Monday, June 29, 2009

Viết thu hoạch

Ở trường em giai, thày cô dạy văn bắt chúng nó viết thu hoạch về tác phẩm Lão Hạc. Ngày xưa từng khóc sưng mắt lên hồi đọc Một bữa no và vân vân, vân vân. Bây giờ chúng nó thiết tha gì con Vàng với cái lão có ông con giai đi đồn điền cao su, lão ấy ăn bả chó chết rồi thì thôi mắc mớ gì mà bắt viết cảm nghĩ cảm thụ cảm nhận cảm tưởng cảm cúm văn học với chẳng bút pháp này nọ. Bỗng một ngày phát hiện ra bài được giao đã một tháng mà cu cậu ỳ thì lì đình công nhất định không làm, đến nỗi cô phải báo về gia đình. Gạn hỏi mới bảo là không thích nên không viết được. Mình bèn xui thế hay là viết vì sao không thích đi. Nhưng mà cu cậu dám chê thế nào. Ở trường chỉ dậy mỗi khen. Haiz.

Vừa mới lừa cho cu cậu đọc The Great Gasby với lại Đo thế giới. Biết đâu cho viết thu hoạch về 2 (trong số vô cùng ít) tác phẩm cu cậu tự thích thú đọc đến hết lại ra được mấy cái bài bình loạn hay gần được như của các nhà phê bình văn học (từ hồi cấp 2 :)

Thế dưng mà cái ý viết thu hoạch ấy không phải là tồi. Hiểu rộng ra thì có khác gì blogging sau khi đọc những gì tung tăng đi mua từ tuần trước đâu, lại được khen chê thỏa thích. Thế thì thu hoạch.

Trước hết là Kitchen của Banana Yoshimoto: chẳng đọng lại gì ngoài chết chóc ám ảnh và cách họ cùng nhau vượt qua nỗi đau mất người thân. Một nội dung rất dễ chuyển thể kịch bản, dễ lấy nước mắt (khán giả) chứ lúc đọc không thấy rung động bao nhiêu. Kitchen được làm thành phim 2 lần, 1 phim truyền hình và một phim điện ảnh.

Quyển này mà dấy lên hiện tượng Bananamania thì cũng hơi lạ, nhưng hết lạ khi mà đọc quyển viết sau khá lâu là N.P. Chưa đọc các quyển khác của Banana Yoshimoto nhiều nên không biết có phải vậy không, nhưng cảm tưởng như tác giả phải mất đi người thân/yêu, thậm chí là nhiều người thân/yêu nên mới đau đớn đến độ viết về mất mát tinh tế như thế. N.P cũng về cái chết, cũng là những người trẻ học cách vượt lên (My heart will go on, and on, and on….) thay vì cũng commit suicide theo cho rảnh, nhưng N.P vượt bậc về văn phong và cách xử lý, dẫn dắt câu chuyện. N.P ấn tượng hơn, không phải chỉ vì tác giả muốn thử sức viết về tình yêu đồng huyết, đồng tính, hay thần giao cách cảm. N.P với những chi tiết đặc tả tâm trạng, hay cảm xúc thực sự có chiều sâu, phản chiếu qua những chiều không gian hay thời gian, khung cảnh môi trường xung quanh, gần như cái cách Murakami làm người đọc day dứt (và tâm đắc) khi soi vào thế giới nội tâm các nhân vật. Ví dụ như Kazami nghĩ “Bị vây quanh bởi những tòa nhà cao vút, tôi như biến thành một con cá và nhìn thấy thế giới đang khép kín lại xung quanh mình”. Một sự bế tắc đến mức cuộc sống như là trong một cái bể cá. Cái cảm giác bể cá ấy xuyên suốt cả truyện cùng với những ám ảnh, những ảo giác về cái chết cứ giằng co trong tâm can.

Chuyện tình yêu đồng huyết cũng không hiếm mấy. Vu khống có cách viết đậm đặc và dồn nén, trong điện ảnh thì có Dreamers rồ dại bất cần. NP lại có cái kiểu âm ỉ, tê dại. So với Kitchen thì N.P là một cuộc đại nhảy vọt. :D Với lại thế nào mà quyển này dịch trước Kitchen 2 năm lại tốt hơn rất rất nhiều về mặt dịch thuật?!

Nhật ký mang thai của Yoko Ogawa thì vẫn rất chi là …Yoko Ogawa. Chẳng phải ai cũng dám mò vào những góc khuất tăm tối ám ảnh hoài nghi đôi khi ác độc bản năng mà viết thản nhiên hấp dẫn được như thế. Nhân chi sơ tính bản thiện đúng hay không đúng?

…..

Đọc những bạn mỏng mỏng ấy thật sướng vì trọn vẹn, và rất đàn bà. Chứ lay lắt cùng lúc 3 bạn Linh Sơn, Sống để kể lại với Biển và chim bói cá thật là không biết đến bao giờ.

