Sunday, May 31, 2009

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe



Nhân sinh nhật.

Nhân ngày thế giới không hút thuốc lá.

Nhân 3 năm đã qua vẫn không có gì thay đổi với những cái viết cách đây đã 3 năm.

Bonus: Có những phim về việc hút thuốc hay vô cùng (Thank you for smoking , Coffee and Cigarettes...). Lúc nào đó sẽ review.

...

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Những người hút thuốc là những người thuộc câu này nhất.

Càng thuộc càng hút.

Con giai nhìn thấy tớ hút thuốc bảo: èo, có hại lắm... Cho xin điếu! (Bó chiếu!)

Con gái nhìn thấy tớ hút thuốc:

Nếu gái ấy cũng hút thì ôi hút loại này à, tớ thích điếu nhỏ hơn. Có thử captain black bao giờ không, loại đấy á hả? chả dám thử bao giờ, nặng lắm, v.v... Số này hồi xưa không nhiều nhưng bây giờ đi đâu cũng thấy.

Nếu gái không hút thì chỉ nhìn tớ với ánh mắt khác lạ, đặc biệt là người quen cũ, rồi lờ đi “em vờ như không thấy…” .

 

Tớ ghét mùi thuốc lá. (Bây giờ vẫn ghét.) Mùi thuốc ám vào quần áo đầu tóc thì ôi thôi là khét lèn lẹt. Hút vào thì khói đi xuống rồi lại đi lên. Nếu mà ngậm miệng thở ra thì khói qua mũi, trông ngu ngu… như trâu. Nếu mà phun khói ra thì chỉ sợ phả vào mẹt người đối diện, hoặc người bên phải, hoặc người bên trái. Phun lên trời thì… trông bị xấu, phun xuống thì bị ám vào mình.

Cứ hút thuốc là tớ hay phải … đi tè. Vì ko thích vị thuốc trong miệng, nên cứ phải uống nước. Mà 2 điếu thì hết 1 cốc 250ml.

 

Thế tại sao lại phải hút thuốc?

Chả biết lý do của người khác thế nào. Còn tớ thì là vì ..muốn biết lý do của người khác thế nào. Nên tớ bắt đầu. Và vẫn đang tiếp tục.

 

1. Một số giai bảo thích nhìn con gái hút thuốc. Ơn giời tớ không hút để cho số này nhìn. Nhưng mà lại hay được số này.. mua thuốc cho. Hic

2. Một số giai rượu bia thuốc lá nhưng lại định kiến với con gái như thế. Đã thế tớ cứ thế thì làm gì nhau? Ờ!!

3. Chỉ có một số giai sống thanh tịnh là hay làm tớ chạnh lòng. Lúc ấy là lúc tớ không hút. (loại)

4. Bạn Nick hồi xưa hút thuốc cho… gầy người. Nhưng tớ chứng kiến là bạn ấy vẫn béo thế, và trải nghiệm bản thân cho thấy thuốc lá không có tí xi nhê nào với số cân thừa của tớ, thì tớ quyết định không coi đây là lý do chính đáng nữa rồi. (loại)

5. Hút nhiều hại phổi , nhưng đi tè nhiều lợi thận. thế là huề.

6. Tớ yêu thích cái hộp đựng thuốc quá xá.

 

Tóm lại có 4 nguyên nhân phụ.

 

Còn, cho đến giờ tớ vẫn không tìm ra cái lý do của người khác kia. Chỉ phát hiện một điều, hoá ra mình hút hay không hút, phần lớn là… vì giai. Thế có chết không.

 

Thế hút thuốc có hại, tớ có sợ không?

Khồng. Tại tớ thích …chết trẻ cơ mà. (Cái này sẽ nói lại trong một blog nào đó sắp tới.)

Người ta cũng bảo răng miệng xấu xí đi. Nhưng khổ quá. Răng tớ vẫn trắng độ 2 như lời bác sỹ nha khoa khen mới chết.

 

Đấy. Xét theo khía cạnh cá nhân chủ nghĩa thì tóm lại là không có gì ghê gớm làm tớ thấy là nên bỏ thuốc lá cả.

 

Còn nhìn nhận một cách khách quan, thì đa số hút thuốc lá là vì thói quen. Bỏ một thói quen khó y như tập một thói quen mới (là không còn thói quen cũ).

Giống như yêu thành thói quen. Muốn bỏ khi cảm thấy thói quen ấy trở thành xấu khó như tập thói quen mới là không có người yêu bên cạnh.

Người cai thuốc lá “cho xin điếu nhé?” như là người mới “vỡ tổ chim” (ý tứ vay mượn từ mùa chim vỡ tổ của bạn Minh và Đức béo ) chạnh long nhìn các đôi vừa lượn vừa sờ đùi nhau ngày thứ bảy máu chảy về tim, thứ sáu máu hơn thứ bảy.

Kể cũng đáng thông cảm, nhể?

 

Cuối cùng là lời thanh minh cho chủ đề bỗng nhiên không liên quan này:

1: không biết viết gì. Nhân dịp bạn Minh bảo dạo này hút lắm thế nên ờ thôi bấu víu vào đây để viết vậy.

2: đính chính lại thông tin đồn đại trong giang hồ về việc tớ dạo này… sa đoạ. hị hị. Xác nhận lại tình tiết hút thuốc (đã 1 năm rồi), và tranh thủ loại bỏ các rumor khác không liên quan.

... 

Sau cái entry trên cách đây 3 năm có người đã comment lại thế này:

Toi doc. 1 bai` bao' noi' rang`: Hut thuoc la' co hai cho suc khoe. Vi vay toi bo thoi quen hut thuoc.
Toi doc 1 bai bao noi rang : Thuc khuya khong co loi cho suc khoe. Vi vay toi bo thoi quen thuc khuya.
Toi lai doc 1 bai bao noi rang : Quan he TD nhieu khong tot cho suc khoe. Vi vay... toi bo thoi quen doc bao :p !

Saturday, May 30, 2009

L'Hymne de nos campagnes

Xong La Haine. Những cái gì thích là những cái gì rất không dám động đến, sợ động đến làm nó tan tành ra mất. 

