Friday, February 26, 2010

Không mặt trời - Vertigo


Sans Soleil (1985) - Chris Marker - P.8
Anh viết cho tôi về một bộ phim duy nhất có khả năng vẽ chân dung thứ ký ức bất khả - ký ức điên. Một bộ phim của Hitchcock: Vertigo – Chóng mặt. Trong vòng xoáy phần giới thiệu phim, anh thấy Thời gian bao phủ một vùng ngày càng rộng hơn khi nó lùi ra xa, một cái xoáy có phút chốc hiện tại nén lại, bất động, con mắt… Ở San Francisco anh đã hành hương về tất cả những hiện trường quay của phim: cửa hàng hoa Podesta Baldocchi, nơi James Stewart theo dõi Kim Novak. Anh ta là tay thợ săn, nàng là con mồi – hay là ngược lại nhỉ? Gạch lát sàn không đổi. Anh ta đã chạy xe suốt những con đồi San Francisco nơi James Stewart theo đuổi Kim Novak – Madeline. Có vẻ như đấy là trinh thám, bí hiểm, án mạng – nhưng thực ra đấy là về quyền lực và tự do, về phiền muộn và lóa mắt, được mã hóa rất cẩn thận trong những vòng xoáy mà ta có thể lầm lẫn, và không phát hiện ra ngay lập tức thực tế cái chóng mặt bởi không gian chính là cái chóng mặt của thời gian. Anh ta đã lần theo mọi dấu vết, cho tới tận khu nghĩa địa ở Mission Dolores nơi Madeline tới cầu nguyện trên nấm mồ một người phụ nữ chết đã lâu mà có lẽ nàng chưa từng quen biết. Anh ta đã theo đuổi Madeline – như là Scottie đã từng làm, tới bảo tàng Bắc đẩu Bội tinh (Legion of honor), phía trước chân dung một người phụ nữ đã chết mà hẳn nàng cũng chưa từng quen biết. Và trên bức chân dung, cũng như trên tóc Madeline, là vòng xoáy thời gian.
Khách sạn nhỏ thời Victoria nơi Madeline biến mất bản thân nó cũng đã biến mất. Bê-tông đã thay vào đấy, trong góc giữa Eddy và Gough. Ngược lại, khúc cây tùng vẫn còn ở Muir Woods. Trên đó Madeline đã vạch dấu khoảng cách ngắn ngủi giữa 2 đường đồng tâm đo tuổi của cây và nói, “Tôi ra đời ở đây… và đã chết ở đây.” Anh nhớ về một bộ phim khác mà đoạn này cũng được nhắc lại: cây tùng đó là cái cây ở trong Vườn Thực vật ở Paris, và bàn tay chỉ một điểm phía ngoài thân cây – ở phía ngoài thời gian.
Con ngựa vẽ ở San Juan Bautista, mắt nó trông giống như mắt Madeline: Hitchcock không phát minh ra cái gì cả, mọi thứ đã sẵn đấy rồi. Anh ta chạy dưới những mái vòm lối đi như là Madeline chạy về phía cái chết – Mà có đúng là cái chết của nàng không? Từ cái tháp giả này – thứ duy nhất Hitchcock thêm vào – ông tưởng tượng Scottie chìm đắm trong điên cuồng của tình yêu, thấy không thể sống nổi với ký ức mà không xuyên tạc nó, phát minh ra một bản thể khác của Madeline trong một chiều thời gian khác, một Zone có lẽ chỉ thuộc về ông, nơi mà ông có thể giải mã câu chuyện không thể giải mã bắt đầu từ cầu Cổng Vàng khi anh ta kéo nàng lên từ vịnh San Francisco, khi anh ra cứu nàng thoát chết trước khi ném nàng trở lại với cái chết – hay là ngược lại nhỉ?
