le rapport de Brodeck của bác xuất bản từ tận năm 2007, review có vẻ hay ho mà giờ mới nghe tới do lang thang vớ được giới thiệu bản dịch tiếng Anh (hơi) mới ra: Brodeck's Report.
Lại một tác phẩm về sự uncertaincy, xuyên suốt "bản báo cáo" về kẻ sống sót từ trại tập trung Nazi.

3. Cuối tuần nên đóng cửa đọc sách xem phim chăng?

Monday, July 27, 2009

Thắc mắc

Trong lòng bực tức anh ách bấy lâu, không biết cách nào giải tỏa.

1. Trong bản tin thời sự lúc 19h cách đây 3 ngày, nếu không nhầm thì là thứ 5 ngày 23 tháng 7, có phóng sự nói về Lào Cai (hay đâu đó không nhớ chính xác) nổi lên phong trào nuôi trâu. Những phóng sự kiểu này là những cái thiếu tin quá đành phải đưa lên.
Một bản tin thời sự 19h cần phải dài 30 phút, 5 đến 10 là tin quốc tế, nghĩa là 20 đến 25 phút là tin trong nước. Khi nào có cụ nào đi công du tư du thăm hỏi quan chức nước nào đặc biệt là các nước cộng sản anh em, hoặc có nước nào rồng đến nhà tôm hoành tráng đón chào thì coi như mừng húm, bởi vì riêng các phần tung hô những vị ấy và công lao dâng hiến cho tình hữu nghị hai bên cũng đã chiếm quá bán bản tin rồi. Những thông tin kinh tế văn hóa còn lại có tí teo, gói gọn trong khánh thành cái gì ở đâu lễ hội ra làm sao quy mô to tận ngần nảo ngần nào...
Thế nhưng mà một năm 365 ngày tin tức, không thể cứ các đoàn đại biểu thăm nhau mãi được, nên cũng phải nặn/rặn ra tin. Khi nào thừa sóng thì tin vùng sâu vùng xa tình hình đời sống nhân dân cải thiện sẽ được đẩy thật là mạnh. Một cái tin nuôi trâu sẽ gồm các phần cơ bản thế này:

- Huyện nào tỉnh nào đẩy mạnh phát triển nuôi trâu
- Đời sống bà con khấm khá
- Phát biểu của 2, 3 nông dân trong xã chứng minh sự khấm khá tranh thủ đội ơn Đảng ơn Chính Phủ
- Phát thanh viên đại diện nói lên nguyện vọng toàn dân mong rằng mô hình này được nhân rộng ở đây ở kia.

Cái tin chính nó là như vầy, nhưng cái hôm có tin nuôi trâu kia có mấy chi tiết làm dấy lên niềm thương tiếc hơn 2 phút sóng của nhà đài vô tận.
Thứ nhất, làm sao mà phải cố nhét vào một cái tin phát triển nuôi trâu cái câu "noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"?
Thứ hai, làm sao mà cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước lại đi tuyên truyền sai kiến thức cho 86 triệu dân xem ti vi giờ ăn cơm rằng là "nuôi trâu rẽ nghĩa là con trâu nó rẽ vào nhà ai thì nhà ấy thoát nghèo."? Nghe câu này xong cứ muốn ...chửi bậy. Hic. Phóng viên nhà đài mà không biết nuôi trâu rẽ nghĩa là nuôi trâu thuê, người nuôi con trâu cái đến kỳ nó đẻ sẽ được nhận nghé lứa thứ 2 về coi như trả công nuôi thuê từ bấy. Ấy thế mà cứ khơi khơi giảng giải trên ti vi như thế, như thế... Quá sợ.
Thứ ba, trước mỗi lời người được phỏng vấn trình bày, các bạn biên tập viên viết cho các bạn phát thanh viên đọc trước trọn vẹn ý (thậm chí không khác lời) của nhân chứng sắp tuôn ra là vì sao?
Ví dụ thế này:
PTV - Như vậy là nhờ có phát triển nuôi trâu, từng hộ gia đình trong thôn cùng nhau khấm khá dần lên, các cháu được đến trường, không còn sợ không có cái chữ (sic) nữa.
Anh nông dân A - Từ khi chúng tôi thực hiện nuôi trâu rẽ theo chỉ đạo hướng dẫn của xã, gia đình tôi đã khá lên, có đồng ra đồng vào, con tôi cũng được đi học, gia đình tôi không còn sợ đói, sợ mù chữ nữa.
Thứ tư, trong cơn không biết làm gì với tư liệu quay và lời bình, các bác BTV cứ đi tả lại cái gì có trên hình cho bà con nghe lại lần nữa, vì sợ bà con không hiểu mình đang nhìn gì, hay đây là phương pháp nhấn mạnh tấn công thính giác và thị giác đồng thời?