La Haine làm nhớ ra bài Hymne de nos campagnes này. Không phải là nông thôn nhưng mà ngoại ô cité toàn dân nhập cư. Mà Banlieues de Paris như trong La Haine chứ không phải surburbs như trong Revolutionary Road. Phụ đề tiếng Anh gọi là surburbs sẽ làm người ta tưởng tượng những ngôi biệt thự có vườn, có đài phun nước tự động tưới cỏ của bọn trung lưu. Bọn banlieue Pháp vui hơn bọn surburb Mỹ. Bọn banlieue bảo không bao giờ giết bạn vì tiền đâu, bạn bè mà, nên là giết miễn phí đấy. Bọn banlieue bảo Hercules đích thị là Mọi đen. Bọn banlieue kể chuyện một thằng rơi từ tầng 50, xuống mỗi tầng lại "So far, so good. So far, so good." Rồi bọn banlieue được nghe chuyện ...đi ị thế này:

Old Man:Nothing like a good shit! Do you believe in God? That's the wrong question. Does God believe in us? I once had a friend called Grunwalski. We were sent to Siberia together. When you go to a Siberian work camp, you travel in a cattle car. You roll across icy steppes for days, without seeing a soul. You huddle to keep warm. But it's hard to relieve yourself, to take a shit, you can't do it on the train, and the only time the train stops is to take on water for the locomotive. But Grunwalski was shy, even when we bathed together, he got upset. I used to kid him about it. So, the train stops and everyone jumps out to shit on the tracks. I teased Grunwalski so much, that he went off on his own. The train starts moving, so everyone jumps on, but it waits for nobody. Grunwalski had a problem: he'd gone behind a bush, and was still shitting. So I see him come out from behind the bush, holding up his pants with his hands. He tries to catch up. I hold out my hand, but each time he reaches for it he lets go of his pants and they drop to his ankles. He pulls them up, starts running again, but they fall back down, when he reaches for me. 
Hubert: Then what happened? 
Old Man: Nothing. Grunwalksi... froze to death. Good day.




Si tu es né dans une cité HLM
Je te dédicace ce poème
En espérant qu'au fond de tes yeux ternes
Tu puisses y voir un petit brin d'herbe
Et les mans faut faire la part des choses
Il est grand temps de faire une pause
De troquer cette vie morose
Contre le parfum d'une rose

[Refrain] :
C'est l'hymne de nos campagnes
De nos rivières, de nos montagnes
De la vie man, du monde animal
Crie-le bien fort, use tes cordes vocales!

Pas de boulot, pas de diplômes
Partout la même odeur de zone
Plus rien n'agite tes neurones
Pas même le shit que tu mets dans tes cônes
Va voir ailleur, rien ne te retient
Va vite faire quelque chose de tes mains
Ne te retourne pas ici tu n'as rien
Et sois le premier à chanter ce refrain

[Refrain]

Assieds-toi près d'une rivière
Ecoute le coulis de l'eau sur la terre
Dis-toi qu'au bout, hé ! il y a la mer
Et que ça, ça n'a rien d'éphémère
Tu comprendras alors que tu n'es rien
Comme celui avant toi, comme celui qui vient
Que le liquide qui coule dans tes mains
Te servira à vivre jusqu'à demain matin!

[Refrain]

Assieds-toi près d'un vieux chêne
Et compare le à la race humaine
L'oxygène et l'ombre qu'il t'amène
Mérite-t-il les coups de hache qui le saigne ?
Lève la tête, regarde ces feuilles
Tu verras peut-être un écureuil
Qui te regarde de tout son orgueuil
Sa maison est là, tu es sur le seuil...

[Refrain]

Peut-être que je parle pour ne rien dire
Que quand tu m'écoutes tu as envie de rire
Mais si le béton est ton avenir
Dis-toi que c'est la forêt qui fait que tu respires
J'aimerais pour tous les animaux
Que tu captes le message de mes mots
Car un lopin de terre, une tige de roseau
Servira la croissance de tes marmots !(x2)

[Refrain]


l'Hymne de nos Campagnes - Tryo


Wednesday, May 27, 2009

Húng Láng?


Hỏng mất final cut không cho được tên các bác citizen vào :( Cái broadcasted version mất tiêu đâu rồi í.

Hơn 1 năm sau rồi mà cái chỗ ấy nó vẫn thế, nghĩa là bãi xe không ra bãi xe, sân ten-nít không ra ten-nít, rau cũng đếch còn rau, tóm lại là chẳng làm gì cả! Làng Láng thì xây cao tầng làm nhà trọ ráo rồi!!! 

Tuesday, May 26, 2009

Revolutionary Road - Hạnh phúc không ở đây

April Wheeler: Anh có biết sự thật nghĩa là thế nào không? Là ai cũng biết rõ nó cho dù có cố không sống chung với nó. Không ai quên được sự thật, Frank, họ chỉ ngày càng nói dối giỏi hơn thôi.

Sự thật mà April nói đến, sự thật mà đôi vợ chồng trẻ cùng chịu đựng, tất cả đều thật như sờ thấy được. Bối cảnh năm 1955, ở một vùng ngoại ô bang Connecticut-Mỹ. 

April (Kate Winslet) và Frank Wheeler (Leonardo DiCaprio) là hai người trẻ có ước mơ. Họ đến với nhau và lập gia đình tự nhiên như những đôi vợ chồng trẻ khác. April sinh cho Frank 2 cô con gái và ở nhà chăm lo gia đình. Frank - nhân viên marketing cho một công ty máy tính lớn, đi làm 10 tiếng/ngày, lo cho vợ con một ngôi nhà xinh xắn có vườn ở ngoại ô, trên con phố mang tên Cách mạng (Revolutionary Road).

Mọi chuyện sẽ êm ấm nếu như April và Frank giống như đôi vợ chồng bạn thân ở ngay cạnh nhà, hay như tất cả nhưng đôi vợ chồng trung lưu khác khi đã yên bề gia thất - hài lòng với những gì mình có. April và Frank lại âm thầm nuôi những hoài bão được vượt ra khỏi những tầm thường của cuộc sống chồng công chức sáng cắp ô đi tối cắp về, vợ nội chợ, chăm con. Frank về nhà sau một buổi “vui vẻ” với một cô thư ký đồng nghiệp, áy náy vì April tổ chức bữa tiệc nhỏ nhân dịp sinh nhật mình. Cô còn làm anh bất ngờ khi ngỏ ý muốn cả gia đình sang Paris, đi tìm một cuộc sống khác, nơi mà cô sẽ làm việc với mức lương cao và Frank sẽ có thời gian để nghĩ xem mình muốn gì.