Ở San Francisco mình đã “hành hương” về với bộ phim đã từng xem 19 lần. Ở Iceland mình đặt viên gạch đầu tiên cho bộ phim tưởng tượng. Mùa hè ấy mình gặp ba đứa trẻ trên đường và một ngọn núi lửa vừa phun trào từ biển. Lại một vụ sắp đặt… Những phi hành gia Mỹ vừa mới tập luyện trước khi lên Mặt Trăng trong góc này Trái đất nơi có vẻ tương đồng, mình thấy ngay một décor khoa học viễn tưởng, phong cảnh một hành tinh khác – à mà không, đó là hành tinh của chính chúng ta đối với ai đó đến từ đâu đó rất xa. Mình tưởng tượng anh ta bước tới trên mặt đất núi lửa dính nơi gót giày, với một vẻ nặng nề của anh thợ lặn. Bỗng nhiên anh ta sẩy chân, và bước tiếp theo đã là một năm sau, anh ta bước trên một lối mòn gần biên giới Hà Lan, dọc theo một khu bảo tồn chim biển.
Điểm khởi đầu là như thế. Nhưng vì sao lại có khoảng hụt thời gian ấy, mối liên hệ ký ức ấy? Là thế đấy, không thể hiểu nổi. Anh ta không đến từ một hành tinh khác, mà đến từ tương lai. 4001, thời điểm não người đã được sử dụng trọn vẹn. Tất cả hoạt động hoàn hảo, mọi thứ chúng ta đều có thể cho ngủ đi được, thậm chí cả trí nhớ. Kết quả logic: một trí nhớ trọn vẹn là một trí nhớ được gây mê. Sau nhiều câu chuyện về những người mất trí nhớ, đây là chuyện về một người mất khả năng quên… - và nhờ một bản năng lạ lùng, thay vì tự hào về điều đó và khinh khi nhân loại trong quá khứ đen tối, kẻ này lại trở nên tò mò, và rồi đầy lòng trắc ẩn. Trong thế giới nơi anh ta tới, gợi một ký ức, xúc động trước một chân dung, rung cảm với âm nhạc chỉ còn là những dấu hiệu của một thời tiền sử dài và nhức nhối. Anh ta muốn hiểu. Những tật nguyền của thời gian, anh thấy chúng là một sự bất công, và với sự bất công ấy anh phản ứng như Che, như người trẻ những năm 60, với lòng phẫn nộ. Anh là người thuộc Thế giới thứ ba của thời gian. Ý tưởng về nỗi bất hạnh đã từng tồn tại trong quá khứ trên hành tinh mình khiến anh ta không chịu nổi, cũng như đói nghèo tồn tại trong thời của họ đối với họ (những người trẻ).
Anh ta hiển nhiên sẽ thất bại. Nỗi bất hạnh anh ta tìm ra không tác động tới anh cũng như đói khổ ở một nước nghèo là điều không hình dung nổi đối với trẻ em ở một nước giàu. Anh ta đã chọn rời bỏ những đặc quyền của mình, nhưng không từ bỏ đặc quyền là được chọn. Điểm tựa duy nhất cho anh ta chính xác là cái đã ném anh vào cuộc tìm kiếm phi lý này: một chùm nhạc của Mussorgsky. Những bài hát vẫn được hát trong thế kỷ 40. Ý nghĩa của chúng đã không còn, nhưng đó là lần đầu tiên anh ta nhận ra được sự có mặt của điều anh ta không hiểu, điều liên quan tới nỗi bất hạnh và ký ức mà anh ta phải hiểu cho bằng được, và về phía ấy anh bắt đầu bước chậm chạp và nặng nề.
Tất nhiên là mình sẽ chẳng bao giờ làm bộ phim ấy. Nhưng mình nhặt nhạnh những décor cho nó, nghĩ ra cho nó những bước ngoặt, đặt vào trong đó những tạo vật yêu thích, mà mình còn nghĩ cho nó cả một cái tên nữa, đó là những giai điệu của Mussorgsky: Không mặt trời.