Tuy nhiên thì bác Tấn viết rất duyên đã làm mình cười rinh rích cả đêm, chỗ nào hiểm cũng đều dây dưa xxx mới kỳ. Nào là thuyền trưởng Lê Mây say say leo cây thấy giám đốc và cô Hoa “Như Tây. Ngồi!”, nào là Quán Mèo với vợ mà phải lẩm nhẩm trong óc “Không phải vợ ta, không phải vợ ta” đến ba mươi mốt lần, chưa kể đoạn Mơ bảo với Cương “Tự ái à? Không sinh hoạt à?”

Những cái chuyện ấy gây cười rũ ra nhưng mà thực chất là buồn rũ ra. Con người đáng thương đến thế kia sao?

Wednesday, June 24, 2009

White lies

Hồi bé học tiếng Anh ở Trung tâm, thường hay có topic là White lies, nên hay không.

Phe thì bảo là không, nói dối kiểu gì cũng không được. Truth hurts nhưng mà lie kills.

Phe thì bảo là có, vì có những lời nói dối có lợi. Ví dụ như lạm phát 20% chính phủ bảo là có 10%, để dân yên tâm tăng gia sản xuất. Chính phủ bảo đấy là white lie. Ví dụ như Louka nói dối Kolja là bà em ngủ thay vì bảo là chết khi thấy em cứ cố nói chuyện với bà trong bồn tắm qua cái vòi sen giả làm ống nghe điện thoại.

Mình từng tin là có. Và mình xếp những white lie đấy vào cùng loại với truth.

Nên mình cứ tưởng là mình chưa bao giờ nói dối.

Một ngày kia, mình nghĩ rằng sẽ tránh cho ai đó lo lắng bằng một lời white lie ngàn năm có một và bỗng nhiên nhận ra trắng hay đen hay xanh đỏ tím vàng gì thì cũng vẫn là nói dối.

Và ai đó không còn tin mình nữa.

Nó giống như trò chơi một người bịt mắt, một người dắt người bị bịt mắt từ điểm A đến điểm B. Ai đó bây giờ trở thành người bị bịt mắt, không tin vào bàn tay mình dắt đi.

Mình thì rơi tự do… Lòng tin của ai đó từng như là cái ghế cho mình ngồi tựa. Mình đứng lên làm gì đó, rồi ngồi xuống mà không nhìn: cái ghế bị rút mất.

Ai đó không tin vào mình nữa, giống như mình bị ngồi vào khoảng không của cái ghế bị rút mất.

Ngã ngồi, và khóc tu tu.

Thậm chí ai đó sẽ không còn tin đấy là nước mắt nữa.

Thậm chí thế là bát nước hắt đi.

Bát nước hắt đi cũng như chuyện ai đó kể về anh thợ lặn. Anh thợ lặn đeo đồng hồ đo áp lực nước và độ sâu của biển. Anh cứ lặn xuống mãi, xuống mãi, thách thức biển cả bao dung. Anh ngạo mạn đạt hết record này đến record nọ. Đến một lúc, anh đã vượt qua chính mình, lập kỷ lục chưa ai từng lập, đồng thời cũng phát hiện ra từ độ sâu ấy anh sẽ không còn bơi lên được nữa. Anh sẽ không bao giờ quay lại tới mặt biển.

Mình không muốn lập kỷ lục. Mình không muốn lo bò trắng răng, không muốn tin vào white lies nữa.

Mình chỉ muốn lấy lại cái ghế thôi.            

Saturday, June 20, 2009

Xứ sở của nước và thạch thùng (tiếp theo)

(J.M. Maulpoix)

.....

Làm gì mà lại qua náo nhiệt? Họ sinh sôi nảy nở, họ sống cuộc đời mình, chất lên rồi dỡ xuống nỗi niềm đời mình, họ nâng lên rồi đặt xuống cuộc đời mình, họ cân bằng rồi xê dịch đời mình, họ biết thế nào là nhọc nhằn, là bươn chải. Thế nhưng, sống không phải một gánh nặng. Khi ngồi bình thản, trước cửa nhà, những người này như chỉ đợi chờ thực tại: nó đấy, nó đến, không lặp lại, cắm rễ và lan tỏa. Nó dường như vĩnh hằng. Tối, trong cửa hiệu, họ đưa xe máy vào. Nằm dài trên chiếc giường tạm, thậm chí trên sàn gạch, họ xem ti vi, lưng trần, chân bắt chéo. Có khi hai hay ba người, túm tụm ngay trên vỉa hè: nhấm nháp chút gì bên ngọn nến giữa đêm đặc quánh toát mồ hôi như còn tối thẫm hơn trong cơn nóng ẩm.

Có những khi họ cũng đi dạo bên hồ, những cặp tình nhân, lũ trẻ con và những người già mặc pyjama, dưới những tán phượng và những chú ve kêu không mệt mỏi.

.....

Ngoài thành phố, đường lớn và đường quốc lộ thương nhớ những con đường đất nhỏ: những ổ gà ổ chó, nhũng bùn lầy, vũng rãnh, những đứt đoạn, những vết xe, những đá giăm, hàng đống hoặc la liệt cỏ khô phơi bên vệ đường. Đôi khi, những mặt đường đang thi công cũng phủ đầy rơm rạ: họ chất rơm lên ở đó, đảo rơm ở đó, phơi rơm ở đó, bó thành từng bó, rải ra ở đó thành những vỉa hè dát vàng nơi đàn gà tới cục tác kiếm ăn.

