Sunday, December 9, 2012

Boardwalk Empire - It's too good not to write about






Đấy là khi ta nghĩ về Boardwalk Empire.

Ta vừa xem hết season 3 mấy hôm trước. Quá choáng ngợp để mà viết ngay, nhưng không viết thì đúng là không chịu được.
Ta vẫn thường ghét phim truyền hình dài tập. Từ xưa tới nay vẫy vậy. Nhưng 2 năm gần đây, quan điểm của ta thay đổi, hẳn cũng một phần nhờ quan điểm của người làm phim truyền hình thay đổi vô cùng. Có lẽ không ngoa nếu nói, những năm 2000 - 2012 là thời kỳ trở lại ngoạn mục của phim truyền hình (Tạm chỉ nói tới Anh-Mỹ thôi nhá).
Những phim khiến ta đủ thích để xem không bỏ sót tập nào:
- Sherlock (Anh)
- Misfits (Anh)
- Planet Earth (Anh - phim tài liệu dài tập BBC)
- The Big Bang Theory (Mỹ - WarnerBros TV sản xuất - Sitcom duy nhất hay ho khi Friends đã quá lỗi thời)
- Dexter (Mỹ - Showtime sản xuất)
- Game of Thrones (Mỹ - HBO, diễn viên Anh, Mỹ lẫn lộn)
- Band of Brothers (Mỹ - HBO)
- Boardwalk Empire (Mỹ - HBO)

Trong danh sách những phim truyền hình dài tập hay nhất của IMDB còn nhiều bộ điểm cao lắm lắm nhưng thời gian đâu mà xem. Chừng kia là đã quá nhân nhượng cho TV show rồi còn gì.

Quay lại Boardwalk.
Đây là minh chứng cho việc thay đổi tư duy làm phim truyền hình: Tập pilot do Martin Scorsese đạo diễn tốn kém 18 triệu đô la. Riêng cái phần trường quay Boardwalk, tức là con đường lát gỗ trải dài dọc bờ biển Atlantic City (dài 91m) cũng đã ngốn 5 triệu đô rồi.
Như vậy nghĩa là gì? Là các nhà sản xuất không làm phim truyền hình để chiếu trên vô tuyến truyền hình. Họ làm như làm phim chiếu rạp. 60 phút một tập được trau chuốt quay bằng phim 35mm (rồi thêm grain giả 16mm cho đẹp) như để ra rạp chiếu màn hình trung bình 9m x 21m, xong rồi chiếu chất lượng HD trên TV và bọn pirate (Hello everyone!) lôi lậu xuống xem bằng màn hình máy tính.
Thật là tiếc của. Nhưng mà thôi, đấy là chuyện khác.
Bỏ qua tiền nong và những khoản đầu tư kỹ thuật, hiển nhiên việc Martin Scorsese mặc định phong cách, hình ảnh, diễn viên mọi thứ mọi thứ... cho Boardwalk, lại còn đồng sản xuất, đã bảo đảm là phim hẳn phải classy - "chất". Mà chất thật. Sau đó, các đạo diễn khác cứ thế mà làm thôi.

Kịch bản Boardwalk Empire do Terence Winter viết dựa trên phần nói về thời kỳ cấm rượu những năm 1920 ở Mỹ trong cuốn sách phi-hư cấu Boardwalk Empire: The Birth, High Times and Corruption of Atlantic City của Nelson Johnson. Phim xoay quanh nhân vật Enoch "Nucky" Thompson - mô phỏng nhân vật chính trị gia kiêm gangster có thật tên "Nucky" Johnson khét tiếng thời kỳ này.

Lại nói chuyện phim truyền hình: nó còn có lợi thế về đằng kể chuyện, ấy là khai thác nhân vật triệt để. Từ nhân vật phụ cho tới chính và rất chính, khán giả cùng họ trải qua nhiều biến cố, thấy được nhiều bộ mặt ở cùng một con người, để mà thích, để mà ghét, và đặc biệt là vừa thích vừa ghét đồng thời. Cái thứ phức cảm này khó có được hơn nhiều cho đều cả một dàn nhân vật trong phim truyện dài 1 tập. Ví dụ điển hình là Lawless: Jessica Chastain thủ vai Maggie Beauford rất hay, nhưng ít đất diễn quá, câu chuyện tập trung vào 3 anh em nhà Bondurant nên khán giả thấy tiếc tiếc là không được xem cô tỏa sáng lâu hơn.