Một trang mới dường như mở ra, cuộc đời bỗng màu hồng cho đến khi nhiều chuyện xảy đến cùng lúc, hướng April và Frank theo những phản ứng khác nhau. Và bi kịch là kết quả tất yếu khi hai người không còn cùng nhìn về một hướng.

Tôi xem đi xem lại RR nhiều lần. Mỗi lần thử nhìn theo cách của một người, của April, hay của Frank, hay của bạn bè đứng bên ngoài nhìn họ. Với mỗi góc độ ấy đều nhận được một mẫu số chung là sự đau đớn giằng xé, giữa lý trí và ước mơ, giữa thực tại và ảo ảnh. Cái sự không thỏa mãn với cuộc sống cơm áo gạo tiền, cái ảo tưởng mình có thể “là một ai đó” trong xã hội đẩy hai người trẻ rơi vào trạng thái “trống rỗng vô vọng” (Hopeless emptiness) mà họ phải vật lộn và làm tổn thương nhau để thoát ra. Nhưng thoát đi đâu? Paris? Paris được tô màu như một xứ sở có thật lạ kỳ, nơi mà Frank đã từng đặt chân một lần và cảm thấy đó mới là cuộc sống (cho dù là mặc quân phục diễu binh trên tuyết). Trong cuộc tìm kiếm (hay trốn chạy?) thực tế, tính cách điển hình của Frank và April dần rõ nét. Họ có những đam mê, yêu thương cuồng nhiệt, có cả những bí mật, những ích kỷ, những nhẫn tâm, tuyệt vọng - những mảng sáng-tối của tâm hồn trong mỗi con người bình thường.

Phải nói thật một trong những lý do khiến tôi lao đi xem RR là vì tò mò muốn biết 10 năm sau Titanic, Kate và Leonardo vẫn chỉ là Jack và Rose hay sẽ có gì mới.

Và tôi ngạc nhiên, chưa bao giờ thấy Kate Winslet hay đến như vậy, kể từ Little Children (2006), thâm chí còn vượt qua cả vai nữ chính được giải Oscar trong The Reader. Có lẽ những vai như cựu nhân viên SS Đức quốc xã Hanna Schmitz trong The Reader, về bản chất đã cá biệt, không quá khó để trở thành dấu ấn trong lòng khán giả. Những vai đời thường tưởng như dễ dàng mới thực sự là thách thức lớn với người nghệ sỹ. Nếu không đủ khả năng diễn đạt nội tâm sâu, diễn viên sẽ để nhân vật rơi vào nhạt nhòa - giống như một người ngồi cùng xe buýt, nói xong dăm ba câu chuyện thời tiết là bị lãng quên ngay. Kate Winslet còn được lợi thế là đóng cùng với Leonardo DiCaprio, (hai người là bạn), và làm việc cùng đạo diễn Sam Mendes (kiêm chồng). Vì vậy mà mọi góc quay, mọi chi tiết đều tôn thêm vẻ đẹp và khả năng diễn xuất của Kate. Lần đầu tiên Kate được nhận Quả cầu vàng Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong RR.

Bên cạnh April quá điển hình và sắc nét, nhiều người cho rằng vai Frank bị lu mờ. Nhưng với Leo, không kể vai diễn hay nhất đời mà có lẽ không bao giờ lặp lại được – cậu bé Arnie Grape bị thiểu năng trong What’s eating Gilbert Grape (1993) – thì Frank có thể coi là thành công. Cá nhân tôi không thích Leo gồng mình lên như trong Blood Diamond hay Body of lies, cũng không thích Leo lãng mạn hời hợt như Jack trong Titanic. Với Frank, Leo trưởng thành, chán ngắt những chuyện ngồi lê ở cơ quan, ân hận khi phản bội, bực tức gào lên với vợ như những người đàn ông chịu gánh nặng gia đình, rồi lại lo lắng chạy theo dỗ dành, … Những thang bậc cảm xúc ấy đẩy lên thế nào cho đủ độ, diễn biến tâm lý biểu hiện ở đâu là cao trào, tất cả qua cử chỉ, cơ mặt… đều thể hiện sự tinh tế của diễn viên mà đạo diễn không thể nào giúp hết được. Leo đã phải nghiên cứu phim tài liệu những năm 50 về cuộc sống vùng ngoại ô như thế để nhập vai, và anh đã thực sự là Frank Wheeler sống trong ngôi nhà ngoại ô Connecticut ấy.

Nói đến diễn xuất trong RR, không thể bỏ qua vai John Givings, một nhà toán học cũng còn trẻ, sống trong viên tâm thần do Michael Shannon đóng, được đề cử Vai phụ xuất sắc nhất Oscar 2008. Xuất hiện không nhiều nhưng John để lại ấn tượng mạnh – hiện thân của những người không thể - hay không chịu – thỏa hiệp với những quy tắc ứng xử xã hội thông thường. Anh sống trong thế giới riêng, nghĩ cách nghĩ riêng, hành xử không giống ai, nhưng lại tình cờ là người duy nhất hiểu và chia sẻ được với ước mơ thoát ra khỏi cuộc sống tầm thường của Frank và April. Anh thất vọng vì ước mơ đó bị hai người từ bỏ, và tôi đã dựng tóc gáy khi anh nói trong một trường đoạn cao trào - Tôi mừng vì mình không phải là đứa bé đó. – đứa bé April đang mang thai.

Những điểm nhấn diễn xuất của RR còn được tôn lên nhờ hình ảnh trau chuốt và hiệu quả ánh sáng đặc biệt.

Những phân cảnh (quay tại nhà ga Trung tâm Grand Central Terminal ở New York) với những gương mặt giống nhau, những bộ đồ công sở giống nhau khoác lên những tâm hồn giống nhau, đi cùng một chiều giống nhau, gợi lại những gì bạn thấy quanh mình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Song hành với nó là dáng vóc nhỏ bé đứng ngơ ngác bên cạnh thùng rác của April bên con đường mang tên Cách mạng dài hun hút và không người, lẻ loi, bị cô lập trong thiên đường của chính mình. Hình ảnh đôi khi nói nhiều hơn thoại.