To be continued...

Wednesday, February 24, 2010

Không mặt trời - Nỗi khiếp sợ. Nó có mặt và có tên.


Sans Soleil (1985) - Chris Marker - P.7
Anh viết cho tôi: “Ở tận cuối những khu chợ thiết bị điện tử mà những cô nàng quá khích dùng làm đồ trang sức, trong bản nhạc Tokyo có một thứ đặc biệt mà sự hiếm hoi ở châu Âu kết buộc mình án lưu đày âm thanh thực: đó là nhạc của những trò chơi điện tử.
Họ được chạm khảm hẳn vào bàn, ta có thể uống, ta thể ăn trong khi vẫn đang chơi. Họ mở ra về mặt phố. Khi nghe họ ta có thể chơi trong trí nhớ.
Mình đã thấy những trò chơi này ra đời ở Nhật. Rồi mình gặp lại chúng khắp nơi trên thế giới, nhưng có một chi tiết khác: từ đầu đấy là một trò chơi nối tiếng: một loại chiến đấu phản sinh thái học mà người chơi phải giết ngay khi ló ra đầu của những tạo vật mà mình chưa xác định được ấy là những con chuột đồng hay là những chú hải cẩu con. Bây giờ đến lượt những khác biệt Nhật Bản: thay vào những con thú là những cái đầu người lờ mờ được xác định bằng một miếng étiquette. Trên đỉnh là Chủ tịch – tổng giám đốc. Trước ông này là phó chủ tịch và các giám đốc. Ở hàng đầu là những trưởng bộ phận và giám đốc nhân sự. Anh chàng mà mình quay phim này đập tới tấp những thứ bậc này với một năng lượng đáng ghen tị cho mình thấy rằng trò chơi này với cậu ta hoàn toàn không phải là phúng dụ, rằng cậu ta có những suy nghĩ rất rõ ràng về những cấp trên này của mình. Vậy hiển nhiên vì sao mà con rối đại diện cho vị giám đốc nhân sự thường xuyên bị đập mạnh đến nỗi nó nó không dùng được nữa, và người ta phải thay một con hải cẩu con vào đấy.
Hayo Yanianeko phát minh ra trò chơi điện tử với cái máy riêng. Để làm mình vui, anh bỏ vào đó những con vật mình yêu nhất: con mèo và con cú.
Anh chắc rằng chất liệu điện tử là thứ duy nhất có thể xử lý được tình cảm, ký ức và trí tưởng tượng.
Arsen Lupin của Mizoguchi, ví dụ thế, hay là Burakumin không kém phần giàu tưởng tượng hơn. Làm thế nào có thể khẳng định giới thiệu một loại người Nhật không tồn tại. Có, họ ở đó, mình đã thấy họ ở Osaka bán thân làm thuê ban ngày và ngủ ngay trên đất, từ thời Trung Cổ họ đã phải nai lưng làm những công việc bạc bẽo bẩn thỉu không ra gì, nhưng từ thời Minh Trị không có gì chính thức phân biệt đối xử họ, và tên thực sự của họ, những Eta, là một từ kiêng kị không được đọc lên. Họ là những phi-nhân (non-persons), làm sao mà thấy được họ, ngoại trừ bằng những phi-hình ảnh?
Những trò chơi điện tử là những bậc đầu tiên trong một kế hoạch máy móc hỗ trợ nhân loại, kế hoạch duy nhất dành cho trí thông minh một tương lai. Hiện giờ, triết học chưa vượt qua được của thời đại chúng ta được chứa đựng trong Pac-Man. Mình không biết là hy sinh những tờ 100 yên cho anh có làm anh thu phục được thế giới không. Có thể, bởi vì ang là ẩn dụ hình họa hoàn hảo nhất về số phận con người. Anh có thái độ đúng đắn trong những quan hệ quyền lực giữa cá nhân và môi trường, và anh báo cho chúng ta biết một cách giản dị rằng cho dù có một niềm vinh dự dành cho con số lớn nhất những cuộc tấn công thắng lợi, thì cuối cùng vẫn luôn luôn là một kết cục rất tệ.