Boardwalk có một dàn diễn viên thật (có từ gì khác đỡ sáo hơn từ này?) hoàn hảo. Hoặc ít ra thì toàn là những người ta hâm mộ. Kể ra thì dông dài vì ai cũng hay, nhưng một vài điển hình gọi là:
 - Steve Buscemi - Enoch "Nucky" Thomson
- Michael Shannon - Nhân viên cảnh sát Nelson Van Alden
- Stephen Graham - Al Capone
- Michael Stuhlbarg - Arnold Rothstein
- Kelly Macdonald - Margaret Schroeder
- Michael Pitt - James "Jimmy" Darmody

Steve Buscemi không giống như nhân vật có thật kia - thủ quỹ (county treasurer) hạt Atlantic - chủ khách sạn, sòng bạc, nhà thổ, nhà băng - về mặt hình thức. Ông "Nucky" Johnson có cái vẻ tròn trịa ông chủ của Bố già Mafia. "Nucky" Thompson của Buscemi có cái vẻ hào hoa, phóng túng, tinh tế, châm biếm đi kèm với lạnh lùng, ganster đẫm máu, một kẻ gian hùng được ta mến mộ. Nhân vật này là trung tâm tất cả: ông thao túng chính trị, ông điều hành bọn gangster rượu lậu, ông cứu vớt người này, ông giết chóc kẻ khác. Khi ông im hơi lặng tiếng tìm cách lấy lại vị thế lúc bị đối thủ truy lùng triệt hạ, cánh báo chí xúm vào phỏng vấn thị trưởng thành phố về ông. Ngài thị trưởng phán "Nucky Thompson không quản lý thành phố này-- Tôi đấy chứ," thế là ngài bị cười một trận đến độ bỏ chạy mất cả micro.
Steve Buscemi trước giờ toàn đóng những vai hoặc nhỏ, hoặc nhảm. Mấy phim hay ho nhất và các vai to nhất đã đóng chắc chỉ loanh quanh Fargo, Big Lebowski, Reservoir Dogs. Xem những phim ấy, ta không hiểu vì sao nghiệp ông không phất. Thì đây: chính Boardwalk mới đưa ông lên vị trí xứng tầm. Nhưng mà cũng già phết rồi đấy. Kiểu của ông này là gừng càng già càng cay, cay xong rồi không biết có đóng được lâu lắm nữa không.

Michael Shannon - một lần nữa lại đóng một vai mà người bình thường sẽ cho là không bình thường. Anh từng được đề cử Oscar cho diễn viên phụ xuất sắc nhất trong Revolutionary Road (Sam Mendes), vai John Givings - cậu con tâm thần của hai ông bà già chủ nhà cũ của hai vợ chồng Wheeler (Kate Winslet và Leonardo DiCaprio). Trong Boardwalk, Shannon nhận một vai phụ hư cấu, nhưng đủ đất phát triển, từ season 1 đến season 3 (và chắc còn tiếp nữa vì tuyến nhân vật quá ư là hứa hẹn), một anh nhân viên cảnh sát cứng nhắc, cổ hủ, mộ đạo thái quá, có một vợ già ở quê không có khả năng sinh con. Van Alden mang niềm tin sắt đá vào luật pháp, nhiệt tình chống rượu lậu, như con chó săn thấy đời chỉ có nghĩa khi theo đuổi điều tra nhằm vạch tội "Nucky" Thompson. Từ phần một, theo dòng đời xô đẩy như sóng Đại Tây Dương dạt những chai rượu lậu vào bờ, Van Alden phải đối mặt với những tình huống không bao giờ anh ta tính cho đời mình. Và viên cảnh sát kiêm con chiên ngoan đạo một hồi bỗng hóa thành tay bán rượu lậu. Trong tiểu thuyết hay phim, con người ta dĩ nhiên là phải thay đổi, cách này hay cách khác, nếu không thì ai thiết xem nghe đọc.(Nguyên tắc số 1 của nghệ thuật kể chuyện. Các bạn Mỹ phán vậy) Nhưng cách anh ta kháng cự, việc cá tính anh-ta chọi với những tình huống dở khóc dở cười bước đường cùng mới là cái thú khi xem, khi đọc, chứ không phải là liệu người-xem-chúng-ta có đoán trúng những khúc ngoặt ngã rẽ của câu chuyện hay không. Và Michael Shannon biến Van Alden thành một vai không hề phụ, ở điểm: chúng-ta cũng hồi hộp muốn biết rồi đời anh-ta sẽ đi về đâu, y như sốt ruột xem phần 4 sắp tới ông trùm "Nucky" Thompson không-còn-cài-bông-cẩm-chướng-đỏ-trên-ve-áo sẽ hành xử với đời khác với ông "Nucky" cẩm-chướng-đỏ thế nào.

