(Nhân một hôm bỗng liên quan tới văn hóa phi vật thể...)
Văn hóa Ouïgour đang chết, chết ngạt…
Hành trình đến Tân Cương nơi xử tử những người dám mơ tới ly khai.
par Sylvie Lasserre
publié dans L'actualité du 15 mai 2008
Tôi vào Trung Quốc qua Kazakhstan. Nhánh sông Ili đánh dấu biên giới giữa hai đất nước. Cao nguyên đất đỏ trải dài ngút mắt. Phía Nam là dãy núi ngang Tian Shan (Thiên Sơn), dãy núi thứ 5 trên thế giới (thứ 5 là thứ 5 gì?). Chúng tôi đang ở nơi tiếp giáp với Trung Á, trong khu tự trị Ouïgour vùng Xinjiang (Tân Cương). Trước kia được gọi là Turkestan Đông Phương, nơi này trải từ Tadjikistan bên phía tây, tới tận Mông Cổ ở phía đông, trên một vùng gần như hoang mạc rộng tương đương Québec. Đường bộ tới Bắc Kinh dài 5000 cây số. Một xa lộ mới toanh, trái ngược đến trớ trêu với những con đường Kazakhstan gập gềnh ổ gà ổ chó.
Nơi đây có 9 triệu người Ouïgour sinh sống. (Khi google thấy có cả phần mềm font chữ Ouïgour cho máy Mac. Thiệt tình!) Người nói tiếng Thổ và người Hồi giáo, họ là dân tộc “thiểu số” lớn nhất Trung Quốc. Từ năm 1949, thời điểm cộng sản Trung Quốc tới chiếm đóng, họ bất lực nhìn người Hán biến đất mình thành thuộc địa. Từ khoảng mười năm nay, tình hình ngày một trầm trọng, hậu quả trực tiếp từ sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc.
Ngày nay, người Hán, tộc người đông dân nhất Trung Quốc chiếm đến hơn nửa dân số Tân Cương : có tới tới gần 10 triệu người Hán trong khi những năm 50 mới chỉ có 300 000 người (4%). Ở đây, bất cứ ai lộ ý ly khai là chịu án tử hình. Cần phải nói rằng dưới lòng Tân Cương chan chứa dầu mỏ, vậy là nước lớn đang đà phát triển trúng số độc đắc. Từ “Turkestan” – xứ người Thổ - bị cấm tuyệt đối. “Chúng tôi không được nói ra từ ấy. Nguy hiểm lắm. Dễ bị tù lắm”, họ kể. Văn hóa Ouïgour phong phú từ hàng ngàn năm đang mất dần vì bị cưỡng bức đồng hóa.
Chặng đầu tiên, thành phố Kouldja (tiếng Hoa là Yining). Nổi tiếng trong cay đắng với những vụ thảm sát năm 1997. Đến giờ, hỏi về những gì xảy ra hồi ấy cũng vô dụng. Chẳng ai biết. Chẳng ai nói… Tursun, 28 tuổi, thích chuyện hơn những người khác kể : “Tôi nghe nói hồi ấy có rất nhiều thanh niên chết trong có một ngày. Bao nhiêu thì tôi không rõ. Mỗi gia đình đều đổ nhiều máu và nước mắt. Con trai chết, con trai nhà hàng xóm chết, con trai của hàng xóm của hàng xóm cũng chết…” “Bạn biết vì sao không?” “Không.” Tôi sẽ là người kể câu chuyện này cho cậu ấy.