Làng quê cũng đẩy lùi thành thị, hay đúng hơn là chống cự và ngoan cố theo một nhịp điệu riêng, thồ hàng, dắt trâu hay lùa vịt giữa những xe máy với xe tải.

Ở nơi họp chợ, phố cũng như về với đất, nào rau nào quả người ta tưởng là trồng tại chỗ hơn là ở quê ra. Phố bỗng như đầm nuôi cá, hay cánh đồng, nơi nông dân đội trên đầu những cái chao đèn rơm trông như chính họ cũng vừa từ đất lên với nón, với xô, với nào là đòn gánh.

Nơi đây ngay cả đương đại cũng là một công trường. Nhưng họ làm việc ở đó với những gương mặt và công cụ không tuổi. Rất ít máy móc. Thế giới được làm bằng tay.

.....

Hoa súng, đậu lăng, hoa sen và bông lúa. Ở đây, cây cỏ mọc lên từ nước. Nói đúng hơn ở xứ này họ không hoàn toàn sống trên đất mà trên bề mặt chất lỏng thấm vào đất hay là ôm lấy đất. Họ cũng không biết thực sự mình đang ở thành thị hay nông thôn, nhiều nước cùng với rau cỏ tiến lại gần hơn các ngôi nhà. (ý là chợ xanh chợ đuổi?)

Nước còn là quê hương xứ sở. Ở nơi ấy có vị đàn gỗ (goût du xylophone), có những hợp âm ướt và tiếng nhạc thánh thót mỗi khi ta lắng nghe thấy tiếng mưa rơi.

.....

Mưa dày và nặng hạt trong cơn gió mùa mang theo mình sắc màu mới giá 1$: màu xanh lá, màu lam, màu hồng, màu vàng và màu tím của những chiếc áo mưa nhựa đơn sắc và trong suốt ở bên trong người ta vẫn đạp xe mải miết.

Giả vờ là hà mã, hai con trâu đằm mình xuống đến tận mắt bơi trong mương: mảnh trăng ghi soi xuống mặt nước ghi.

....


To be continued...

Wednesday, June 17, 2009

Xứ sở của nước và thạch thùng

"Au pays de l’eau et du lézard blanc"

(J.M. Maulpoix)

Nơi đây là xứ sở của nước và thạch thùng, của quạt gió và những chiếc xe gắn máy. Nơi đây người ta vi vu từng đôi từng đôi, sát vào nhau trên mô-tô bé xíu.

Có đôi khi tôi thấy những gia đình – ông bố, bà mẹ và hai cháu nhỏ - trên cái thứ máy bé tí ấy, vẻ bình thản và hài lòng như trong khoang xe hạng nhất. Ô tô để mà làm gì, khi trời thì ấm áp thế này?

Có những cô nàng lượn phố, cằm tì lên vai anh lái xe, nhìn ngắm con đường hướng theo mắt anh, hay có những cô ngồi nghiêng, vừa đặt mình lên yên xe giả da, cân bằng duyên dáng, cũng nhờ vẻ thanh thoát mãi mãi tuổi trăng rằm.

Có những cô lái xe đeo găng trắng: dường như sống cũng là một sự tỉ mỉ vô cùng.

.....

Vượt lên tất cả các cung bậc, những còi xe nhắc dõng dạc: tôi đến đây, tôi đây rồi, cho tôi qua nào. Nhưng chúng hồ hởi nhấn mạnh đến nỗi cứ như là chỉ muốn thêm một nốt nhạc gắt vào mớ âm hưởng nghịch tai cuồng nhiệt của phố phường. Báo hiệu và tay lái, tiếng còi đổi các hướng quỹ đạo và vòng xoay. Họ không ngừng nghỉ, chỉ chậm lại chút xíu, ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, sượt qua nhau, né qua nhau… Sự uyển chuyển tránh được mọi va chạm. Không có đụng độ; tất cả trôi chảy bởi những lượn cong, những lướt qua, những xiên chéo. Họ dự đoán hết, không khi nào bị đột ngột bất ngờ. Họ bước vào điệu nhảy, với nhịp chóng mặt 37, 38 km/giờ, họ căn tốc độ qua nhiệt độ không khí.

Đôi khi, họ nhìn nhau, nhoẻn cười, mến nhau một chút, rất nhanh, qua ánh mắt.

.....

Phố phường có hương vị, có tính khí, có xâm xấp mồ hôi, có nếp nhăn và nhiều thương tích.

Dòng sông hay cánh đồng, khi thì chảy trôi, khi thì tĩnh tại, lâu lâu cắm trại với những sạp hàng, những mái bạt, và dân thì ngồi xổm bán mua.

Dòng sông, chảy như Hồng Hà : là nước dùng của cả thành phố.