Stephen Graham, khi anh xuất hiện lần đầu trong phần đầu, vai Al Capone, ta đã thấy háo hức. Cái anh chàng lùn một mẩu, nhìn mặt đã thấy buồn cười này số cũng đen, chưa khi nào được đóng vai tử tế trong các phim lớn. Có mấy vai rất hợp kiểu: This is England (không thể không xem - một kiểu La Haine với chất Anh đặc sệt), Snatch (đóng cùng Brat Pitt. Phim Mỹ nhưng hài rất Anh, Guy Ritchie đạo diễn mà, cười sái quai hàm), ngoài ra có cả Gangs of New York là đáng kể. Pirate of Caribbean thì không chấp.
Al Capone là một trùm ma túy có thật, tiếng tăm còn lẫy lừng hơn cả "Nucky" Johnson, một gangster thứ thiệt thao túng thế giới ngầm Chicago và Cicero, lên đời cũng nhờ có luật cấm rượu những năm 1920. Stephen Graham vào vai Al Capone khi còn trẻ, mới đang lên dần từng nấc thang quyền lực. Mọi tố chất gangster đều đã bộc lộ, theo cái kiểu rất ngộ nghĩnh, nhưng có lẽ người ta thích vai Al Capone-ông-bố nhất - dù chỉ thoáng qua, và trái tim nào hẳn cũng phải chùng khi anh ta chơi đàn và hát cho cậu con trai nhỏ tuổi bị điếc "nghe". Ta cũng không ngại mà tự nhận rằng đã rỏ vài mili-lít nước mắt. Ôi mấy tay đạo diễn ấy thật là tài, nhẹ nhàng chẳng phải gắng gượng gì, chẳng bù cho MasterChef Mỹ tập nào cũng ép cho người chơi lẫn người xem khóc rào rào là khóc. Xong rồi, thích quá cái lúc Al Capone ông-bố trở lại là Al Capone xã-hội-đen đưa "quân" tới viện trợ "Nucky", mặt cười cười tỉnh bơ: "I need a bath and some chow and then you and me sit down. And we talk about who dies, eh?" (Tôi cần tắm và cái gì đấy tọng vào mồm đã rồi ông với tôi ngồi xuống. Ta sẽ bàn xem ai chết. Được chứ hả!)

Phù phù, dài quá mà vẫn chưa thấy viết được cái gì thế này. Thế nên 3 người còn lại thì thôi khỏi.

Lại tóm, về truyền hình dài tập: (spoiler trầm trọng)
- Boardwalk có cái cách pha trộ hư cấu vào chuyện thực rất ngọt: các nhân vật hư cấu đều khiến cho các tình tiết lắt léo, hấp dẫn, tác động qua lại cùng với các nhân vật theo hơi hướng tả chân giúp bộc lộ tính cách các cá nhân và thúc đẩy câu chuyện phát triển. Có mấy nhân vật hư cấu có vai quan trọng nhưng vẫn chết thảm lẫm liệt không thương tiếc. Cái mạnh tay với nhân vật kiểu ấy hình như cũng là đặc điểm mới của phim truyền hình mới: Đừng tưởng tôi có vai chính thì tôi không chết ngay giữa phim nhé. Chiêu này không chỉ làm tăng kịch tính bằng cách phá tan định kiến kiểu kể lể truyền thống (cũng giống như là good guy với bad guy bây giờ không việc gì phải rạch ròi rõ ràng), thêm twists and turns khúc ngoặt ngã rẽ mà còn, chắc vậy, để nói về cái chết - và về những người sống sau khi ai đó chết đi. Không hề dễ, nhất là khi ai đó đã "diễn" đủ lâu để người xem đầu tư nhiều tình cảm vào vai này, nhưng một khi hợp tình hợp lý, dù là đau đớn, thì cái hiệu quả cảm xúc ấy lại lớn vô cùng. Nhiều khán giả mê Jimmy Darmody (Michael Pitt - đóng Dreamers ta rất thích của Bertolucci) quá đến nỗi làm bao nhiêu là clip hay cũng có mà sến cũng có trên youtube để tưởng nhớ nhân vật đã ra đi cuối seasson 2.

Tóm nữa thế này:
- Boardwalk có vẻ tham vọng trở thành một epic. Dù sao thì cũng về cả một thời oanh liệt của nhiều người máu mặt chỉ vì cái luật cấm rượu ngu ngốc cho vài cá nhân được lợi kia (Cái gì cấm thì bao giờ cũng có một số ít người ăn trên ngồi chốc hưởng lợi). Boardwalk có tầm vóc một epic. Từ hai phần đầu, các mối quan hệ gia đình, xã hội, chính trường đan chéo làm nên bức tranh toàn cảnh những năm đầu thời kỳ ấy, dần dần sang phần ba, những cuộc lên voi xuống chó của ông trùm "Nucky"đẩy dần câu chuyện sang hơi hướng gangster máu me chém giết khốc liệt. Rồi những sự vụ giật dây chính trị cũng lộ ra, cho thấy "Nucky" cao tay thế nào, "dùng mồi to để bẫy cá to", thâm thúy giống mấy ông trong truyện Tàu, ví dụ như... Tào Tháo.

Còn quá nhiều thứ để nói về Boardwalk, Nào thì các ẩn dụ, các chủ đề, các cặp mâu thuẫn, nào thì nam tính, nào thì nữ quyền, rồi thì thời trang 1920s và khâu thiết kế mỹ thuật, nào thì quay phim nào thì ánh sáng (theo trường phái nghệ thuật Ashcan), lại còn lời thoại, lại còn âm nhạc đậm chất Jazz những năm 20 cùng với rock đương đại v.v...

Trong lúc chờ phần 4 thì ta mời ta nghe tạm cái này



Làm cái gì rất ngắn đã khó, làm cái gì rất dài càng khó hơn. (Tất nhiên, chỉ đúng về những thứ tử tế.)