Ngày 5 tháng 2 năm 1997, những thanh niên Ouïgour xuống đường đòi quyền lao động cho tất cả. Họ biểu tình trong hòa bình, không vũ khí. Nhưng chính quyền cử cảnh sát và quân đội tới. Lính đã xả súng vào thanh niên, đánh đập họ bằng gậy và thả chó cắn họ. Tôi nhớ chính xác những từ của Rebiya Kadeer, người Ouïgour ly khai đã lưu vong sang Mỹ, người đã chịu 8 năm giam cầm ở Trung Quốc vì đã tố cáo cuộc tàn sát này. Tôi đã gặp bà hai lần trước khi đi, đầu tiên ở Genève, rồi ở Munich, nơi bà tới dự hội thảo. “Người ta bắt họ, ném họ vào các xe tải, thậm chí chẳng được đứng, người ta chất người này lên người khác, như thịt. Vì chẳng có đủ chỗ trong tù, người ta nhốt họ như nhốt súc vật vào một sân vận động, bắt họ bỏ hết quần áo rồi xịt nước vào người. Ngoài trời âm mười lăm độ!” Tiếp theo là hai ngày nổi dậy, bị trấn áp hoàn toàn. Rồi đến những bắt bớ. Lính càn quét làng mạc, lùng sục từng nhà, tóm hết những nam thanh niên tìm được. Tổng kết: 80 000 người bị bắt vì 15 000 người biểu tình, 200 đến 300 người bị giết, hàng trăm người bị thương, số liệu của Rebiya Kadeer và Tổ chức Ouïgour Thế giới World Uyghur Congress. Theo Tổ chức Ân xá Thế giới, 200 tù chính trị Ouïgour đã được thả từ năm 1997 đến 1999.
Hôm nay ở Kouldja, mọi thứ có vẻ thanh bình. Thành phố cũng giống như mọi nơi khác ở Tân Cương : các khu phố Tàu siêu hiện đại, cùng với, ngoài vành đai, khu Ouïgour, nơi người dân vẫn sống theo cách truyền thống. Phần Tàu thì đông vui náo nhiệt. Biển quảng cáo kín các mặt tiền. Những tòa nhà mọc lên như nấm đón chào những thực dân Hán không ngừng đổ về vì những cơ hội việc làm và cuộc sống dễ dàng đang đợi. Bên khu Ouïgour, tôi được đưa tới Trung Á. Chợ chen chúc người : xe taxi, xe ba gác, xe đạp, người đi bộ lèn nhau. Rau, quả tươi đầy ắp các sạp. Người ta nói tiếng Ouïgour, ngôn ngữ họ Thổ, Tôi chỉ thấy vài người Hán, chủ yếu là cảnh sát. Người ta chuẩn bị cho lễ hội kết thúc tháng ramadan. Trời vẫn nóng và ong vò vẽ vẫn ve ve trên không, phởn chí vì ê hề hoa quả. Trẻ con chơi trên phố. Không một dấu vết nào của những sự kiện năm 1997. Tuy nhiên, những khuôn mặt vẫn u ám. “Ngay lập tức, nhà nước kiểm soát rất chặt dân ở Kouldja, Tursun thở dài. Đành phải quên đi thôi. Nếu chị nói với ai, chính người ấy cũng sẽ gặp nguy hiểm.”
Lên đường tới Ouroumtsi (Wulumqi), thủ phủ của Tân Cương. “Xa lộ được xây cách đây 3 năm”, anh lái xe người Ouïgour vừa nói vừa nhấn ga. Nhiều khúc vẫn còn đang thi công. Một dãy dài vô tận máy ủi, máy xúc, xe tải. Công nhân – người Hán – nai lưng làm việc, đêm cũng như ngày. Lúc đi qua một quãng đèo, hồ Sayram hiện ra, nước màu lam biếc. Có hòn đảo thấp thoáng trong sương. Trên đỉnh đèo tọa lạc một ngôi chùa nhỏ. “Họ xây cái đó 5 năm trước. Tôi ghét nó lắm!” anh lái xe buột miệng.