37, 38 độ: nhiệt độ không khí bằng với nhiệt độ trái tim.


Còn tiếp...

Sunday, June 14, 2009

Thơ thì thơ :D

Sang thăm nhà các anh các chị các bạn thấy đâu cũng có chiếu thi đàm, bỗng nhớ về cái thời còn chép sổ thơ thu, sổ thơ tình, sổ thơ tình mùa thu... Những bài ấy ít thuộc, giờ chỉ nhớ câu nhớ đoạn. Thế mà Đường thi thì có mấy bài cứ ám lấy thế nào...

Ví dụ như Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Rồi Đề Đô thành Nam trang của Thôi Hộ

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.

Bài này nhớ có lẽ là nhờ cụ Nguyễn Du.


Thôi Hiệu có bài Hoàng Hạc Lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, 
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu. 
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, 
Bạch vân thiên tái không du du. 

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, 
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. 
Nhật mộ hương quan hà xứ thị, 
Yên ba giang thượng sử nhân sầu. 

Bài này thì là vì mến mộ cụ Tản Đà và cụ có dịch một series Đường thi rất oách:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? 
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ 
Hạc vàng đi mất từ xưa 
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay 

Hán Dương sông tạnh cây bày 
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non 
Quê hương khuất bóng hoàng hôn 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai 

Ôi ôi lên cơn quằn quại... nhớ cụ.
Lên cơn nhớ lây thêm một cơ số cụ khác nữa: các loại tuyển tập tổng tập vàng vàng xỉn xỉn, mực nhoẹt nhòe đen thui - gia tài của bố - ghen tị đứng cạnh Cụ Trần Dần gáy không long, bìa phẳng nuột, láng mượt kính coong, có chữ Sửa bản in: Nhị Linh.

Saturday, June 13, 2009

Một kiểu chất vấn không thể nói dối

Cái này lâu lâu rồi mà mới phát hiện ra, móc lại từ Youtube. 
Chẳng biết nên cười hay mếu. Thiệt tình...

Đòn cuối cùng của bác Khoa thật chí tử :))


Friday, June 12, 2009

Mua sách cuối tuần

Đi chụp ảnh thẻ 3,5 x 4,5. Mà tại sao lại 3,5 x 4,5cm? 

Hiệu ảnh Quốc tế chụp bằng cái máy có ống kính lạ lắm. Cái hiệu ảnh này có khi đã chụp cho mình những cái ảnh thẻ đầu tiên trong đời đến giờ, có các cô các chị mặc đồng phục áo trắng, có các anh (ông?) chụp ảnh ngồi bắt chân chờ khách, bắt khách nghiêng đầu một tí, nghiêng thêm một tí. 
Cái hiệu ảnh trên phố Hàng Khay không biết đã bao nhiêu tuổi rồi. Đời con cái cháu chắt không biết còn được chụp ở đấy không?

Biết phải chờ lấy ảnh bèn phóng ra mua sách. Cũng chỉ mua được 5 quyển vừa vừa (ý là về số trang sách. Phải nói rõ thế vì có lần bị một bạn bắt gặp đọc Vu Khống của Linda Lê, bạn phán cho một câu: tớ chỉ đọc những quyển dày hơn thế này thôi, làm mình toát mồ hôi hột :D )

1. Người trong bóng tối - Paul Auster - dịch giả Trịnh Lữ - Phương Nam Book

Đứng trong thang máy đọc lời người dịch của bác Trịnh Lữ mà trót cười hô hố làm bà con xung quanh giật mình. Thiện tai. Bác tâm sự rằng là bác sang tận New York họp mặt với các dịch giả văn học, và "trình làng" 2 quyển khác của Paul Auster là Trần trụi giữa văn chương và Nhạc đời may rủi. Trong dịp ấy bác được hẳn đại diện của Paul Auster đề nghị dịch Man in the dark và xuất bản ở Việt Nam cùng lúc với nguyên tác bên Mỹ, rồi là bản gốc là bản mềm có kiểu chữ American typewriter ra sao còn bác dùng Times New Roman gõ dấu Unicode ra sao. Thật là cảm động. :D Cảm động như là các tựa đề sách bác đặt cho tiểu thuyết của Paul Auster :))

2. Ba ơi mình đi đâu? - Jean-Luis Fournier - dịch giả Phùng Hồng Minh - Nhã Nam

Định bụng mua cho em trai, mong em đọc nhiều hơn và hưởng được chút nhân văn nào từ sách vở, mưu toan đẩy lùi văn hóa MTV tràn ngập trong em cùng với video game bùm chéo đùng đoàng. Mở ra ngắm nghía phát hiện bạn học đại học mình dịch quyển này. Bạn Phùng Hồng Minh hiền lành dễ thương mà sau mới có mấy năm mình đã nghĩ mãi không ra tên. Trí nhớ phản bội thế đấy. Bây giờ bạn đã có trong tay những tác phẩm dịch đáng quý trong khi mình mới tập tọe nghịch với erotic romance. Thật là.