Hurt - Johnny Cash




I hurt myself today,
To see if I still feel,
I focus on the pain,

The only thing that's real,


The needle tears a hole,
The old familiar sting,
Try to kill it all away,
But I remember everything,


[Chorus]


What have I become,
My sweetest friend,
Everyone I know,

Goes away in the end,


And you could have it all,
My empire of dirt,
I will let you down,

I will make you hurt,


I wear this crown of thorns,
Upon my liars chair,
Full of broken thoughts,
I cannot repair,


Beneath the stains of time,

The feelings disappear,
You are someone else,

I am still right here,



[Chorus]

And you could have it all,

My empire of dirt,
I will let you down,
I will make you hurt,


If I could start again,

A million miles away,
I will keep myself,
I would find a way.

Wednesday, November 28, 2012

Nhiều chuyện

1. Mi đang dịch dở Marcovaldo (Italo Calvino) cho vui, thì mi phát hiện ra nhiều vị đã dịch cho vui lắm rồi. Nào là từ tiếng Anh, rồi từ cả nguyên gốc tiếng Ý. Mi chỉ có quyển tiếng Pháp trong tay. Mi thấy các bản dịch ấy chưa chỉnh lắm, nên mi muốn tự làm lấy một bản, tự sướng, nhưng đến tự sướng mi cũng lười. Thì thôi, chờ cơn vậy.

2. Hôm qua mi đọc Invisible của Paul Auster. Đọc đến chương hai, đoạn chuyển cách tiếp cận, đổi ngôi người kể chuyện sang một ngôi mới, mi ngỡ ngàng. Không phải bởi tính mới, tính phát hiện gây thích thú đến thế, mà bởi thứ trật tự truyền thống giữa người kể chuyện và người nghe/đọc bị đảo ngược, gây hiệu ứng thật lạ lùng lên mi. Mi tưởng như mi là người đang xỏ đôi giày trải nghiệm từng giây phút, từng cảm xúc của đối tượng được nói tới, trong trường hợp này, lại chính là người kể. Và mi đang thử dùng lại nó ở đây, xem cái hiệu ứng ấy tác động lên người kể, bây giờ lại chính là mi, như thế nào. Mi như đang đối diện với chính mi mà kể lể, mà xưng tội, mà trách móc, mà xỉ vả, mà thương hại. Mi cho mi cái nhìn không quá lãnh cảm, không phải là về một kẻ thứ 3 lạ hoắc nào trong cuộc đối thoại 2 người. Mi cho mi cái nhìn khách quan từ ngoài vào, không quá gần như một người tự thuật chuyện của mình và xưng "Tôi" từ đầu chí cuối. Mi ngả mũ lần nữa trước Paul Auster. Ông chưa khi nào khiến mi thất vọng.

Chỉ có điều, tiếng Việt quá linh động. Người ta có thể "tự" xưng bằng ngôi thứ nhất (tôi, ta, em, anh, mình...) mà cũng có thể "tự" xưng bằng ngôi thứ hai (bạn, anh, em, mình...) Việc dùng chung này dẫn tới sự thiếu rạch ròi trong xưng hô, trong dịch thuật cũng có gây khó khăn nhưng không phải là không có cách giải quyết. Nhưng trong Invisible, You and I càng rạch ròi, thì hiệu ứng của việc kể về bản thân mà lại viết ở ngôi thứ hai, YOU, mới thật mạnh mẽ. Để viết những dòng này, mi chật vật tìm từ xưng hô ở ngôi thứ hai nào ít nhập nhằng nhất. Mi thử bắt đầu bằng "Bạn". Mi nhận ra có nhiều người đã dùng như ngôi thứ nhất, với hàm ý thân thiện hơn so với mi cần. người ta có thể nói "Bạn đi ăn phở bây giờ. A muốn đi cùng không?" "Mày" thì không thể nhầm sang ngôi nào khác, nhưng lại hàm ý ghét bỏ, và hơi tục. Mi đôi khi cũng có ghét bỏ chính mi, nhưng lúc này mi không có ý ấy.
Ngay cả với "mi", mi cũng không hài lòng mấy, nhưng nó gần với thứ mi cần hơn cả.

Mi đau đầu không tìm ra nổi cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn cảm nhận này. Mi nghĩ có lẽ nên viết tiếp về nó sau thì hơn.

3. Mi định viết về Cơ hội của Chúa. Nhưng có lẽ không cần. Nhiều người nói hộ mi rồi. Mi thích cái humor của ông Hà (mà mi nhầm là của ông Thiệp)
Về Hoàng: Có lẽ nhân vật Hoàng không phải được viết ra để cho người đọc thích, dù là nhân vật chính mấy đi nữa. Nhưng Hoàng điển hình lắm. Theo nhiều kiểu. Mi cũng có biết một Hoàng như thế, theo một góc độ nào đó, ở cái cách cố kệch cỡm để trêu đời. Vì đời cũng toàn là kệch cỡm cả đấy thôi.
Mà... không biết ông Thiệp bán bản quyền tác phẩm có đắt không nhỉ? :))

PS: Mi sửa lại phần (3) vì nhờ NL mà mi biết mi thích Cơ hội của Chúa của ông Hà và mi thấy Tuổi hai mươi yêu dấu của ông Thiệp đuối quá. Mi cũng chịu không biết vì sao đi đổ quyển kia cho ông này :)) Mi thật mơ hồ về văn học đương đại Việt Nam. 