Khuất mấy cái tai hay rình rập, Tursun mới dám trút giận : “Hôm nay có nhiều người Hán hơn cả người Ouïgour ở Tân Cương này. Người Tàu kiểm soát hết cả. Trong các văn phòng và công việc hành chính, số một là người Tàu, rồi số hai hay số ba mới đến lượt người Ouïgour. Quyền lực trong tay họ, công việc tốt là của họ. Người đầu tư vào đây cũng là người Tàu, họ sở hữu bất động sản, công việc kinh doanh…” Về phía người Ouïgour, 60% thất nghiệp, 80% sống dưới mức nghèo khổ theo số liệu của Tổ chức người Ouïgour Thế giới. “Kiếm được việc rất khó. Bao giờ họ cũng hỏi xem anh học trường Tàu hay trường Ouïgour. Nếu anh trả lời Ouïgour, họ sẽ bảo anh : “Chúng tôi sẽ liên lạc lại sau.” Hoặc là tiếng Hoa của anh không đủ tốt.” Mặc dù là được chọn nhưng phần lớn người Ouïgour cho con tới học trường Ouïgour. “Nếu anh đi trường Tàu, anh có thể kiếm được việc sau khi ra trường, nhưng anh quên tiếng mẹ đẻ và quên văn hóa của anh ; mà nếu anh học trường Ouïgour, anh giữ được văn hóa, nhưng anh sẽ chẳng kiếm được việc” Tursun xót xa nói. Từ năm 2002, tất cả các trường đại học chỉ dạy bằng tiếng Hoa.
Tursun đã học 6 năm đại học và nói được tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng Ouïgour. “Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được một việc ở trong một khách sạn. Tôi làm chân giữ hành lý trong một năm. Năm sau, tôi chạy được giấy tờ, tôi chuyển sang đứng ở cửa khách sạn, như là cảnh sát ấy. Tôi làm việc này thêm một năm nữa.” Cuối cùng, nản lòng, Tursun xin thôi việc. Y tá, nhân viên văn phòng, cảnh sát… các vị trí ấy đều bị người Hán phỗng hết. Rất nhiều thanh niên Ouïgour chẳng đi học nữa ; họ thấy như thế cũng chẳng để làm gì.
Trung tâm thương mại Rebiya Kadeer, mang tên người phụ nữ ly khai này đồng thời cũng chính là tài sản của bà, đã bị chiếm và bán đấu giá. Rebiya Kadeer rất được người Ouïgour kính trọng. Bà là mẫu người thành công và cao thượng. Là mẹ của 11 người con, tự mình xây dựng nên gia sản khổng lồ trong kinh doanh và đã từng là đại biểu quốc hội Trung Quốc, bà chọn hy sinh cho dân tộc mình. Bà giúp đỡ người nghèo, cấp vốn cho các trường học, cho đến khi người ta bắt bà, năm 1999, vì đã tiết lộ bí mật quốc gia – chính xác hơn là vì bà đã gửi cho chồng ở Mỹ những bài viết về phân biệt chủng tộc đối với người Ouïgour cắt ra từ báo. Ở Tân Cương, người ta lờ đi việc bà đã bị giam 8 năm ngay tại thủ đô.
Từ Ouroumsti, tôi về Kachgar (Kashi), thành phố thần thoại trên con đường tơ lụa. Đêm xuống. Cả ở đây nữa, các gia đình cũng đang chuẩn bị cho lễ Aïd al-Fitr, lễ kết thúc tháng ramadan. Trong sân trước đền Id Kah, đền thờ Hồi giáo lớn nhất Trung Quốc, một chú lạc đà con đang rên rỉ. Thầy tu đứng trên cao đọc lời nguyện cầu : “Allah Akbar!” Ở đây chẳng có loa. Ngôi đền đón các tín đồ lần lượt từng người. Thành phố tĩnh lặng. Trên các bậc thang, những người hành khất, những kẻ vất vưởng và què cụt đợi được bố thí. Mùi khai sộc lên.