2. Từ lúc mới lớn lên một tí, lẫm chẫm bò, thích nhìn tranh và đôi lúc xé tranh, mẹ đã mua cho quyển truyện Thánh Gióng có hình minh họa và thậm chí phụ đề tiếng Anh. Rồi đến khi đi học, trong môn văn (hình như thế) không rõ lớp mấy mình lại được học truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương - ông Gióng cưỡi ngựa bay lên giời ở Sóc Sơn. Đến cuối cấp 2 thì không có lớp nào là không bị/được đi thăm đền Gióng cả một ngày hò hét leo trèo đuổi bắt khắc tên ai nớp viu nhí nhố. Thế là trong tiềm thức của mình, Thánh Gióng rõ ràng phải là Thánh Gióng chứ không thể nào là Thánh Dóng. Thì là bởi vì làng Phù Đổng nơi sinh ra cậu bé 3 tuổi biết đánh giặc có tên nôm là làng Gióng.
Thế mà không hiểu làm sao các bác rỗi hơi "trên Bộ" lại đưa ra lý thuyết mới Thánh Gióng phải là Thánh Dóng cơ. Các bác nhàn cư vi bất thiện, muốn viết lại truyền thuyết, thế các cháu phải làm thế nào?

3. Quay lại với mấy chương trình kỷ niệm 27/7 trên ti vi:
Vở (chẳng biết gọi là vở gì, kịch? ca kịch? tạp kỹ?) Hang Tám Cô tối thứ 7 ngày 25/7 dựng lại sự kiện năm 72, trên tuyến đường 20 Quảng Bình, 4 cô và 4 anh bộ đội vào trong hang tránh bom bị bom lấp cửa hang và hy sinh trong ấy. Vấn đề là ở cái vở kịch: kitsch, và bịa đặt.
Cái vở chẳng biết gọi là vở gì kia đưa thêm vào chi tiết đứa bé bị bỏ rơi trong hang không biết ở đâu ra làm cho người xem bán tín bán nghi chẳng hiểu đấy là sự thật mới được khai quật, hay là nhà biên kịch nào vui tay viết vào cho thêm phần lâm ly??! (Mà nếu có thế thì cũng phải chú thích cái gì thật cái gì phóng tác chứ lị.)
Cái kitsch thì phơi bày ra đấy, chẳng cần phải bàn.

Cuối tuần thật là ...haizzzzzz

PS: Mình yêu quý bộ sách Chuyện Đông Chuyện Tây của cụ An Chi nhưng mà lại chỉ có từ tập 2 tới tập 6. Mình băn khoăn không biết ai có tập 1 và sau tập 6 (hình như là có tập 7 nữa thì phải) có thể cho mình mượn (photocopy) hoặc mua (lại) hoặc xin (xỏ) không nhỉ?? Hic hic
Đội ơn các nhà hảo tâm... :)

Friday, July 17, 2009

Thế là xong (một ít)

Thế là xong một số thứ thế này...