Monday, November 19, 2012

Trại tị nạn

Chủ nhật, ngày 18 tháng 11.

Hôm nay được bạn làm ở tổ chức OPU (Tổ chức cứu trợ tị nạn Séc) cho đi thăm ké một trại cách Praha độ hơn 1 tiếng. (Kể từ ngày được học lái xe 4 bánh, con người ta thường có xu hướng tính đường xa bằng thời gian ngồi dzìn dzìn trong ấy).
Bọn mình mang cho họ một chồng báo tiếng Việt. Bạn mình mang hạt cườm, bộ dụng cụ làm vòng vèo, tranh tô màu, với lại cả màu nữa.
Bọn mình tới nơi tầm đầu giờ chiều. Chỗ ấy chắc phải xa cái làng gần nhất đến cả chục cây số. Qua cổng một, rồi cổng hai quẹt thẻ từ, rồi đi mãi vào trong, thấy một tòa nhà chắc 5 tầng, chơ vơ tựa vào rừng. Rừng cây. Rừng hàng rào. Rừng dây thép gai.
Đi vào rồi lại qua một sân rồi mới đến một khu nhà thấp. Bọn mình vào một phòng chơi bóng. Bạn mình bắt tay ngay vào treo lưới để chuẩn bị chơi bóng chuyền. Nó thạo như đã làm cả chục lần rồi.
Ờ, lần đầu trong đời chơi bóng chuyền. Người thì lùn một mẩu, cố mãi không tới 1m6. Nhìn cái lưới treo lên mà vãi mồ hôi.
Mấy phút sau, một đoàn khoảng 10 người toàn nam là nam hồ hởi vào, chào hỏi bạn mình thân thiết. Phải đến hơn nửa là người Việt. Mình không biết tổng cộng có bao nhiêu người Việt ở đây. Có vẻ cũng đông nhưng vẫn không bằng Ukraina thì phải. Bọn mình mang cho họ báo cũ, báo bà ngoại nhờ mang từ tận Việt Nam sang mỗi lần có ai về, bà đọc xong, cất cẩn thận ra một chỗ riêng, cho những dịp như thế này. Có tờ chắc cũ độ vài tuần, có tờ cũ đến cả một, hai tháng. Giá bọn mình có báo mới hơn. Mà có khác gì không, với những người sống ở đây cả nửa năm, cả một năm, cả mấy năm, chỉ chờ với đợi?
Mỗi đội sáu người. Cứ bên nào 25 điểm trước thì thắng, rồi đổi sân. Hiệp đầu mình chẳng sờ được vào bóng quả nào. Bóng đến còn né chứ. Hiệp 2 sờ được vào 3 lần thì làm hỏng cả ba. Hiệp 3, bị đến lượt giao bóng. Sợ làm hỏng quá, cứ đứng đực ra mặt đỏ dừ. Cả hai đội ta và đội bạn đều vỗ tay cổ vũ, chỉ cách làm sao đứng từ ngoài vạch mà qua được cái lưới cao gần 2 mét rưỡi. Tổ sư. Thế nào mà đánh được. Đội thắng quả ấy, thế là giao liên tục 2 lần đều qua. Hiệp 4, thậm chí còn ghi 1 bàn. Vâng, 1 lần duy nhất đỡ nổi 1 quả, không chạy, không trượt, lại còn ghi bàn. 1 lần duy nhất trong đời.
Trong nhóm họ có một anh người Thái xưng chú với mình, nói tiếng Việt nhoay nhoáy. Chú mới ở trong đó có 2 tháng. Hình như ai ở trong trại ít lâu rồi cũng nói được ít nhiều tiếng Việt. Thế mới hay. Chứ tiếng Séc thì nói làm gì.
Đang ngất ngây đà thắng thì hết giờ. Hết 1 tiếng, đoàn ấy lại đi hàng một về một dãy nhà ngay gần đó. Dãy riêng cho nam giới thì phải.

Sau một hồi lắt léo. Bọn mình bây giờ tới chỗ xâu vòng và tô màu, hình như bên nhà nữ. Dưới tầng hầm có một phòng rộng, cũ và buồn, nhưng ấm. 2 đứa, một đứa con gái người Nga/Ukraina 6 tuổi tên là Nata, một thằng ku Trung Quốc mặt tròn xoe mắt híp như Mông Cổ, bé tí láu lỉnh, tự nhận là đã lên 8. 1 phụ nữ lớn tuổi tóc hoe đỏ, và một phụ nữ trẻ, vẻ Trung Á có thể  Bắc Á, mang theo một bé con còn chưa thôi nôi, cả 2 người lớn đều có nụ cười ủ dột. Đến mức mình không dám nhìn họ trực diện lâu quá 2 giây. Họ ngồi lặng lẽ xâu hạt, cũng chẳng nói chuyện với nhau. May mà cả cái đội xâu hạt quốc tế, cả người thăm lẫn người được thăm, 2 Séc, 2 Việt, 2 có-lẽ-là-Ukraina, 1 Trung Quốc, 1 Nga/Ukraina ấy, nhờ thằng cu Trung Quốc mà đâm ra có tiếng nói tiếng cười. Thằng cu mắt híp hỏi mình bằng tiếng Việt cô có phải Việt Nam không. Rồi nó nói tiếng Séc líu lo, gọi mày râu duy nhất trong đoàn là Captain. Da nó ngăm ngăm, hai cái má nó hồng như hai qủa đào chín, nó tô ngay một con ong to đùng màu hồng chứ. Con bé Nata lúc đầu mặt cúi gằm gằm, về sau cũng cười nắc nẻ. Đôi mắt nó cái lúc nó quay lại cười bẽn lẽn lần cuối trước khi bị bắt lên gác lúc hết giờ. Ôi chao là đôi mắt.