Thứ ánh sáng trong phim được dàn dựng kỹ lưỡng: từng chi tiết nhỏ: bãi cỏ xanh mướt lấp lánh sau làn nước phun, hậu cảnh là gia đình Wheeler bên nhau; hay trong ngôi nhà mà mọi góc đều sạch bong tinh tươm dưới thứ ánh sáng trong veo, mơ hồ. Người ta bảo Mendes đã quá tay biến bối cảnh thành ra sân khấu, cái gì cũng phóng đại lên một chút… Tôi cho đó là chủ ý của ông muốn khu ngoại ô ấy, bãi cỏ ấy, ngôi nhà ấy, đôi vợ chồng trẻ đang tự lừa dối bản thân sống trong đó… phải trông đẹp đến mức không thật. Như cảnh đầu và cảnh kết trong các phim của David Lynch. Như là mơ. Giấc mơ Mỹ. Những người Mỹ trong giấc mơ ấy cũng đang  mơ.

Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Richard Yates (1961), kịch bản chuyển thể của Justin Haythe, Sam Mendes đã thành công khi điển hình hóa câu chuyện của April và Frank không phải của những người trẻ năm 50 thế kỷ trước, không phải ở một vùng ngoại ô Mỹ, mà của ngày hôm nay, trong xã hội công nghiệp hiện đại, trong từng gia đình công chức trung lưu khắp mọi nơi trên thế giới này. Bộ phim hơi dài nhưng giữ tiếu tấu tốt và tiết chế cảm xúc hợp lý nên không làm nản người xem. Đoạn kết không cần thiết phải kéo thêm, mà sau tấn bi kịch chỉ cần một cảnh kết chậm, để người xem vừa vỡ òa kịp lấy lại thăng bằng, cũng đủ để day dứt mãi.

Riêng tôi vẫn không thôi băn khoăn đâu mới là ảo vọng, là unrealistic? Cuộc sống bị cho là nhàm chán, đơn điệu ấy, hay chính niềm hy vọng thoát ra khỏi nó của Frank và April mới là không thực? Và sự thực, ở đâu tôi sẽ tìm thấy hạnh phúc khi mà người Mỹ muốn chạy sang Paris, còn người ở đâu đó khác lại mơ về Mỹ? Cảm giác như RR hỏi tôi – người xem - về ý nghĩa cuộc sống, về hoài bão ước mơ, về những đương đầu và thỏa hiệp, về hạnh phúc và bất hạnh – những câu hỏi một đời người cũng khó trả lời.

Tôi đành tìm cho mình câu trả lời ngay trong lời thoại của Frank – Chúng ta có thể hạnh phúc ở ngay đây, không cần phải đi đâu khác.

Trang Nghiêm 

Lấy lại cả những thứ từng bị cắt thê thảm khi ló mặt lên SVVN. Tuy nhiên đúng là vẫn thiếu thiếu cái gì đó (Authority chăng? :D) và không thích bằng Departures review viết mãi sau này. 

Sunday, May 24, 2009

Thư gửi chính chúng ta ngày mai

Trích dịch từ  Letters from young Activists, Nation Books, 2005

Phần Letters to our future selves

 

Gi chính tôi trong tương lai 50 năm na, khi 73 tui:

Xem nào, cậu kia kìa, đang ngồi lắc lư đung đưa cái ghế gỗ, nhăn nheo và chắc chắn là đang hói. (Phụ nữ cũng hói đấy nhé). Con mèo Whiskers của cậu giờ đã chết rồi, bố Ming-Shang và mẹ Hwa-Mei cũng vậy. Rất có thể cậu mắc bệnh tiểu đường, vì bệnh di truyền trong gia đình mà, với lại cậu có bao giờ đủ kiên nhẫn dể tập tành gì đâu – bọn đàn ông không mặc sơ mi và phòng toàn gương là gương làm cậu sợ rúm. Chế độ ăn kiêng lo-carb (giảm ăn những chất chuyển hóa carbohydrate như bánh mỳ, pasta…) đã lỗi mốt, món mỳ ống làm bằng đậu nành dai ngoách cũng bị bỏ rơi lâu rồi, các vòng của cậu thỏa sức phình ra. Rất có thể, một cơn đau tim đang đợi cậu.

Còn tớ ở đây, ườn ra trên giường, trong bộ đồ ngủ hồng kẻ sọc, hơi hơi liêng biêng, hơi thở toàn mùi rượu vang rẻ tiền. Điều cuối cùng tớ nhớ được là đã nguệch ngoạc một bài haiku say khướt. Phòng của tớ, nhân tiện, trông (và bốc mùi) như một bãi rác. Một bản copy với những chú giải cực đứng đắn của cuốn A genealogy of morality lăn lóc trên một cái thảm ố vết café, một cái tất dài bẩn thòi ra từ cuốn Autobiograply of Malcom X rách sờn. Từ trên tường, cụ Gandhi ngồi bắt chéo chân đang âm thầm quan sát. Một phần để thoát khỏi nỗi chán ngán kia, cụ đã bắt đầu đếm xem bao nhiêu đồi giày tớ có hết thảy.

T nga ngáy mun bao bin cho bn thân mình ngay lập tức. Không phi đy là cái mà các nhà hot đng gii nht hay sao? Nếu như tớ thc s đi din cho mt thế h ca các nhà hot đng – và th có Chúa, hy vng là mình không phi – t không th trách móc gì được nếu cu có rùng mình. T đây này, mt thanh niên 23 tui, thn thánh hóa bn thân vi cái mác “nhà hot đng”, mc k nhng du vết không ln vào đâu được ca s thiếu chín chn: s phù phiếm trí thc, ni hoài nh nhng v anh hùng được treo poster kia, lòng yêu những đôi bốt da cao đến tận gối, và nói chung là, một sự bất khả giặt giũ nhiều hơn một một lần một tháng.