3. Thần, Người và Đất Việt - Tạ Chí Đại Trường - Nhà sách Kiến Thức

Sau khi đọc mấy bài viết của bác này trên Da màu đã thấy khiếp hãi. Giờ vớ được sách bác phải mua ngay để bổ túc văn hóa nước nhà ít nhiều. 

4. Sách của bạn tôi - Anatole France - dịch giả Hướng Minh - NXB Văn Học

Dịch giả này thì mình không biết, hoặc là do mua sách tiếng Pháp bao giờ cũng chỉ cố chọn những tên ...có dán tem, vì từng bị lừa nhiều, nên mua thế này cũng gọi là liều. 
Hồi bé chưa bao giờ đọc Anatole France một cách tử tế, nên thử tử tế một lần xem thế nào. 

5. Cà phê Hàng Hành - Tuyển truyện ngắn hay báo Văn Nghệ - Nhã Nam

Thấy chị So tuần nào cũng cầm tờ Văn nghệ, và nhắc không ít tới truyện ngắn trong đây nên hóng hớt. Với lại quyển này mấy hôm nay thấy rầm rộ là... chưa kể trong ấy có mấy nhà văn như Hồ Anh Thái với Nguyễn Huy Thiệp lâu rồi không được đọc gì mới.

Háo hức háo hức. Không biết bắt đầu quyển nào trước.

Bây giờ đi xem tuần lễ phim Tiệp ở Cinematheque đã. Hôm nay là Loners. 
Ngày mai 9.00 pm có Fireman's ball của Milos Forman.

Thursday, June 11, 2009

Tầm quan trọng của dự báo khí tượng

Frédéric Beigbeder

Lire, tháng 6, 2009

Tháng trước ở Cannes, tôi đã làm quen vi mt nàng lên hình mc bn tin khí tượng hàng ti trên Canal+. Nàng mang tên mt nhân vt n trong tiu thuyết thế k XIX: “Pauline Lefèvre”. Mt nhan đ có v kiu Fromentin hoc Stendhal. Vi Dumas thì Pauline là mt cô nht nht, bun thm, đy đau kh… George Sand li viết mt câu chuyn cùng tên vào năm 1840, và đó cũng là tên riêng ca nhân vt n trong Le Hussard sur le toit (Chàng k binh trên mái nhà).  Nhưng ti đu thế k XXI, Pauline không còn tóc nâu, mà là mt nàng tóc vàng khe mnh, tươi cười và sexy. Mt ti, mt thng cha ngu mui đi trêu chc cái ngh ca nàng, nàng bèn khó chu: “Ơ này! Công vic tôi làm rt chi là quan trng nhé, đy là gi phút nghiêm túc nht trong ngày, còn cái gì quan trong hơn là thi tiết na ch?” Nhng người ph n mt xanh luôn luôn có lý. Đúng khi y tôi đang đc L’Art de la fiction ca David Lodge (trong Rivages poche). Nhà văn Anh hy sinh nguyên mt chương cho “Thi tiết”. Tht l là mãi đến thế k XVIII, khí tượng gn như không xut hin my trong tiu thuyết; ch đến ch nghĩa lãng mn thì nhng tiểu thuyết gia lãng mn mi ngng mt lên và t nào là bu tri, nhng đám mây, cơn mưa, hay mt tri m li xuyên qua nhng tán lá, sương mù lan trên c mt sm tinh mơ… Bác này trích dn Emma ca Jane Austen (1816): “Đêm hôm y Hartfield tht dài và u su. Thi tiết càng làm ni bun dâng lên hơn na. Một cơn mưa lạnh nổi lên như bão táp, không còn tháng bảy trên những rặng cây bụi cỏ, trong con gió giằng xé, và chỉ còn thấy những cảnh tượng dữ dội này rõ ràng cứ lê thê mãi ra trong ngày thật dài.” Những mô tả mang tính thông báo khí tượng cho ta cảm giác nặng nề; tôi thường xuyên bỏ qua những đoạn ấy. Tôi thấy đó là một phương pháp độn văn đặc biệt dễ đối với những tác giả chẳng có gì để mà nói. Đấy là lỗi của Jane Austen làm cho trời bắt đầu mưa khi một nhân vật buồn, và mặt trời rực rỡ khi một chị ngốc bỗng dưng yêu. Tầm phào! Nhảm nhí! Tuy nhiên Pauline Lefèvre có lý khi bào chữa cho công việc của nàng. Thời tiết đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Đó là chủ đề chính trong những cuộc trò chuyện của loài người, lại cũng là vấn đề lớn của thời đại chúng ta, bởi chúng ta sẽ sớm chết vì những tai biến thiên nhiên ấy. Khí tượng là chủ nghĩa Nazi ngày nay, là con quái vật chúng ta cần phải chống trả. Hôm nay, khi chúng ta nói đến thời tiết, không chỉ bởi vì nó quy định niềm vui sống hay là nỗi u sầu của ta, đó còn là vì Chúa muốn giết ta, chúng ta, những người thân, con cái, giống loài chúng ta. Khí tượng từng là một chủ đề lãng mạn, rồi ánh phản chiếu của thế giới nội tâm; từ nay, nó là một chủ đề khải huyền, như J.G. Ballard đã thấy rất rõ trong những tiểu thuyết giả tưởng đầu tiên của mình: Le monde englouti (The Drowned World, 1962) và Sécheresse (The Drought/The Burning World, 1965). Người ta không còn tạo những ẩn dụ bằng một mối đe dọa như vậy nữa: người ta sắp đặt định mệnh này như Emmanuel Carrère dùng trận stunami năm 2004, trong D’autres vies que la mienne (Những cuộc đời khác tôi). Sau một hồi làm nhiệm vụ chiếc gương soi chiếu cảm xúc chúng ta, khí tượng giờ là tên tội phạm mà chẳng có cảnh sát nào bắt nổi. 