Mình ký ngay một cái giấy khỉ gió gì đấy để mỗi tháng lại quay lại đó một lần.
Tháng sau sẽ ngay trước Giáng sinh ít ngày.
Lúc ấy có khi đã được cầm vô-lăng vù vù, vù vù rồi ấy chứ.

Wednesday, November 14, 2012

Những kẻ buôn sức khỏe

Cuối cùng phim tài liệu ngắn về Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài của chúng tôi cũng được chính thức ra mắt khán giả mạng.

Phim là một phần của chiến dịch đấu tranh cho người đếb từ nước thứ 3 ở CH Séc được mua bảo hiểm y tế công cộng.

Thiệt tình, chỉ vì mục đích đó nên phim buộc phải làm theo hướng thoảng mùi propaganda, nhưng tôi tự hào cho là chúng tôi đã làm hết sức nghiêm túc, mặc dù còn có những sai sót về kỹ thuật, để tạo ra một thứ "xem được".

Vấn đề phim động tới chẳng làm được gì cho người Việt Nam ở Việt Nam, nhưng tôi mong một ngày nó thay đổi được phần nào hoàn cảnh của người Việt không có thẻ xanh sống ở Séc.

Người ta hứa sẽ chiếu phim này tại Văn phòng Chính phủ (Séc, tất nhiên).
Tôi mong là vấn đề phim đặt ra được các vị khán giả VIP ấy xem xét nghiêm túc.

Nhưng trước hết, họ phải xem cái đã. Fingers crossed!!

Chọn phụ đề tiếng Việt/tiếng Anh trong phần Captions. Xin hãy xem phim ở độ phân giải cao nhất!!

Cảm ơn nhiều! :)


Saturday, November 3, 2012

1Q84 - Notes

Thật là khó để mà bắt tay vào viết về 1Q84 ngay sau khi đọc xong. Nhưng ít ra là có thể viết vài dòng cảm nhận tức thời. Để có cái mà so với 1 tuần sau, 1 tháng sau, hay 1 năm sau, chẳng hạn.

- Đọc hết tập 1 sốt ruột chờ Nhã Nam ra tiếp không nổi, bèn đọc bằng tiếng Anh tập 2. Đọc hết Book 1&2 ớ ra là còn có cả Quyển 3 nữa. Ừ thì 1 năm phải đủ 4 mùa chứ lị. Đọc hết Quyển 3 thì mình thấy mình phục mình thật, phù phù, cuối cùng thì cũng xong rồi.
Tóm lại là gì?  Quá dài.
Giá mà bác Mu cô đọng lại, có khi 2 tập là xong. Nhiều lúc đã chớm có cảm giác ngán, đặc biệt là do tần số lặp lại quá cao của cùng 1 tứ. Không chỉ lặp tứ, mà lặp mọi thứ về cái tứ ấy, như thể tuân theo luật quảng cáo/tẩy não: cái gì beng vào đầu đến 7 lần rồi thì khó mà quên được. Ô kê, việc lặp của bác Mu rõ ràng có chủ ý, nhưng đôi khi cảm giác bác sợ mình ngu nên nhắc dùm là chi tiết này có ẩn ý gì đây, chi tiết kia không được bỏ qua đâu nhé. Vụ 2 mặt trăng hẳn là điển hình.

- Đọc xong rồi thì không rõ là do bản dịch tiếng Anh hay gì, mà mình thấy hình như bác Mu chưa bao giờ sến đến vậy. Bác là một trong các tác giả yêu thích nhất mà mình đọc gần như không bỏ sót, có đến vài quyển nằm trong số các tác phẩm thích nhất của mình, bởi vì bác từng viết thú vị, khơi gợi, lãng mạn mà KHÔNG sến. Cái đấy khó lắm, vì biết mắm muối cảm xúc thế nào mới là vừa đủ?
2 (hay thực ra là 1?) tiểu thuyết của bác gợi hứng và ám ảnh và làm mình không thôi nghĩ ngợi (gần đây) nhất là Cuộc săn cừu hoang và Nhảy nhảy nhảy. Thật là "cool" quá đi. Thật là có nhiều khoảng lặng bí ẩn để ta tự cho phép góp trí tưởng tượng của ta vào, ta tự nguyện trút bỏ cảnh giác để mà hít thở không khí trong câu chuyện và hồi hộp dõi theo số phận các nhân vật. Trong suốt hành trình từ trang 1 đến trang cuối họ ăn ngủ, đi lại, phản ứng và đưa ra quyết định như thể họ là ai đó đang tồn tại đâu đó ở nước Nhật kaj kỳ kia.
Nhưng 1Q84 để lộ dấu bàn tay sắp đặt của tác giả trong một vài chi tiết, khiến nó "sến" hơn mức cần thiết. Một sát thủ không cần phải sến cho người đọc thương cảm hay thấu hiểu đủ để quan tâm tới số phận và đọc đến cuối truyện.