Vậy là cậu, người phụ nữ hay gắt gỏng hy vọng là không quá đáng khi về già, có hết. Cậu có sự thông thái mà bây giờ tớ đang tìm. Lý tưởng của tớ là một thứ ngông cuồng lộn xộn: tớ nhặt nhạnh mọi thứ mình bước qua. Một hôm là Nietzche, hôm sau lại là Neruda. Đôi khi là một chương Jesus và các tông đồ nói về tình yêu; những hôm khác nữa là Zen và ông Phật béo. Tớ sẽ phải buộc mình theo những ý tưởng hão huyền nào, những người dẫn đường nào đây? Tớ sẽ phải neo đậu niềm tin của mình nơi đâu? Hãy cho tớ cái gì đó sáng tỏ, khiếp khủng, đẹp đẽ. Hãy trang bị cho tớ một chương trình chặt chẽ, nghiêm cẩn, với đầy đủ những nguyên tắc và hậu quả. Hãy đưa cho tớ một bản chỉ dẫn phải sống thế nào.

Đến đây, cậu đáng ra phải rút một quyển sách ra khỏi giá, một quyển về tôn giáo chẳng hạn, và phán: “Đọc đi. Bí mật nằm ở trong đây, chỉ cần đọc ngược.” Hoặc thậm chí còn đơn giản hơn. Cậu sẽ nhớ lại một thời khắc có quý nhân phù trợ nào đó hiện ra trong đời, hoặc một truyện ngụ ngôn kết thúc bằng một bài học khá khẩm nào chẳng hạn.

Tớ cầu cứu cậu vì cậu đã viết ý nguyện của cậu ra. Cậu đã tạm biệt nhiều mục tiêu và những thói quen vật chất. Cậu sống lâu hơn bố mẹ, hơn em trai, hơn cả các bạn cùng phòng. Cậu sống lâu hơn ông vô gia cư đã chỉ cho cậu bến tàu điện ngầm nào có hệ thống sưởi oách nhất. Cậu sống lâu hơn người phụ nữ Kenya đã kể cho cậu chính xác vì sao cô bắn người đàn ông đã đánh cô. Và cậu sống lâu hơn một trong những học trò đầu tiên của cậu, cái đứa rất mê môn bóng rổ và không bao giờ được bước sang tuổi mười bảy.

Giữa những đám tang ấy, cậu đã sống vì điều gì? Là một giáo viên trong thị trấn Helena nhỏ xíu ở Arkansas, đôi khi tớ lo là mình đang làm những chuyện dớ dẩn. Cậu có khi nào tự hỏi điều gì đã xảy ra với những lý tưởng khủng khiếp là hủy diệt những vấn đề có tính hệ thống không? Cậu có tiếc nuối là đã không đi con đường mà tớ không chọn? Đôi lúc, tớ ghen tị với những đứa bạn học chính trị ở Washington, D.C., hoặc bọn ở Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, tớ nghĩ tớ đáng lẽ phải lao vào một hoạt động long trời lở đất nào đấy – về cái gì thì tớ không biết. Tớ liếc mấy các poster có Malcom X và Gandhi trong lớp, và tớ nghĩ về những hy sinh của họ, về tầm nhìn của họ.

Chắc chắn là cậu sẽ nhìn vào cuộc đời tớ và thắc mắc, chắc là có tí khoan dung, là đáng lẽ tớ phải làm gì đấy khá khẩm hơn. Thực tế, lớp tớ rất chật, và thị trấn nơi tớ dạy học rất rộng – dân số khoảng 8.000 và đang ít dần đi. Hạt nơi tớ ở có mức thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng $4,956 và được xếp vào một trong 10 hạt nghèo nhất nước Mỹ. Tạp chí Harper chỉ đích xác rằng chúng tớ có tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên cao hơn cả 94 nước đang phát triển. Phần lớn trong số 64 học sinh của tớ ở Stars Academy được dán nhãn “bất ổn về hành vi”. Chúng nó trốn học, đua đòi, hoặc chểnh mảng và dính vào quá nhiều vụ ẩu đả ở các trường ngoài. Cả chính thức lẫn không chính thức, chúng bị bỏ rơi trong cái trường nổi tiếng là đang xuống dốc này.

Mặc dù mang tiếng là “trẻ hư” của thị trấn Helena, chúng không hề dốt tí nào. Nhiều đứa khôn ra từ đói nghèo và bạo lực, chúng viết rất chân thật, và phong phú. Trong một bài tập, “James”, 16 tuổi, kể say mê về việc qua khỏi giai đoạn nghiện cocaine thế nào. “Những đứa tưởng là bạn của tôi” nó viết “chẳng bao giờ ló mặt lấy một lần xem tôi ra sao ở trung tâm phục hồi cả.” Một học sinh khác, 14 tuổi, nhớ lại hồi nó quyết định sinh con thay vì nạo thai, đã tự hỏi có khi nào được thấy lại tự do nữa hay không.

Trong lớp học này, tớ thoáng nhận ra ý tưởng hoạt động theo cái cách mà tớ chưa bao giờ thấy. Cậu chắc phải thấy lạ, vì vào cái ngày đặc biệt ấy, buổi học ca 3 này vắng 5 em – 2 đứa trốn học, mấy đứa khác có lẽ cũng vậy – mà hoạt động (activism) thường dính líu tới nhiều người hơn và một hệ thống hoặc luật nào đó rõ ràng đang cần thay đổi. Tớ đã xuống đường với hàng trăm người vì đồng lương và hàng trăm nghìn người chống chiến tranh Iraq; Tớ làm việc với những nhà hoạt động vì quyền phụ nữ ở Nairobi và Beijing và những người ủng hộ chính sách nhà giá thấp cho người nghèo ở Boston. Nhưng ngay đây, trong lớp học này, mới là nơi tớ hiểu được chính xác nhất ý nghĩa của việc hoạt động - ở đây, ở châu thổ sông Mississipi, nơi các cánh đồng bông và những thung lũng ven sông giấu các Shakespeare và các Roosevelt, những Michelangelo và những Ellison của nước Mỹ. Nơi đây những người nô lệ chết với giấc mơ biết đọc biết viết, và bây giờ con cháu họ bỏ học. Chúng thèm khát cái gì đó tươi mới và đầy tính khám phá, nhưng chỉ thấy những dằn vặt ấy tắt dần. “Tôi mơ được đi khỏi thị trấn bé xíu này,” một học sinh viết, “nhưng nếu như ở ngoài kia cũng thế thì sao?”