Phố xá có những tòa nhà cổ kiểu pakistan rất đẹp, những người bán rong cố bán tháo nốt hàng để còn về. Trước một sạp hàng, có con cừu đang đợi bị thịt. Người bán thịt phàn nàn : “Giá thịt mấy tháng nay leo thang ghê quá! Họ tăng giá thịt đồng loạt để giải quyết được hàng trong Trung Nguyên. Họ kiểm soát hết.” “Họ” là ai? “Đoán xem! Không, xin cô, đừng ghi âm, đừng chụp hình tôi; sau này tôi sẽ gặp nhiều phiền phức.” Khói kebab tỏa ra khắp phố, làm cay mắt, và rát họng. Những gương mặt mệt mỏi. Xe bò, xe đạp, xe ba gác, xe lam, ô tô với người bộ hành miết mải. Còi xe inh ỏi.
Trong một cửa hiệu, người bán hàng bập bẹ thứ tiếng Anh lởm khởm với tôi một bài về tôn giáo : « Uyghur Muslim good ! Pakistan, Iran, Afghanistan Muslim not good ! Uyghur Muslim same Saudi Arabia Muslim. » Xa hơn, gần chợ, có một quầy hàng rộng gần 3 mét vuông. Sadir từng sống ở đấy. Anh chữa giày và bán bốt cho Pakistan. Hè năm 2007, nhà nước tịch thu hộ chiếu của anh. Anh không tới chợ Gilgit trên mạn Đông Bắc Pakistan được nữa. Thế là anh tìm việc khác. Hôm kia, anh mở lòng với một người nước ngoài. Hôm qua, anh được cảnh sát tới thăm. Hôm nay, quầy của anh bị đóng.
Cái chuyện giấy tờ này thật lạ. Không phải là lần đầu tiên tôi nghe nói thế. Erkin cần ra nước ngoài thử vận may, nhưng không được ra khỏi Trung Quốc. Tursun cũng thế: “Mới đây, cảnh sát đến nhà tôi đòi tôi đưa hộ chiếu. Tôi trả vờ không tìm thấy.” Mấy tuần sau, Tursun được biết là hộ chiếu của cậu đã bị hủy rồi. Một cô sinh viên cũng cùng hoàn cảnh, sau một hồi lòng vòng, mới nói: “Hè rồi, họ thu hết hộ chiếu lại.” Họ? “cảnh sát.” Khắp Tân Cương? “Tôi không biết. Các sở cảnh sát địa phương yêu cầu chúng tôi nộp lại hộ chiếu. Họ bảo là để đăng ký.” Ở đây ai mà không biết chiến dịch này rất có quy mô.
“Việc thu hộ chiếu bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, Alim, một người bạn Ouïgour sống ở nước ngoài giải thích với tôi. Nhà chức trách Tàu giới hạn số lượng người hành hương Hadj tới La Mecque (Thánh địa Mecca); thật là buồn cười, số chỗ chỉ giới hạn ở mức vài nghìn. Những người Ouïgour đến thằng Đại sứ quán Arab saoudite ở Rawalpindi, Pakistan, để xin thị thực.” Ngày hành hương tới gần mà chẳng có tin tức gì về visa cả. Có đến 6 000 người chờ ở Rawalpindi. Những người này tập trung trước Đại sứ quán. Alim cho biết: “Kết quả là Bắc Kinh đã thu lại hết hộ chiếu của những người Ouïgour.” Lệnh mới yêu cầu các nhà chức trách từ nay bằng mọi giá ngăn chặn những vụ tụ tập của người Ouïgour ở xa tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Chủ yếu là vì Thế vận hội sắp tới.