- Có 1 điểm mình cho là một trong những điểm sáng của 1Q84, nhưng có nên spoil không ta? Một trong những nhân vật chính được xử lý rất thông minh ở phần 3. (Supposed-to-be) Bad guy bỗng dưng lấy được lòng độc giả một cách rất tự nhiên rồi gặp một kết thúc lạnh lùng nhưng không thể logic hơn được nữa.

- Điều đặc biệt hơn cả, là không khí truyện, nhất là phần 3, đặc sệt mùi The New York Trilogy của Paul Auster. Mình quá yêu cuốn này nên không thể không thích những nét tương đồng tìm thấy trong 1Q84. Điểm khác biệt có lẽ là, 1Q84 ở đâu đó trong dòng mình tạm gọi là Trinh thám-hiện thực-huyền ảo (hẳn các bác nghiên cứu phải đặt tên cho dòng văn học này rồi chứ?!), NY Trilogy cũng mang vỏ trinh thám nhưng có tính hiện sinh nhiều hơn, và cũng vì thế mình thích hơn. Không thỏa hiệp. Không happy-ending. Thậm chí không-ending luôn. Cuộc săn cừu hoang và Nhảy nhảy nhảy quyết liệt hơn theo hướng này, vì thế mà nó ám ảnh. Mình tin là mình sẽ quên 1Q84 nhanh hơn nhiều so với các cuốn các của bác Mu. Sự đọc đôi khi có chỗ gần với masochism lắm ấy, không đau thì không thích.
Có quá nhiều điều muốn nói về phần 3 này, nhưng mà  spoiler là không ngoan.

- 1984 có liên quan rất nhiều ở đây, vì đó là cảm hứng chính của 1Q84 mà. Nhưng quan trọng nhất chắc vẫn là: Big brother is watching you, và từ đó 1Q84 đẩy lên thành "free will" này nọ.

Tạm kết luận: 1Q84 cũng đáng đọc nhưng mình đáng lẽ không nên kỳ vọng quá cao.
1984 có tầm ảnh hưởng thật lớn, cũng phải thôi.

- Cảm nhận nông cạn mới được đến thế, nhưng cũng đã là dài cho 1 mục ghi chú.

Tượng bỏ đi ở Luxembourg

PS: quên mất: Mình đặc biệt rất yêu bác Mu khi biết bác thích Dvořák và Janáček :D :x

Thursday, October 25, 2012

Công binh - La longue nuit Indochinoise

Tôi chẳng biết gì về Công binh, cho tới khi được thực tập trong khâu hậu kỳ của phim này.

 Có bao nhiêu người Việt như tôi?

Phim sắp được công chiếu tại

Liên hoan phim quốc tế Amsterdam

Liên hoan quốc tế phim lịch sử Pessac lần thứ 23



Đạo diễn Lâm Lê.
Thời lượng : 118 min.
Synopsis : Ngay trước khi Đại chiến Thế giới lần thứ II nổ ra, 20 000 người Việt Nam ở Đông Dương bị trưng tập để đưa sang Pháp làm việc trong các xưởng sản xuất vũ khí của Pháp. Bị nhầm với lính, bị kẹt lại sau khi Pháp thua trận, những người thợ được gọi là Công binh này sống một cuộc sống cùng khổ suốt thời kỳ Pháp bị chiếm đóng. Dù ở Việt Nam họ bị coi là những kẻ phản bội, họ đã hết lòng ủng hộ Hồ Chí Minh trong công cuộc dành độc lập cho quê hương năm 1945.
Vài người còn sống hôm nay kể lại câu chuyện đời mình. 