Bởi vì chúng nó không dám mơ, hoặc bởi tớ không nhận ra giấc mơ của chính mình, tớ yêu cầu chúng viết thường xuyên về giấc mơ của mình. Bằng cái bút đánh dấu màu xanh sáng, tớ nguệch ngoạc lên bảng trắng, “Em muốn điều gì nhất trên thế giới?”

Một số đứa viết, tất nhiên, điều mà cậu có thể đoán trước từ bất cứ ai. Những con Ferrari đỏ  choét vành bánh 20 inch! Hợp đồng ký với NBA (National basketball Association)! Biệt thự to đùng, đảo riêng! Rồi tớ ngẫu nhiên thấy câu trả lời của một cô bé, 15 tuổi, cũng như nhiều học sinh khác của tôi, thường xuyên nghỉ học. Cô bé này có thể trích thơ của Langston Hughes, thậm chí tận 15 dòng bài “Bà mẹ Mọi(The Negro Mother). Cô bé sống trong một nhà đầy người với các bác gái, các bà, các bác trai, các chị em, các anh em cả già cả trẻ cả ốm và cả làm việc quá sức. trên giấy, em viết, “Tôi chỉ muốn đến nơi nào yên tĩnh, xa khỏi tất cả những tiếng ồn này.”

Bây giờ thì, bà già ơi, mọi thứ đều có nghĩa cả. Tớ không cần câu trả lời của cậu nữa đâu. Tớ tìm thấy rồi, bí mật của cái gọi là hoạt động: nó ở ngay đây, trong những chữ ngoáy tít khó đọc và đầy lỗi chính tả. Tớ ngưỡng mộ tờ giấy vở này, thủng 3 lỗ, có dòng kẻ, và hơi nhàu. Đây là cái mà vì nó cậu đã sống, và đây là cái mà vì nó chúng ta đã đấu tranh, hỡi những nhà hoạch định chính sách ở Washington D.C., hỡi những nhà hoạt động ở New York. Vâng, chính nó. Cái mà vì nó chúng ta đang thực sự đấu tranh, khi đối mặt với nó, chính là cô bé đang phát điên vì những om xòm của cuộc sống và chịu đựng, cô bé chỉ muốn có một chút yên bình, một góc nơi có thể nghe được ý nghĩ mình, và viết ra. Điều mà vì nó chúng ta đấu tranh chính là cơ hội để cô bé yêu thích Lanston Hughes của tôi trở thành một Langston Hughes của thế hệ em.  

Ở cái tuổi 73, cậu nhỏ bé hơn. Mọi thứ đều trông có vẻ bự ra, to lớn lạ lùng. Cổ tay cậu bị đau vì sức nặng của cuốn sách; khi cậu chăm chú nhìn mấy cái khung ảnh, ai trông cũng to ra. Nhưng mà đấy không phải là vì cơ thể cậu bé đi thôi đâu. Cậu cảm thấy nhỏ bé vì những người cậu đã gặp, và những cuộc đời phi thường họ đã sống. Cậu có cảm giác ấy mọi nơi cậu tới, đặc biệt là buổi đêm, khi ánh sao chỉ giúp cậu nhìn thấy được đúng người đang say ngủ trên cái ghế công viên ngay gần bên cậu. Và cảm giác nhỏ bé này làm nghẹt thở. Thật dễ chịu khi với ý nghĩ bằng cách ban ơn cho ta già đi, Chúa sẽ làm ta nhỏ lại, để tầm nhìn của ta được rộng hơn.

Cậu sống vì điều gì? Tớ đã hỏi cậu lúc trước, nhưng giờ tớ cần phải hỏi chính mình: Mình sống vì điều gì? Tớ lo lắng chẳng biết tầm nhìn của tớ có đủ rộng lớn không. Nhưng rồi tớ ngừng lại, và nghĩ: sự nhỏ đang bị đánh giá thấp. Sự rộng lớn được đánh giá quá mức đến phi lý. Ngay cả cái ngữ ta vẫn nói, “dịch vụ công cộng,” cũng thổi phồng nó lên quá mức. Chúng ta tự cho là phục vụ ai mới được chứ? Đôi khi, giật mình nhận ra tớ biết về những người mình “phục vụ” ít đến chừng nào, thấy mình trừu tượng và trở nên xã hội học một cách trơ lỳ đến chừng nào. Tớ cần phải sống để nhận ra một con người đơn lẻ có thể lớn (vast) đến chừng nào.

Bình an,

Michelle Kuo

The Negro Mother

by Langston Hughes

Children, I come back today
To tell you a story of the long dark way
That I had to climb, that I had to know
In order that the race might live and grow.
Look at my face -- dark as the night--
Yet shining like the sun with love's true light.
I am the child they stole from the sand
Three hundred years ago in Africa's land.
I am the dark girl who crossed the wide sea
Carrying in my body the seed of the free.
I am the woman who worked in the field
Bringing the cotton and the corn to yield.
I am the one who labored as a slave,
Beaten and mistreated for the work that I gave-- 
Children sold away from me, husband sold, too.
No safety, no love, no respect was I due.
Three hundred years in the deepest South:
But God put a song and a prayer in my mouth.
God put a dream like steel in my soul.
Now, through my children, I'm reaching the goal.
Now, through my children, young and free,
I realize the blessings denied to me.
I couldn't read then. I couldn't write.
I had nothing, back there in the night.
Sometimes, the valley was filled with tears,
But I kept trudging on through the lonely years.
Sometimes, the road was hot with sun,
But I had to keep on till my work was done:
had to keep on! No stopping for me--
I was the seed of the coming Free.
I nourished the dream that nothing could smother
Deep in my breast--the Negro mother.
I had only hope then, but now through you,
Dark ones of today, my dreams must come true:
All you dark children in the world out there,
Remember my sweat, my pain, my despair.
Remember my years, heavy with sorrow--
And make of those years a torch for tomorrow.
Make of my past a road to the light
Out of the darkness, the ignorance, the night.
Lift high my banner out of the dust.
Stand like free men supporting my trust.
Believe in the right, let none push you back.
Remember the whip and the slaver's track.
Remember how the strong in struggle and strife
Still bar you the way, and deny you life--
But march ever forward, breaking down bars.
Look ever upward at the sun and the stars.
Oh, my dark children, may my dreams and my prayers
Impel you forever up the great stairs--
For I will be with you till no white brother
Dares keep down the children of the Negro mother.