1. Ngầm (Haruki Murakami)
- Quyển đầu tiên non-fiction của bác (mà mình được đọc). Ấn tượng rơi rớt cũng kha khá, nhưng cái câu đề từ "Thảm kịch sarin và sự trống rỗng trong lòng thịnh vượng" là nhất rồi, vì nó tóm tắt hết cả quyển vào một câu rồi còn đâu:
Thứ nhất là sarin - với đầy đủ hai mặt "bên này" và "bên kia", "phe này" và "phe kia" của vụ rải khí độc;
thứ 2 là thịnh vượng - với những người Nhật từ giám đốc đến nhân viên lũ lượt đi làm sớm trung bình 1 tiếng so với giờ quy định, những tận tụy của người lao động bình thường lẫn kẻ cuồng tín cực đoan;
thứ 3 là trống rỗng - cái sự trống rỗng trong quan hệ người với người, của người bị trúng độc xây xẩm nằm ngất trong ánh mắt không phải chuyện của tôi của người qua đường, quan hệ gia đình cùng xã hội, tôi chỉ là outsider và chán ghét tất cả, trong quan hệ tôi với chính tôi, muốn siêu thoát nhưng không biết siêu đi đâu.
- một câu hỏi lơ lửng không được giải nghĩa dứt khoát rõ ràng cho động cơ khiến Aum đi giết 15 người và làm bị thương 5000 người (không thể đơn thuần là ra tay giúp những người trần này về cõi cực lạc), và tại sao có nhiều thành viên gia nhập đến thế, thậm chí còn xuất gia hẳn hoi. Họ luôn lý giải việc cố thoát tục rất vòng vèo, đôi khi có lượn gần tới quan điểm của Phật giáo (chán ghét cõi trần dung tục, bể khổ này nọ), nhưng trong những ẩn ức của người kể chuyện, rõ ràng hiển hiện một sự yếu đuối tâm lý, khiến cho họ tìm đến chỗ dựa (tôn giáo) và thậm chí phó mặc "bản ngã" cho "Giáo chủ". Cả tác giả lẫn người trả lời phỏng vấn đều không ai nói tới cái sự yếu này, nhưng ...trộm nghĩ nếu có bản lĩnh thì sao mà phải lao vào bang hội bè đảng như thế, như thế... rồi răm rắp u mê nghe lệnh như thế như thế... Nhỉ??!
- Dịch (của Trần Đĩnh) có vấn đề. Những đoạn kể lể hôm ấy dậy thế nào lên tàu ra sao cái túi sarin rỉ nước cách bao xa thì chắc là trơn tru (chẳng lẽ lại không), nhưng đến đoạn cao siêu bác Murakami ra tay múa thử vài chiêu về tâm lý và tranh luận triết học với các bạn theo giáo phái Aum thì ngôn từ lúng túng lủng củng khó hiểu chứ không sáng rõ và trơn tuột đầy hình tượng như vẫn thấy trong tiểu thuyết của bác này. Chắc mình có tu cũng không đắc được đạo rồi :D

2. Thử vai (Ryu Murakami)
- Truyện này dựng thành phim là đúng rồi, vì rặt một kiểu lãng mạn-hình sự... Chợt nghĩ cũng hay ho, kiểu như chắc chắn những người thích Sidney Sheldon sẽ thích. Chưa được đọc quyển nào khác của bác này nhưng sẽ phải xem xét kỹ khi định mua một quyển nào khác ấy.

3. Đo thế giới (Daniel Kehlmann)
- Tuyệt cú. Thích cái cách kể chuyện và sử dụng nhân xưng và sự hóm của đồng chí. Hai cái ông trong truyện tự nhiên thành ra thú vị và mình thì vừa đọc vừa thích ra mặt. Cái ông ngồi nhà cũng biết không gian cong hơi hâm nhưng mà còn biết hưởng thụ mặc dù có nhảy ra khỏi giường tân hôn để ghi lại ý tưởng chợt lóe lên lóe lên, chứ cái ông bôn ba khắp nơi được coi là Colombus Đệ nhị mà không hiểu nổi thuật toán của ông ngồi nhà thì lại không biết hưởng... Thế hóa ra còn hâm hơn ông kia. Thích hai cái ông hâm này... Mà quên béng mất truyện kết thế nào. Cái gì quên thì chắc không nên nhớ.