...........................


Frédéric Beigbeder (sinh năm 1965)

Mémoire d'un jeune homme dérangé, 1990

Vacances dans le coma, 1994

- L'Amour dure trois ans, 1997 (Tình yêu dài ba năm - nghe đồn sẽ được làm thành phim và sắp ra sách ở Việt Nam, vẫn là Nhã Nam, dĩ nhiên :)

- 99 Fr, 2000 (đã có sách ở Việt Nam cũng tên là 99Fr, dịch rất lởm. Tiểu thuyết được chuyển thể thành phim và hình như đổi tên thành 14.99 euro cho hợp thời, Beigbeder có đóng 1 vai vớ vẩn)

- Windows on the world, 2003 (về vụ 11/9, mỗi chương khoảng 3 trang sách và tương đương với 1 phút, countdown tới thời điểm máy bay đâm WTC, cũng được chuyển thể thành phim)

- L'égoïste romantique, 2005

- Au secours pardon, 2007

- Truyện ngắn The day all women loved me, 2006 (cũng thành phim nốt)

- 2 tập truyện tranh Rester normalRester Normal à Saint-Tropez

Tuesday, June 9, 2009

Loăng quăng... đầu tuần.

1. 2h đêm mà lọ mọ ngồi đọc cái blog của ai ai đấy, nổi tiếng quá, nhiều còm men vãi linh hồn. Toàn là cái gì mà siêu với cái gì mà lập. Hí hí. Nhưng mà vui đáo để. 

2. Chả lẽ lại sang xin cái từ lóe lên? :)) Khồng! Cho đến khi tắc tị (stuckism ai đó hay ho bịa ra rất đáng khâm phục cũng chỉ nên phụ đề Việt ngữ là tắc tị, chứ có ý nào liên đới tới tiêu hóa mà ...ị đâu nhỉ? Với lại Lars Von Trier chứ không phải là Lar Von Trier :)

3. Thực đơn hôm nay tuyền Phú-lang-xa. Quick review/fastfood vỗ béo.

- The Class (Entre les murs)

Lớp 8 ở một trường phổ thông Paris đủ loại Black-Beur-Blanc thêm cả Tàu vàng. Suốt 9 tháng, từ ngày tựu trường tới ngày cuối năm, thày trò giận nhau, làm lành với nhau, khùng lên với nhau, mách mỏ nhau, v.v... đủ kiểu.

Thày là một anh giáo viên cấp 2 trên Thủ đô xịn, tre trẻ hoi hói, nên vào vai ...chính mình rất ngọt. Phim Cantet đạo diện dựa trên chính tác phẩm văn học của đồng chí thày này. Hoàn toàn là một Frank McCourt Phú-lang-xa đấy, vì dạy môn tiếng Pháp và văn học Pháp, y như bác kia dậy tiếng Mỹ và văn học Mỹ (cho dù bác là dân Ireland bon chen sang). Tưởng thế mà không phải thế. Cái truyện Người Thày (hơi chuối vì càng về cuối càng đuối) vẫn là mẫu hình hero rất Mỹ. Cái phim Entre les murs thì có đứa thắc mắc mãi là vì sao lại cho nó cái cành cọ, chẳng xứng gì cả một là hai là ba là... Nhưng mà theo đa số tung hô thì nó giật được cái cành cọ ấy là vì chính những cái một hai ba đấy: thật như là nó vẫn thế, không có trò anh hùng nào sất, thầy cũng lỡ mồm văng tục với trò vì trò láo quá, rồi thì người xem (ý là tôi) vẫn cứ đần ra trước những câu hỏi không lời giải muôn thuở: với học sinh tứ xứ thì bản sắc bản ngã bản thể bản thân... là cái qué gì, với giáo viên thì học sinh trong gia đình nhập cư bất hợp pháp sắp bị trục xuất nên kệ (mẹ) nó bó tay hay là giúp thế nào cơ? 