Langston Hughes was born in Joplin, Missouri, in 1902. He travelled as a seaman to Europe and Africa, lived in Mexico, Paris, Italy and the Soviet Union. But his heart and home were in Harlem where he lived for many years.
    His writing included journalism, books for children, humor, librettos, lyrics, drama, radio scripts and, above all, poetry. A deep concern for Negro life pervaded him and was reflected in his work and the many honors awarded him. While creating the volume of Black Misery, he died in 1967.

Friday, May 22, 2009

Đi xem phim phòng số 2 & Trai nhảy

1. Phòng s 2

My hôm nay hay ra rp. Xem phim chùa và xem phim không chùa đu có cái hay ho ca nó c.

Cái Trung tâm chiếu phim quc gia mi sa li tưng bng shopping mall và trò chơi đin t. Có tn 2 cái máy bn chíu chíu đùng đùng đt ngay snh (hình như) phc ph các anh mc đng phc hn hoi. Đãi ng nhân viên phi thế ch l, thm chí trong gi làm vic vn thy 2 anh đ súng m m.

Cái phòng chiếu s 2 y đến là khó hiu. Không đ ý thy có ca cách âm đâu, nhưng mà trùng đip toàn rèm bơi mãi mi vào được đến phòng. Vn nh là đang xem phim lâu lâu li nghe tiếng b đàm rè rè thoang thong vang vng đâu đây. Cái màn hình phòng s 2 làm tăng hiu ng phim lên bao nhiêu. Những đoạn xuống đen là nó không có xuống đen, mà xuống luôn một trời lốm đốm sao, làm mình tưởng bác gái đạo diễn Tây Ban Nha nọ (Isabel Coixet) có ẩn ý nghệ thuật gì đây. Hóa ra là nó bị thủng (nhậy cắn?) lỗ chỗ nên lọt sáng.

Cái phim hôm y La vida secreta de las palabras (The secret life of words) được chiếu trong cái gi là khuôn kh tun l phim Châu Âu. Cũng loáng thoáng chiến tranh Bosnia (qua li k nhân vt), câu chuyn có phn cm đng mà không được đy ti cùng, đâm hơi nhàn nht. Bi cnh t mt nhà máy sn xut dây chuyn chuyn ti mt dàn khoan du m. Hanna, nữ công nhân, bị mắc hi chng ri lon do stress nên buc phi đi nghỉ, và cô tình cờ trở thành y tá chăm sóc một người bị tai nạn tại dàn khoan kia. Những bí mật về Hanna dần hé mở nhờ chính bệnh nhân Josef của cô, và ngược lại.

Josef (Tim Robins) diễn xuất nổi bật hơn cả Hanna (Sarah Polley). (Chuyện này cũng hơi hiển nhiên vì Tim Robins thì không ai còn lạ với Shawshank Redemption, Mystic River, hay là War of the worlds…) Bối cảnh trong nhà chiếm đến 70%. Cái không khí đậm đặc tù túng được nhấn khá thành công, với những vai phụ bế tắc tình cờ gặp nhau trên cái nơi ngoài khơi không biết đâu là bờ kia. Có lẽ cái làm cho nhạt vị ấy là nhịp độ phim dàn trải và sự kém đặc sắc của khuôn hình. Tuy nhiên có lẽ đi xem là lựa chọn đúng, vì ít nhất thì cũng biết thêm về cinema Tây Ban Nha (bên cạnh những phim vô cùng hay ho như Bad Education, Volver, Princesas, v.v… mà lại còn do một nữ đạo diễn đạo diễn)

Đáng lẽ phải viết đơn đề nghị phòng số 2 đổi toàn bộ hệ thống ghế ngồi mà quên mất. Các hàng ghế không có độ dốc hợp lý, mà ghế cùng hàng còn dính hết cả vào với nhau. Rạp nào ghế chẳng dính vào nhau, nhưng nó vững chãi chứ không èo uột như cái ghế phòng số 2 này. Chuyện là trong phòng số 2 hôm ấy có 2 em gái xinh tươi ngồi bên phải mình, em sát vách ăn bỏng ngô vô tư lắm. Em í ăn thì cũng hơi phiền, vì mình khả năng tập trung hơi kém, nên đôi chỗ không hiểu diễn viên nói gì mặc dù phim cũng chẳng lấy gì làm gay cấn, chưa kể thuyết minh (rất hay vấp và lệch hình) cứ rót ồng ộc vào tai. Cái này thì dễ thông cảm vì mình ở chỗ khác cũng ăn bỏng ngô bỏ xừ. Rồi em ấy dừng ăn, lòng mình định mở cờ. Cờ quạt chưa kịp mở thì em bắt đầu rung đùi. Em rung đến mức cách mình ra cái anh ngồi bên trái mình cũng bị rập rình quay sang hỏi mình làm sao thế? Thế rồi luân phiên, em cứ ngừng ăn là nhớ ra phải rung đùi, mà ngừng rung đùi thì nhớ ra là phải ăn bỏng. Song song với 2 việc ấy, em ấy còn thuyết minh phim. Ví dụ như chị Hanna bắt đầu lôi xà bông ra là em thốt lên ôi xà bông, chị bắt đầu khóc là em ôi, kìa khóc. Anh josef xúc động lau nước mắt và sờ những vết thương trên ngực chị làm mình rơm rớm thì em cũng xúc động híc híc cười.

So vi phòng s 2 kia thì phòng s 2 Vincom ghế rt chc (thế nào mà toàn dính vào s 2 ch), vì vé đt lòi mt. Hai anh ch ngi cnh mình mà hng chí cùng nhp nhp mt lúc thì cũng s không b chn đng theo. Tuy nhiên hai anh ch cũng thuyết minh cho nhau nghe, ri anh update khi ch đi tè v. Ví d như là, em ơi con kia nó không chết đâu em . Đôi khi còm men kiu cô này xu thế,  hay là d báo thi tiết đy đy th nào cũng đánh nhau, ri ơ thế máy bay không n à, phi n ch nh? Chc tí nữa nổ đấy. Ch là phim Wolverine mà. Wolverine thì chẳng hay hơn cũng chẳng chán hơn mong đợi, vì khi đi xem cũng chẳng định mong đợi gì. (Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc.. ớ ơ…)

 

2. Trai nhảy

Một hôm đẹp giời vác xe đạp ra đi. Loạng quạng thế nào gặp bạn rủ đến chợ Hôm xem nhảy.