4. Trông lên rất đẹp (Vương Sóc)
- Không đọc thì phí. Ông này cũng hay, viết lời tựa rất dài bảo bà con đừng tin cái gì mình viết, chẳng qua chỉ là thế giới (Trung Quốc tiền CM Văn hóa) qua lăng kính trẻ con (thằng cu Phương Thương Thương, từ lúc mới đẻ đến 8 tuổi). Thế nhưng mà càng đọc càng tin sái cổ (vì đúng quá) và cười sái quai hàm (vì ...buồn cười quá).
Cái thằng cu này nó cũng 2 trong 1, ấy là thằng Tôi và thằng Phương Thương Thương. 2 thằng đi mẫu giáo và thằng Tôi thì chỉ xuất hiện để dẫn dắt Phương Thương Thương tử tế và làm những trò vĩ đại, còn tội lỗi thì một mình Phương Thương THương bày trò. Ví dụ như trò bắt gián điệp là cô nuôi Lý. Chỉ có gián điệp mới mặt xấu và bắt nạt trẻ con như thế chứ. Còn tôi thì tưởng tượng ra một mình "gần như đánh hết mười mấy năm chiến trường gian khổ của quân giải phóng, tiêu diệt tất cả kẻ địch trong và ngoài nước mà tôi có thể nghĩ ra. Ngay sau đó là cảm nhận sự trống rỗng sau chiến thắng, cảm giác vô vị sau trận khải hoàn. Vinh hoa phú quý bất quá chỉ như sương khói vô định."
Các con bé thằng bé lớp nhỡ con nhà bộ đội lục quân ở nội trú còn đêm hôm mò dậy kể chuyện cho nhau nghe. "Bọn trẻ nghe qua lời kể câu được câu chăng, bớt trước thêm sau của Cao Dương, không ai nhận ra đồng chí Đường Tăng kì thực đang đi tìm chân lý, ông anh Tôn Ngộ Không chỉ là thằng đánh nhau trong đội ngũ cách mạng. Mọi người [bọn trẻ] đặc biệt có ý kiến đối với mấy vị lãnh đạo Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát. Toàn đợi đến lúc Tôn Ngộ Không hết cách mới chịu đi cứu, bình thường cứ khoanh tay đứng ngoài vừa nhìn vừa cười. Đằng nào cấp trên cũng đã quyết đinh đi lấy kinh ở Tây Phương, mà các ngài cũng đã biểu quyết giơ tay rồi, sao không làm trận gió, thổi ông họ Đường một phát tới Tây Trúc mà còn bắt người ta cuốc bộ từng bước? Đồng chí Tôn Ngộ Không rất có năng lực, một mình hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ trên, tại sao không chịu tin tưởng giao phó, còn cử ra bao nhiêu yêu ma quỷ quái đánh người ta? Làm thế chẳng khiến mọi người hoài nghi về động cơ của Phật Tổ Như Lai: Kinh là của ông, người cũng do ông phái đi, tự phái người của mình đi lấy kinh của mình, rốt cuộc là ông định làm gì?"
- Bác Vương Sóc này thâm thật.
- Chuyển ngữ của Nguyễn Xuân Nhật quá ổn. Vô cùng yêu thích.

5. Sách của bạn tôi (Anatole France)
- Cụ Anatole France thì viết dễ thương là. Cụ viết về tuổi thơ: lãng mạn, trong vắt và đôi phần diêm dúa về mặt diễn đạt.
- Bạn NL đã kháo về trình dịch của cụ Hướng Minh nhưng xem ra ngôn từ của cụ không hợp goût với mình. Mình thấy cụ dùng từ cổ (à thì dĩ nhiên rồi) mà lủng củng ra phết, và đôi khi còn dấy lên mối nghi ngại. Có những chỗ cụ chơi khó thậm chí phải luận mãi mới à à ra thế. Cụ A.F còn là nhà thơ thì đáng lẽ văn bản phải ướt nhẹp chất thơ, nhưng không cảm được mấy qua bản dịch. Cái quyển tưởng xuất bản đã lâu hóa ra mới nộp lưu chiểu tháng 3 năm 2009.