Điểm... lóe lên của phim là cách tiếp cận đối với ngôn từ. Những ai thích từ ngữ thì sẽ thích, không phải là vì đoạn chia động từ Croître rất là chi giống ở các lớp chuyên (Pháp) nhà ta tầm chục năm về trước, mà vì quan điểm ngôn ngữ từ phía thầy và từ phía trò. Từ chuyện nhỏ là thầy không khi nào thử đặt mình vào vị trí trò để hiểu mức độ cảm thụ và ứng dụng phong phú của ngôn từ trong cuộc sống trò, bắt chúng nó học những cái cả đời không bao giờ dùng đến, tắc tị khi bị trò vặn vẹo, dẫn đến xung đột lớn hơn và những tắc tị khác kinh hơn nhưng rõ ràng là rất đời thường, đầy rẫy trong tất cả các trường phổ thông và trung học.

Túm lại: Cành cọ thì hơi quá (Pháp mà!) nhưng đáng để gọi là hay, nhân văn đủ cả, thông điệp (dĩ nhiên là) mở, không áp đặt, diễn xuất ổn ổn là. Cái lũ học sinh mất dạy đóng rất hay vì rất láo lếu mất dạy. :)) 

(Bảo quick như fastfood mà bôi ra như cái double whopper burger king)

- I've loved you so long (Il y a longtemps que je t'aime)

Tưởng là về tình yêu hóa ra là về tình yêu thật. Tưởng là "Em, anh đã yêu em từ lâu. Em, anh đã yêu em đậm sấu... (Đức Huy), hóa ra không phải.
Tình yêu này tăm tối và cảm động rớt nước mắt.
Phim này đích thị mang mác Philippe Claudel: rất day dứt, rất thảm hại và ít nhiều dính tới Việt Nam. Trong (tiểu thuyết ngắn hay truyện dài?) Cháu gái ông Linh của bác già xinh giai này, nhân vật chính là một ông già da vàng vượt biên với đứa "cháu gái". Trong phim (tự biên tự đạo...[diễn]) cô em Léa của cô chị Juliette có 2 đứa con nuôi Việt Nam (lớn lên sẽ thành "chuối" trong trắng ngoài vàng).
Truyện cũng gây tò mò hấp dẫn phải theo đến cùng xem tại sao lại thế tại vì sao lại thế, sao không thế này mà lại là thế kia. Tuy nhiên tốt nhất không nên trông đợi cái gì quá ghê gớm để không thất vọng giá mà... gì cả.

- Jules and Jim (Jules et Jim)

Truffaut chơi cho một vố rơi xuống hố ngay giữa đêm hôm khuya khoắt trong khi tinh thần đã chuẩn bị là bác này hay có những pha "Hả????" lồi mắt về cuối. Thế mà vẫn không thoát lồi mắt. 
Phim đen trắng quay đúng kiểu bọn Phú-lang-xa kinh điển mê tơi nhưng cũng không dễ xem. Hơi phân tán một tí là lại phải tua ngược xem lại vì chẳng phụ đề tí nào sất. 
Đây là một trong những phim của Truffaut được nhắc đến nhiều nhất. Thế nhưng mà số Les Cahiers du Cinéma vừa rồi các bác phim ảnh tụ lại bình bầu cho 400 coups lọt vào một trong 100 films pour une cinemathèque idéale, cùng các Công dân Kane, và Kẻ cắp xe đạp, trong khi Jules et Jim được yêu thích (bởi thậm chí cả các đạo diễn thế hệ sau) vô cùng, và được tung hô bằng những bộ phim khác ví dụ như The Dreamers (hay như điên)... cũng bày trò 2 anh một chị chạy chạy... :)

Hôm trước xem Vicky Christina Barcelona thấy như bị lừa: sao bìa lại đề Woody Allen đạo diễn? Thế mà lại đúng thật. Bác này nhận lời làm quảng cáo cho thành phố Barcelona hồi nào mà mình không hay :))
Nhắc đến cái phim du lịch ấy là vì trong đó cũng có vụ ở chung ở chung, quần hôn này nọ, đã nổi cơn kính nể, nay xem Jules et Jim thấy Mỹ phải gọi Pháp bằng cụ trong cái gọi là tự do với giải phóng với nữ quyền... Ừ thì Hạt cơ bản đã cho trắng mắt ra rồi đấy thây :D



Tuesday, June 2, 2009

Tiananmen killings: Was the media right?

BBC News

Reports of the pro-democracy protests in Tiananmen Square and their violent end have had a huge impact on how the outside world sees China. James Miles - who was the BBC's Beijing correspondent at the time - reflects on the difficulties of covering the story.

Pro-democracy demonstration by Chinese students in Tiananmen Square in May 1989
The massacre was the culmination of weeks of student-led demonstrations

The first draft of history can be crude. Even if the thrust of a story is well described by journalists on the scene, some of its details might need refinement, and sometimes even correction.

Such was the case with the massacre in Beijing on 3 and 4 June, 1989. I was one of the foreign journalists who witnessed the events that night.

We got the story generally right, but on one detail I and others conveyed the wrong impression. There was no massacre on Tiananmen Square.

Looking back at the radio despatches I filed for the BBC, the following words stand out from a draft script that I sat down to write back in the office at 0230 on 4 June: "Around two in the morning, troops using armoured personnel carriers crashed through barricades set up by residents on the outskirts of the square.

"Eyewitnesses said thousands of troops later poured into the square, firing as they advanced. Tens of thousands of students and workers crouched in the centre of the square."