Tôn giáo không phải là đối tượng o ép duy nhất ở Tân Cương. Những truyền thống cũng bị theo sát nghiêm ngặt, vì không chính thức bị cấm. Tuy vậy không còn những trận đấu ngựa ulak tartysh (trò bouzkachi nổi tiếng nhờ tiểu thuyết Les Cavaliers của Joseph kessel) và những cuộc mashrap nơi dân làng tụ hội tiếp nối văn hóa Ouïgour từ hàng thế kỷ qua. Hát, múa, âm nhạc, đối đáp, tiếu lâm… Họ tiệc tùng, và chơi 12 bản Muqam - bộ sử thi diễn lại lịch sử và đời sống người Ouïgour. (Chẳng hiểu gốc gác thế nào chứ thế này thì sân khấu hóa tưng bừng xanh đỏ y như Quan Họ nhà mình. Tìm được bản mộc thì hóa ra là… Tây chơi. Muqam là một trong 3 di sản phi vật thể của Trung Quốc được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới, cùng với Kinh kịch-Kunqu và âm nhạc Cổ cầm-Guqin)
Giữa phố xá khu Kachgar cổ kính, nỗi thất vọng đợi tôi ở đấy. Ở lối vào một khu phố, có một chòi gác, một nhân viên, và một tấm biển. Giá tham quan là 30 quan. Một lộ trình có đánh dấu mũi tên sẽ dẫn đường du khách, những ngôi nhà được đánh số, những tấm pa nô giới thiệu từng gia đình và sinh hoạt của họ. Một xưởng thêu thủ công, một xưởng gốm, còn một xưởng dệt thảm nữa. Cửa các nhà đều mở, du khách được mời vào. Khách du lịch người Hán đi loăng quăng theo một hướng dẫn viên. Khoảng 400 du khách dưỡn dẹo qua đây mỗi ngày, họ bảo tôi thế. Như là trong sở thú…. Những người Ouïgour đều kết cục thế này, đều bị nhốt lại trong mấy cái “khu bảo tồn” được kiểm soát rất phải phép thế này sao?
Khu Kachgar mới, nơi phần đông là người Tàu sống, rất nhộn nhịp: các công trình xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, các nhà ăn. Trên quảng trường Nhân dân, một tượng đài kỷ niệm ông Mao đứng sừng sững, cái tượng to nhất Trung Hoa dân quốc, người ta bảo thế. Đêm xuống, loa phóng thanh phát nhạc trước một cái siêu thị. Thực dân Tàu đến đây để nhảy van. Tối nay hai người Ouïgour cũng đến nhảy cho vui. Không khí khá là hòa nhã. “Chúng tôi ghét nhau, nhưng vẫn lịch sự ; họ mới là nhưng người nắm quyền”, một người ở Kachgar thừa nhận.
Tôi rời thành phố đến một ngôi làng, ngay ngưỡng cửa sa mạc Takla-Makan. Hojaniyaz là một bakshi (thày cúng) nổi tiếng khắp vùng Kachgar. “Bốn năm trước, mấy đại diện chính quyền đến nhà tôi, ông già kể. Họ đập vỡ cái dap (trống con) của tôi và bắt tôi cạo râu. Hồi trước, tôi nhảy múa quanh lửa khi chơi trống. Tôi hóa điên, gào thét rất to. Tôi từng chăm sóc mọi người theo cách ấy.” Một hình thức cúng tế ở Turkestan Đông Phương từ thủa mông muội. Những nghi thức ấy họ học từ cha, cha lại học từ ông… Giờ đây, Hojaniyaz phải lo liệu cách khác. “Tôi khạc nhổ, tôi chống gậy rồi tôi đốt giấy, như người Tàu vẫn làm. Như thế nếu mà họ đến kiểm tra, họ sẽ thấy là tôi chẳng phạm vào điều cấm nào.” Không có trống dap, Hojaniyaz không thể nhập đồng được nữa. Liệu ông có tiếc? “Không, vì chính quyền bắt thế. Cái gì chính quyền đã muốn thì phải tốt chứ.” Hojaniyaz đã 70 tuổi. Gương mặt mất râu của ông khiến tôi không khỏi cay đắng.