Wednesday, July 15, 2009

Saturday, July 11, 2009

6th sense




Sản phẩm có thật do học viện Công nghệ Massachusetts MIT trình làng chứ không phải Minority Report của anh Tom Cruise. :D

Friday, July 10, 2009

Behind the Violence in Xinjiang

By NICHOLAS BEQUELIN
Published: July 9, 2009 in The New York Times

HONG KONG — The eruption of ethnic violence in China’s Xinjiang Uighur Autonomous Region, the most deadly recorded in decades, seems to have taken both Beijing and the world by surprise. It should not have.

The violence, coming on the heels of massive protests in Tibet less than 18 months ago, reflects the profound failure of Beijing’s policies toward national minorities, whose areas represent almost four-fifths of the country’s landmass but whose population makes up only 8 percent of China’s 1.3 billion people.

The Uighur people, much like the Tibetans, have a history, culture, religion and language distinct from the rest of China. Their homeland, the ring of oases that formed the backbone of the Silk Road in ancient times, was only incorporated into the Chinese empire in the 18th century.

And the effective colonization of Xinjiang only started after 1950s, when Beijing began to settle People’s Liberation Army soldiers who had put down the short-lived independent East Turkestan Republic (1944-1949) on military state farms. The proportion of Han Chinese in the population of Xinjiang leaped from 6 to 40 percent as a result of state-sponsored population transfers from other parts of China.

A second massive assimilation drive was initiated in the 1990s, prompted in part by the collapse of the Soviet Union in 1991 and Beijing’s fear of instability in the region. This time, instead of relying on forcible population transfers, Beijing created economic incentives to attract new Han settlers. In less than a decade, an ambitious program called the “Big Development of the Northwest” brought between one and two million new Chinese migrants to Xinjiang.

Economic development surged, spurred by a combination of massive subsidies, oil exploitation and rapid urbanization. But the Uighurs were not part of the rising tide. Resentment over job discrimination and loss of lands swelled, combined with anger at China’s religion policies and the stream of new settlers.

The government’s response was purely repressive. Already sharp limits on religious and cultural expression were further tightened. Any expression of dissent became synonymous with advocating “separatism” — a crime under Chinese law that can carry the death penalty.

Any sign of ethnic distinctiveness outside of the sanitized version promoted by the state was denounced as a plot by “separatist forces abroad.” After a failed uprising in the city of Yining in February 1997, the authorities launched a massive crackdown that led to tens of thousands of arrests and dozens of executions.

For most Uighurs, Xinjiang increasingly became a police state, where they lived in fear of arrest for the slightest sign of disloyalty toward Beijing.

Even prison officials started to complain to Beijing that prison and labor camps across the region had become jam-packed. Isolated acts of anti-state violence, such as the assassination of Uighur “collaborators,” attacks against police stations and the explosion of two bombs in Urumqi buses in February 1998 only reinforced the determination of the state to increase its repression.

After the Sept. 11 attacks in the U.S., the Chinese began to justify its campaigns in Xinjiang as a contribution to the global war on terror. China also used its growing international influence to secure cooperation from neighboring states to arrest and deport Uighurs who had fled persecution.

Although there is no dispute that clandestine Uighur groups have from time to time carried out violent attacks — most recently in a series of bombings and attacks on Chinese soldiers just before the Olympic Games — the massive propaganda offensive about the threat of “East Turkestan” terrorism drove Chinese public opinion toward an even more negative perception of the Uighur people, who in turn felt increasingly ostracized and discriminated against.

Beijing’s accelerated attempt over the past few years to forcibly refashion Uighur identity has also fueled growing resentment. Following Xinjiang Party Secretary Wang Lequan’s declaration in 2002 that the Uighur language was “out of step with the 21st century,” the government started to shift the entire education system to Mandarin, replacing Uighur teachers with newly arrived Han Chinese. The authorities also organized public burnings of Uighur books. Control over religion was extended last year to prohibit traditional customs such as religious weddings, burials or pilgrimages to the tombs of local saints.

Earlier this year, the government suddenly announced plans to raze the city of Kashgar, the centuries-old cultural center of the Uighur civilization and one of the only remaining examples of traditional central Asian architecture. In a few weeks, the old city will have almost entirely disappeared, forcing out 50,000 families to newly constructed, soulless modern buildings.