 The Chinese government was quick to exploit the weaknesses in our reporting 

Scripts are often revised by hand at the last minute in the studio, but the actual words as broadcast probably did not differ considerably from these.

Towards midday on 4 June, amid reports of widespread casualties, I wrote in another draft that "many of the deaths occurred at Tiananmen Square, not only from gunshots, but also from being crushed by tanks, which ploughed relentlessly through any obstacle in their way."

Reports by other foreign journalists conveyed a similar impression. "Death in Tiananmen; Witnesses Describe the Devastating Assault" said a Washington Post headline on 5 June.

Credible reports

Evidence of a massacre having occurred in Beijing was incontrovertible.

Chinese army tanks guard the strategic Chang'an avenue leading to Tiananmen square (6 June 1989) Manuel Ceneta/AFP
Troops fired at unarmed citizens on the strategic Chang'an Boulevard

Numerous foreign journalists saw it from widely scattered vantage points.

On the morning of 4 June, reporters in the Beijing Hotel close to the square saw troops open fire indiscriminately at unarmed citizens on Chang'an Boulevard who were too far away from the soldiers to pose any real threat.

Thirty or 40 bodies lay, apparently lifeless, on the road afterwards.

That scene outside the Beijing Hotel alone justified the use of the word massacre. But the students who had told me and other journalists of a bloodbath on the square proved mistaken.

Protesters who were still in the square when the army reached it were allowed to leave after negotiations with martial law troops (Only a handful of journalists were on hand to witness this moment - I, like most others at the time, had spent the night in various different parts of the city monitoring the army's bloody advance).

A few of the students were crushed by armoured vehicles some distance from the square after the retreat.

There were credible reports of several citizens being shot dead during the night on the outer perimeter of the square, but in places which strictly speaking could be said to be outside the square itself.

But we are far less certain of killings on Tiananmen proper. There were probably few, if any.

Tiananmen taboo

We are also still unsure how many people were killed that night. The government said 200 citizens died (from stray bullets and shootings by thugs), in addition to dozens of troops. The likely toll is almost certainly higher.

A girl wounded in clashes between students and soldiers near Tiananmen Square (4 June 1989) Manuel Ceneta/AFP
The wounded were transferred to hospital by any means available

Nicholas Kristof of the New York Times, who did some admirable detective work in Beijing hospitals in the weeks after the massacre, said in a report published on 21 June 1989 that "it seems plausible that about a dozen soldiers and policemen were killed, along with 400 to 800 civilians".

The standard line now used by foreign journalists is that "hundreds, possibly thousands" died.

The Chinese government was quick to exploit the weaknesses in our reporting.

By focusing on what happened in the square itself, it began sowing seeds of doubt about the general accuracy of Western reports among Chinese who did not witness what happened.

At first this made little difference, since most Beijing residents at least had friends of friends who had seen for themselves that there had been a massacre, even if not in the square.

 I believe that eventually, as part of a process of political change in China, the government will revise its official account of what happened 

But as the years passed, a new generation emerged with few eyewitness accounts to cling to.

Public discussion of Tiananmen was taboo, and those who had lived through its horrors became increasingly disinclined to dwell on them.

Occasionally I meet young Chinese who work out from my dates of residence in Beijing that I might have been around in June 1989.

Bolder ones venture to ask what happened, and whether there was really a massacre.

Last year in the western province of Gansu, in a town on the edge of the Gobi desert, I was astonished when a young taxi driver reeled off the names of several of the prominent student activists and intellectual leaders of that time.

Their names now, if known at all to younger Chinese, are very rarely heard in public or private.

Chinese fiction

China's rapid economic growth, and the far less stellar progress of the ex-communist states of Europe, has helped give credence (among many Chinese) to the government's claim that China would have descended into chaos were it not for the crackdown.

A policeman on patrol in Tiananmen Square on 3 June 2008
The numbers who died in the Tiananmen massacre remain unclear

Beijing was peaceful in the days leading up to the massacre and many students were beginning to grow weary of the protests.

But it is not uncommon to find Chinese who believe the Communist Party's fiction that there was a riot in Beijing on 3 June that warranted intervention.

Rioting did occur, but involving angry residents outraged by the army's brutal entry into the city.

I believe that eventually, as part of a process of political change in China, the government will revise its official account of what happened.

We journalists have long since revised ours, but misleading terms persist.

These terms can be faulted on points of detail. But their failing could also be said to be that they understate the magnitude of what happened.

There was no Tiananmen Square massacre, but there was a Beijing massacre.

The shorthand we often use of the "Tiananmen Square protests" of 1989 gives the impression that this was just a Beijing issue. It was not.

Protests occurred in almost every city in China (even in a town on the edge of the Gobi desert).

What happened in 1989 was by far the most widespread pro-democracy upheaval in communist China's history. It was also by far the bloodiest suppression of peaceful dissent.

James Miles is now the Beijing correspondent of The Economist, and author of The Legacy of Tiananmen: China in Disarray (University of Michigan Press, 1996).