Trở về Ouroumtsi. Adil Hoshur là người đi trên dây nổi tiếng nhất Trung Quốc, thậm chí còn hơn thế. Thuật đi dây darwaz là môn nghệ thuật của người Ouïgour từ hàng ngàn năm trước, những người Ouïgour không cần lưới bảo hiểm. Tháng 2 năm 2004, Adil Hoshur theo một đoàn tới Canada ; 7 trên 10 nghệ sỹ trong đoàn đã trốn ở lại và xin tị nạn chính trị. Còn anh muốn về nhà. “Nơi đây là quê hương tổ tiên tôi, anh giải thích. Chúng tôi đi dây từ đời cha sang đời con đã 500 năm nay rồi.”
Cùng với anh, Abdusattar Ghojabdulla, 18 tuổi, đã luyện tập và dành được giải vô địch darwaz thế giới. Cậu đã đạt được vinh quang này ở Hàn Quốc năm 2007. “Tôi chạy trên dây dài 1 cây số trong có 15 phút. Người đứng thứ 2 là người Nhật đi mất 30 phút, người thứ 3 mất 40 phút,” cậu vui vẻ kể. Tối hôm ấy, Abdusattar trình diễn trong một nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô. Màn diễn kết thúc, khán giả đứng dậy vỗ tay. Bỗng nhiên, người phiên dịch đi cùng nói với tôi: “Nhìn kìa, khán giả đều là người Tàu! Chúng tôi là người Ouïgour, họ coi chúng tôi chỉ như người mua vui thôi. Tôi buồn thế…” Tôi nhớ từng từ Rebiya Kadeer nói: “Chúng tôi đang sống trong một trại tập trung ngoài trời.”
:)
ReplyDelete(Khi google thấy có cả phần mềm font chữ Ouïgour cho máy Mac. Thiệt tình!)
ReplyDelete->> Đoán là bạn nghĩ Mac OS không có font tiếng Việt. Thực ra cũng có vài bộ gõ tiếng Việt chạy độc lập trên hệ điều hành nhưng chỉ dưới dạng text editor. Riêng Mac OS trước đây cũng đã tích hợp Tiếng Việt vào bộ gõ các ngôn ngữ tùy chọn, nhưng rất bất tiện trong việc bỏ dấu. Hiện nay, tình trạng này đã được khắc phục. Bạn có thể xem ở đây:
http://www.narga.org/336/mac-os-leopard-more-support-for-vietnamese
Bài rất hay (dịch cũng rất hay ;)), tiếc là nhắc Rebiya Kadeer sơ sài quá. Thật là một người phụ nữ dũng cảm.
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete:D Vâng em cảm ơn chị. Em có tiếng Việt rồi nên mới gõ được cái bài này. Nhưng ngạc nhiên là dân tộc ở vùng hẻo lánh ấy, cả thế giới có hơn 9 triệu mà cũng có font riêng trên Mac thì cái bọn viết font cho Mac rất chi là fair :D thực hiện rất đúng tinh thần ko phân biệt đối xử của UNESCO đối với văn hóa phi vật thể hehe
ReplyDeleteAnyway, thanks so much :) Thế em sẽ kiếm thêm thông tin về Rebiya Kadeer nhé :)
Ặc, em không phải là "chị". Haha...
ReplyDeleteChín hay mười triệu vẫn lớn hơn dân số của nhiều nước Châu Âu chứ. Nhưng mười triệu hay mười mấy thế kỷ văn minh, độc lập như Tây Tạng, Tân Cương,...thì cũng chỉ là "giọt nước trong biển cả" Hán tộc. Từng em từng em một mà thôi.
Thế em không phải là chị à? Thế là thế nào? :))
ReplyDeleteThế em/chị/bạn Khuê Việt bao tuổi rồi ạ? :D
Chết mẹ. Thế ra là male à? Ồi. Giật hết cả mình. hí hí
ReplyDelete