This is the backdrop against which Uighurs reacted to graphic images circulating on the Internet last week of Uighur workers being beaten to death by Chinese coworkers in a Guangdong factory. They took to the streets.

Unless the government addresses the root causes of ethnic tensions and ends its systemic human rights violations, the chances of more violence will remain high.

Nicholas Bequelin is a senior Asia researcher for Human Rights Watch.

Trăng trên thành cổ



Mượn bạn Youtube bài này buồn như chấu cắn, phần dịch lời sang tiếng Anh không biết của ai mà hay hay là.


Cherry blossoms gracefully bloom o'er the fields that lie,
High up is the castle wall, where have warriors gone?
Where is the moonlight that brightly shone up high,
Shone upon the warriors who drained the glasses dry?

White frost o'er the autumn camps freezing the whole night,
Flocks of wild geese cry and pass just below the moon.
Where is the moonlight that might have shone so bright,
Shone upon the warriors' swords gleaming through the night?

Oh, the moon is rising high in the depths of night,
Silent is the ruined site lying on the ground,
Ivies creep o'er the gate in the cold moonlight,
Rustling are the pine trees through the windy night.

To rise and fall is people's fate, the moon shines so bright,
Looking down upon the world lying far below,
How sublime the moonlight o'er the ruined site,
How I love the moon that shines in the depths of night!

荒城の月



春高楼の花の宴 

めぐる盃 影さして

千代の松ヶ枝わけいでし 

むかしの光今何処



秋陣営の霜の色

鳴きゆく雁の数みせて

植うるつるぎに照りそひし

昔のひかりいまいづこ



今荒城の夜半の月

変らぬ光誰がためぞ

垣に残るは唯かづら

松に歌ふはたゞ嵐



天上影はかはらねど

栄枯は移る世の姿

うつさんとてか今もなほ

ああ荒城の夜半の月

Karaoke tiếng Nhật :))

Haru koro no hana no en

Meguru sakazuki kage sashite

Chiyo no matsu ga e wake ideshi

Mukashi no hikari Ima izu ko



Aki jinei no schimo no iro

Nakiyuku kari no kazu misete

Uurutsurugi ni terisoishi

Mukashi no hikari ima izu ko



Ima kojo no yowa no tsuki

Kawaranu hikari ta ga tame zo

Kaki ni nokoru wa tada kazura

Matsu ni uto wa tada arashi



Tenjo kage wa kawaranedo

Eiko wa utsuru yo no sugata

Utsusan toteka ima mo nao
Ah!
Kojo no yowa no tsuki



Bye bye miss American pie




Thank you for sharing :)

Tuesday, July 7, 2009

Xứ sở của nước và thạch thùng (tiếp theo và hết)










(J. M. Maulpoix)

Annam, Annamite, Tonkin, Indochine, Cochinchine, Vietnam: xứ này có bao nhiêu cái tên tất cả? Nhắc lại điều Jean Tardieu đã quan sát về Tonkin: tính không phân biệt và “những chuyện đầu cua tai nheo bất tận”. Xứ này là thơ: tôi không ngừng lẫn lộn mọi thứ với nhau. Con thạch thùng này, ví dụ thế, thở ra một tiếng kêu như chim, đậu trên bức tường căn phòng trắng. Ô vuông cỏ này tôi không rõ là bãi cỏ hay đầm lầy. Và tất cả những người đạp xe-ma này nữa, một chiếc khăn che ngang mặt, hay những người phụ nữ vô hình chỉ để lộ ra đôi mắt huyền sau mặt nạ khăn trắng bảo vệ làn da trống lại mặt trời.

Phần lớn mặc áo vải chảy và quần lụng thụng, quá ít váy, qúa bất tiện khi đạp xe hoặc làm việc. Rất ít ngực, rất ít hông: bóng dáng họ khó phân biệt với bóng dáng đàn ông.

Bởi chẳng khi nào trắng hoàn hảo, nên những chiếc áo được điểm tô sọc nhỏ hoặc ca-rô nhẹ xanh nâu: vẫn là của đất những sắc màu, những đường nét khoác lên dân tộc này đến tận nội đô.