Anh luôn hài lòng thấy cùng những bông cúc thược dược ấy xuất hiện trong những đám tang của người lẫn của thú. Anh tả cho tôi nghe về lễ tưởng niệm tổ chức tại sở thú ở Ueno dàng cho các con thú đã chết trong năm qua. Trong hai năm liền ngày than khóc này phủ thêm màu tang tóc bởi cái chết của một con panda – Còn nặng nề – theo báo chí – hơn cả cái chết của vị thủ tướng cũng xảy ra đồng thời. Năm ngoái người ta khóc rất nhiều. Giờ có vẻ như họ đã quen dần, chấp nhận việc mỗi năm cái chết cướp đi một con panda như là rồng mang đi những cô gái trẻ trong truyện cổ tích. Mình nghe thấy câu này: “Vách ngăn chia cắt cuộc sống với cái chết với chúng tôi không dày như là với người phương Tây.” Điều mình thường đọc thấy nhất trong mắt những người sắp chết là sự ngạc nhiên. Điều mình đang đọc được bây giờ trong mắt những trẻ em Nhật Bản là sự tò mò. Cứ như thể chúng đang cố - cốt để hiểu cái chết của một con vật – là nhìn chằm chằm xuyên qua cái vách ngăn kia.
“Mình trở về từ một đất nước nơi cái chết không phải là vách ngăn để bước qua mà là một con đường để đi tới. Cụ tổ của người Bijago đã tả cho chúng ta hành trình của những người chết, và làm thế nào họ đi từ đảo này sang đảo nọ theo một nghi thức nghiêm cẩn cho tới bờ biển cuối cùng, nơi họ đợi con tàu để tới thế giới bên kia. Nếu tình cờ ta gặp họ, điều tối quan trọng là không được nhận ra họ.
Những người Bijago là một phần của Guinea-Bissau. Trong một tài liệu cũ, Amilcar Cabral vẫy chào vĩnh biệt bờ biển – ông ta có lý, ông mãi mãi không bao giờ trở lại nơi này. Luís Cabral đã vẫy y như vậy 15 năm sau trên một chiếc ca nô mang chúng tôi trở lại. Guinea khi ấy đã trở thành một quốc gia và Luís là chủ tịch nước. Tất cả những người còn nhớ về chiến tranh đều nhớ về ông. Ông một nửa là em trai của Amilcar, sinh ra với hai dòng máu Guinea và Cape Verde, và ông là thành viên sáng lập của đảng PAIGC (Đảng châu Phi cho độc lập của Guinea và Cape Verde), một đảng kỳ lạ, đã thống nhất hai đất nước bị đô hộ trong một phong trào đấu tranh duy nhất, ông mong muốn trở thành người báo trước về một liên hiệp hai quốc gia. Mình đã nghe câu chuyện này từ những cựu chiến binh quân nổi dậy, những người đã chiến đấu trong những điều kiện phi nhân tính tới mức họ thương hại những người lính Bồ Đào Nha đã phải chịu những gì chính họ cũng phải chịu. Mình được nghe chuyện này, cùng với rất nhiều nhưng điều khác gây xấu hổ những ai đã dùng quá dễ dàng – cho dù là một lần, và do bất cẩn – từ “quân nổi dậy” (guerilla) để chỉ một phong cách làm phim nào đó… Một từ vào thời gian đó dính dáng tới rất nhiều những cuộc tranh cãi lý luận, và còn cả tới những chiến thắng xương máu trên mặt đất nữa.
Amilcar Cabral là người duy nhất dẫn dắt một cuộc chiến tranh nổi dạy thắng lợi, và không chỉ với nghĩa tiến công quân sự. Ông biết dân tộc ông, ông đã nghiên cứu về họ một thời gian dài, và ông muốn mỗi vùng được giải phóng trở thành tiên phong cho một kiểu xã hội khác. Những quốc gia xã hội biết phải phải trang bị cho binh lính bằng gì. Những nước dân chủ xã hội biết phải chất đầy các cửa hàng của dân bằng gì. Có thể cánh cực tả tha thứ cho lịch sử nhưng nếu quân nổi dậy như cá trong nước, ấy gần như là nhờ có Thụy Điển. Amilcar không sợ những cái khó hiểu, và ông biết cả những cái bẫy. Ông viết: Người ta nói rằng chúng tôi đứng trước một dòng sông lớn đầy sóng gió và bão tố, có những người cố vượt qua và những người chết chìm, nhưng họ không có lựa chọn nào khác ngoài sang bờ bên kia…