3h30 chiều thứ 4. Bon chen vào chợ. Xe đạp bị rẻ rúng, tự phục vụ và đôi khi còn bị mắng chửi không ra gì.

Đi thanh máy lên tầng 3. Phần gần quầy bar nhiều bàn ghế trống. Vào trong bên tay phải là một sàn gỗ rộng khoảng trăm mét. Xung quanh là một vòng bàn ghế sát tường để khách ngồi nhìn quay ra phía sàn. Kín sạch.

3h45, trong này có khoảng hơn 100 người, độ tuổi trải dài từ 20 tới 60. Được biết hôm ấy thế là vắng.

Một bên tường dàn hàng khoảng 20 giai mặc sơ mi cắm thùng thắt cà vạt màu cam đồng loạt đứng buôn chuyện chờ khách. Ấy là các chàng giai nhảy. 10 cậu khác đang lao động giữa sàn, rung lắc theo điệu Mambo cuồng nhiệt. Trong vòng tay những giai nhảy non choẹt này là những thân hình sồn sồn năm chục, múi thịt nào cũng bon chen muốn được bung ra dưới lớp áo váy vải voan trong trong mỏng mỏng, là những cành cây khẳng khiu tiêu điều vỏ nhiều nếp thời gian đang nỗ lực vớt vát lại sức sống. Những cậu thanh niên lăng qua lăng lại những thân hình các loại vô cùng chuyên nghiệp, ngụ ý rằng ai vào vòng tay ta cũng thành dancer hết thảy thôi.

Xen kẽ đây đó có những đôi sáu mươi lịch lãm cả ông lẫn bà, lướt đi mê đắm váy dát vàng dát bạc lượn sóng sánh cùng sơ mi đen quần âu. Có những đôi nhí nhảnh đôi mươi quần short bó hai khúc giò với quần bò không có mông lép kẹp…

Con bé bạn tôi nhảy cổ điển đã có thâm niên. Nó 25, tròn chịa mây mẩy ngon lành hết sảy, ngồi vắt vẻo uống bia. Một thằng cu (đúng là thằng cu, sinh năm 87 có bộ mặt sinh năm 90) lao ra mời con bạn. Thằng cu từng thi dance sport giành giật giải nọ giải kia, nhảy rất cool, bạn tôi thì đánh hông cứ gọi là chẹp chẹp. Đôi này oách nhất sàn.

Về chỗ rồi bạn tôi ghé tai vừa hổn hển vừa gào (thì mới nghe thấy được) Nó quý tao, có lúc còn mời tập đôi để luyện trước khi đi thi, nên cứ đến đây là nó mời, tao không bao giờ mất tiền. Mà chúng nó chỉ thích nhảy mới mình thôi chứ lị.

HẢ?

À thế này: Trai nhảy ở đây không có lương, nhưng được tự do hành nghề miễn là mặc đồng phục và đeo biển tên đầy đủ. Trai nhảy sống bằng tiền nhảy mồi. Ví dụ như 1 điệu 10.000 chẳng hạn. Có những bà những cô bao đứt theo buổi luôn. 4 bà 2 cậu thay phiên. 2 tiếng vị chi mỗi cậu cũng được 100.000. Sang hơn nữa, có một bà cắp nách  những 2 cậu, mỗi cậu xong được tận 200.000/ca, một cậu chuyên xờ lâu (slow) một cậu thì chuyên nhanh nhanh cuồng nhiệt.

Nếu muốn, các cậu ở đây có thể làm đến 3 ca: sáng 10.00-12.00, chiều 3.30-5.30, tối 8.00-10.00.

Một phóng sự tôi quay mất 1 có khi 2 ngày, dựng mất 2 tiếng đồng hồ, may ra được 200.000. Sau này tôi mà có con giai chắc cũng ủng hộ nó đi nhảy mồi thế này, đẹp người mà lại kiếm được. Lao động nghệ thuật lành mạnh còn gì bằng. Nhưng mà sẽ phải có ba-rem rõ ràng: ví dụ như gái trẻ trẻ xinh xinh thì giá cả phải chăng discount này nọ, còn xấu thì tăng gấp đôi, mà quá già quá xấu thì chặt thật đẹp. Giả dụ thế. (Mình ác thật.)

Sway trên nền cha cha này, nhạc pop M2M này, Boney M này, nhạc Pháp những năm không ai còn biết này, nhạc Việt vàng này, nhạc tây lời Việt này, disco,… Tất tật. Chấp hết. Nhảy được hết thành các Rumba, Chacha, Tango, Salsa, Bibop, Mambo, Waltz, Viennese Waltz, Samba, Paso Doble, Jive, Bolero… À mà có cả Lăm vông Lào. 1 bác giai già dắt 2 bác gái già một lúc. Điệu này chỉ được ngoáy tay thôi chứ không được sờ. Rồi đến một điệu sôi động nào đấy, 5 bác 2 giai 3 gái tầm ngoài 50 nắm tay nhau vòng tròn cùng nhảy điệu dâng (tay) lên hạ (tay) xuống, xòe ra chụm vào phấn khởi ra trò.

Bạn tôi với bạn của nó nhảy điên đảo disco theo kiểu salsa, rồi rủ tôi ra. Vào lúc 5 giờ chiều. Tôi đờ đẫn cô uống cô ca cô la, vì cứ thấy có cái gì sai sai. Hay đồng hồ sinh học nó bảo chưa đến giờ nhảy nên cứ thấy người ngợm nó sai sai thế nào. Chưa kể ăn mặc  không liên quan, sợ có đứa nào bình phẩm mình như mình vừa bình phẩm nó, bèn nép vào một góc thu lu.

Trong khoảng gần 100 khách, có đến 70% thuộc độ tuổi đi làm đang mải miết với môn nghệ-thuật-cổ-điển-phương-tây-sang-trọng-đã-bình-dân-hóa-một-cách-thú-vị vào một buổi chiều thứ 4 nắng đẹp tưng bừng.