.....

Hình ảnh bí ẩn: những tạo vật này kết thúc ở một đỉnh. Những cái đầu có dáng chóp nhọn. Các cô gánh gồng, kéo những chiếc xe thồ hay đạp lóc cóc dưới mưa, cái chao đèn bằng rơm ấy, tôi không biết phải nói thế nào, cho họ cái vẻ trẻ thơ và như là hoa cỏ. Những bóng dáng gần như bí hiểm: bằng cả thân mình, vươn về phía trời hay trĩu xuống mặt đất. Ấy là ngôn ngữ là nhận dạng của cảnh sắc, là mái nhà và những chiếc chuông biết đi.

Tưởng tượng xem những chiếc mũ như thế trên đầu những tay thủ lĩnh khổng lồ Texas hay Kavkaz? Cảm động đến vậy chỉ có thể là cái cách chiếc nón điểm thêm vào tấm thân mảnh dẻ và ôm trọn gần như cả cổ và đôi bờ vai. Người phụ nữ quẩy quang gánh như một cánh cung với cái nón làm tên bắn.

.....

Mộ chí quây thành từng cụm giữa đồng. Người chết nuôi người sống; họ kia, rất gần, chăm chút cỏ mọc dầy, và tràn trề lúa gạo. Họ say giấc hay dùng bữa cùng người. Người dâng họ hàng tập tiền đỏ, những ngôi nhà bìa, những đôi dép giấy, cái máy nghe đài, cái vô tuyến giả, quạt mát, xe đạp hay xe máy, đồng hồ để xem giờ ở thời vĩnh cửu. Người chủ tâm làm ra một cõi hư ảo. Một thể thơ đỏ và vàng chôn chặt trong hòm gỗ lớn, cũng đỏ và vàng, nơi đón nhận di hài của họ. Người chết giống những bài thơ. Đời họ như là bằng giấy.

.....

Hãy tưởng tượng một thành phố được thiết lập như thế: hai hay ba hồ nước xanh, một nhà thờ lớn xám, mấy ngôi chùa vàng và tía, với một lượng phố xá thế này: phố khuy cúc, những chiếc khóa kéo và len hàng cuộn, phố ống xả và chụp trục bánh xe, phố đồ cúng người chết, phố dép, phố đồ chơi trẻ em và sách vở, phố khóa và chìa, phố gấu bông, mũ và nịt ngực, đại lộ quạt máy, phố tre trúc và thang, phố kẽm và sắt tây, phố điện, phố búa với liềm, phố đồng hồ thạch anh, phố complet veston, phố chẳng bắt đầu hay kết thúc ở đâu hết cả, phố ngang qua đời và hòa vào đó những người qua kẻ lại.

.....

Ở Văn Miếu, những con rùa chở trên mai nặng nề, trong vĩnh cửu, những tấm bia Tiến sỹ thuộc nằm lòng biên niên ký những xuân lại đến thu.

Một người phụ nữ chơi nhạc, vỗ tay trước một dàn sáo lớn kiểu đàn phiến gỗ, ghép bằng thân sậy. Một phụ nữ khác hòa tiếng gõ phách lên đầu con ếch gỗ bằng một cái que.

Có thể ngạc nhiên lớn nhất đợi chờ người lữ hành là đây: những hình ảnh không phải vậy, và sự thực có vẻ tưởng tượng. Ảo ảnh du lịch hiện ra rồi biến mất quá nhanh, bị cái nhầm lẫn và cái mới quyến rũ, mà không được biết tới sức nặng của chiếc xe thồ, của cái cày hay đòn gánh, cũng như không được biết tới cái mềm mại hay độ dài của giấc ngủ say, mệt lử đử bên vệ đường, gần đống dưa hấu hay đu đủ.

Chuyến đi xa cho ta tưởng tượng về những bản sắc khác và những quen biết khác. Nhịp điệu khác. Cách yêu và được yêu khác. Nó cho ta hy vọng về những cơ may. Nó muốn tin vào những chân trời: những cuộc đời mơ mộng, những cuộc đời mở rộng.