Và bây giờ chuyển cảnh sang Cassaca, ngày 17 tháng 2 năm 1980 – nhưng để hiểu đúng về nó cần phải đẩy nhanh thời gian lên nữa: một năm sau, chủ tịch nước Luís Cabral sẽ bị vào tù, và kẻ khóc lóc mà ông vừa trao tặng huy chương, tư lệnh Nino, sẽ lên nắm quyền. Đảng sẽ tan vỡ, những người Guinea và những người Cape Verde chia rẽ sẽ tranh giành nhau di sản của Amilcar. Người ta sẽ học được rằng phía sau buổi lễ thăng chức này, trong mắt những vị khách mời đọng lại mãi tình đồng chí trong cuộc chiến đấu, còn có sâu thẳm một nỗi cay đắng của những ngày sau chiến thắng, rằng những giọt nước mắt của Nino không nói lên cảm xúc của một cựu chiến binh, mà là nỗi kiêu hãnh bị tổn thương của người hùng không được nâng cao đủ để vượt lên trên những người khác. Và dưới mỗi gương mặt này có một ký ức. Và ở đó nơi họ muốn làm ta tin vào một ký ức tập hợp được tạo ra, hàng ngàn ký ức của những con người đã diễu hành vết thương riêng của mình trong viết thương lớn của Lịch sử… Ở Bồ Đào Nha, do phần Bissau ào ào dồn dập, tới lượt Miguel Torga, người đã đấu tranh cả cuộc đời chống lại sự độc tài đã viết: Mỗi nhân vật chỉ đại diện cho chính mình… Thay vì một sự thay đổi toàn xã hội, anh ta chỉ đơn giản là tìm kiếm trong hoạt động cách mạng sự thăng hoa của hình ảnh chính mình… Nói chung, đó cũng như là những cơn sóng cồn lại đổ ập xuống, và bằng một cách nhìn rõ trước được đến mức cần phải tin vào một chứng bệnh quên của tương lai mà Lịch sử phân phối qua lòng nhân từ hoặc qua tính toán cho kẻ mà nó tuyển mộ. Amilcar bị ám sát bởi chính một thành viên trong đảng của ông, những vùng được giải phóng bị rơi vào ách của những kẻ bạo chúa tiểu nhân khát máu, đến lượt chúng bị thanh toán bởi quyền lực trung tâm mà tất cả sẽ ca tụng sự vững vàng cho tới một cuộc đảo chính có vũ trang… Lịch sử vừa tiến lên như vậy, vừa nút lại ký ức như người ta nút hai tai. Luís lưu vong sang Cuba, Nino đến lượt mình khám phá ra âm mưu ngấm ngầm chống lại mình, họ có thể sẽ luôn được dẫn ra trước lịch sử, lịch sử không hiểu gì, nó chỉ có một đồng minh duy nhất, kẻ mà Brando đã nhắc tới trong Apocalypse Now: Nỗi khiếp sợ. Nó có mặt và có tên.
Mình đang viết cho bạn từ một thế giới khác, một thế giới của bề ngoài. Bằng một cách nào đó, hai thế giới giao tiếp với nhau. Ký ức đối với bên này là Lịch sử đối với bên kia. Một sự bất khả. Những huyền thoại sinh ra từ nhu cầu giải mã cái bất khả giải mã. Những ký ức cần phải hài lòng với hoang tưởng, với lệch pha của chúng. Một thời khắc dừng lại có thể cháy như một tấm phim bị giữ lại trước lò đốt của máy chiếu phim[1]. Sự điên cuồng chống chọi hay cơn sốt cũng vậy. Mình ghen tị với Hayao và Zone của anh ấy. Anh chơi với những ký hiệu của ký ức, anh ghim chúng xuống và trang trí chúng như những con côn trùng có lẽ đã từng bay trong thời gian và anh có thể lặng ngắm từ một điểm phía bên ngoài thời gian – cái vĩnh hằng duy nhất còn lại với chúng ta. Mình nhìn những cái máy của anh ấy, mình nghĩ tới một thế giới nơi mỗi ký ức có thể tự tạo nên một huyền thoại riêng của mình.”



[1] Những máy chiếu phim cổ có bộ phận carbon arc lamp gọi là lò đốt - nguồn sáng - có miệng lò nơi từng khuôn hình phim đi qua - http://einhornpress.com/hazard.aspx

Monday, February 1, 2010

Paris có gì lạ

Cái này để trả lời bạn KV về câu hỏi Paris có gì lạ ạ :D

Mọi năm xứ này không/ít tuyết, năm nay có hôm trắng xóa. Mấy hôm nữa lại sắp trắng xóa.



Trên đây thì Paris vẫn chưa có gì lạ!!

Triển lãm ảnh ngoài trời về sông Mekong từ thượng nguồn ra tới biển của đồng chí Lâm Duc Hiên người Việt trưng bày quanh vườn Luxembourg: http://www.lamduchien.com/

Cưới nhau xong người ta khóa nhau vào đây và vứt chìa xuống sông Seine. Không biết khi li dị thì có mò chìa lên không nhỉ?!!


Cuối cùng thì Paris cũng không có gì lạ mấy!! :D