Saturday, September 22, 2012

Bác ái

Buổi lễ trọng thị, chu đáo. Đại sứ quán Mỹ tại Prague nhiệt tình lịch thiệp hết mực. Quan khách các bên đông đảo đến thiếu cả chỗ ngồi. Người từ chính phủ CH Séc không đến nhưng có đại diện từ bên Công đoàn những người không biết gì về sự vụ này, phần còn lại ngoài chủ nhà, đại đa số là phe cánh Tả, các luật sư, các nhà hoạt động từ thiện, đại diện các tổ chức phi chính phủ, nhóm làm và sản xuất phim (cùng những kẻ dính líu được mời).  Bộ phim tài liệu 52 phút của nữ đạo diễn người Ý sống tại Đức Bavaria lột tả chân thực, cảm động về những người Việt bần nông quyết chí nợ nần chồng chất để ra đi tìm kiếm giấc mơ châu Âu lao động làm thuê bị lừa khéo ra sao bị bạc đãi thế nào bởi cả Tây xù lẫn đồng hương đồng khói. Có hai anh bần nông đại diện đối tượng bị hãm hại ù cạc tiếng Anh tiếng Séc ngồi nem nép xem những người như mình trong hình kia mà cũng chẳng rõ lắm cái phim sẽ đưa đời mình đi đâu. Nhìn quanh thấy toàn Tây xù ăn diện ông to bà lớn xì xồ hãi lắm. Được đưa mic cho đại diện nạn nhân tệ buôn người kiểu mới phát biểu mà chỉ biết rối rít cảm ơn, một lòng tin tưởng vào công bằng chính nghĩa luật pháp nghiêm minh Tây phương sẽ đền bù được cho đồng nào mang về bõ công bị lợi dụng quần quật làm lụng. Ờ thì... 52 phút tiếng nói vô vọng và một buổi tiệc đứng với rượu vang rất nhã mừng phim ra mắt chứ cũng chẳng phải vì các anh mà cũng sẽ chẳng đưa đời các anh đi tới đâu hay giúp đền bù được xu nào dù chúng tôi cũng muốn lắm chứ. Thôi mà. Công lý ở đâu cũng chỉ đứng về phe kẻ mạnh. Chúng tôi cũng chỉ hô hào vậy thôi, cùng lắm là phim đi liên hoan phim, chính phủ thì vẫn bàng quan việc chính phủ, phi chính phủ thì vẫn cứ phi, luật sư thì vẫn cứ đi cãi cọ, công an thì đóng vụ này lại rồi. Chúng tôi, lát nữa thôi, sau khi các anh về, lũ chúng tôi dắt nhau ra cái nơi một chai vang bằng một tháng lương các anh ở đây, mấy thánh lương các anh ở nhà, hoặc khiêm tốn hơn thì một cốc bia bằng hai anh no đủ một ngày, mà hàn huyên tâm sự chúc tụng nhau cho thành công của bộ phim. Và các anh vẫn cứ đặt niềm tin vào lũ activists cánh Tả may ra thì được hơn nửa thật thà.
Hai kẻ đại diện cho lý do tụ tập đàn đúm của những kẻ đại diện cho sống tích cực đến đoạn tiệc đứng là hoang mang bối rối dắt nhau lủi thủi ra về kẻo lỡ tàu, lòng ngây thơ cảm động trước thịnh tình bác ái của bạn bè quốc tế.






Thursday, August 23, 2012

Nhàn cư vi bất thiện

1.
Ngoài kia có hai con bươm bướm trắng vờn lên vờn xuống. Vác súng ống (đi thuê) ra chụp mấy cái cảnh mơ màng như thơ Nguyễn Bính, chỉ tội không phải tơ vàng, mà là mấy cụm hoa lavande (nhà mình gọi là oải hương, nhỉ?) mới trồng trong vườn nhà.




Trông cũng được mà. Màu sắc bố cục được mà. Nhưng sao mà không thể nào ưng cho được. 
Cái gu thẩm mỹ của mình nó ngày một khác thế nào ấy. 
Những thứ đèm đẹp, mơ mơ hợp làm wallpapers hay là Facebook photo cover ấy, giờ chẳng gây hứng thú gì nữa.
Những thứ đẹp đẹp nhìn thấy khắp nơi trước kia cứ tấm tắc ngưỡng mộ mãi, chỉ mơ tự tay tạo ra được, thì bây giờ được rồi đấy, mà sao thấy nhạt đến thế là cùng. 

Thế mình đang tìm kiếm cái gì vậy? 
Ngày càng nhận ra rằng mình ngây ngất hơn với những gì có chút tà, có chút đen tối, có tính apocalyptic, gây sợ hãi, làm thức tỉnh khỏi cái êm êm đẹp đẹp đến gây buồn ngủ kia. 
Mà đồng thời cũng nhận ra hạn chế là không có khả năng tạo ra cái gì kiểu như thế. 


2.
Lâu nay, sờ vào thứ gì cũng thấy toát lên một điểm chung không biết gọi tên:

- Lại chơi với lửa (Linda Lê), đặc biệt là Con mắt Brion.
- Thất lạc cõi người (hay Nhân gian thất cách - Dazai Osamu)
- Cuộc săn cừu hoang và Nhảy nhảy nhảy (Haruki Murakami)
- Một tiểu thuyết Pháp (Fédéric Beigberder)
- La grande bouffe (phim của Marco Ferreri)


Đáng lẽ nếu ghi chép lại ngay và thường xuyên thì giờ đã biết gọi là cái gì rồi. Haiz. Chỉ mơ hồ cảm thấy, hình như họ đều muốn nói lời Philip K. Dick đã nói:

The appropriate response to reality is to go insane


Wednesday, March 14, 2012

Một cuộc ly thân hay câu hỏi về ly hương



A separation ca đo din, biên kch kiêm nhà sn xut Asghar Farrhadi sut mt năm qua đã đi qua bao nhiêu liên hoan phim và gii thưởng danh giá ca thế gii và đã vinh d mang v cho tác gi, và cho c Iran, rt nhiu nhng “xut sc nht” và nhng “ln đu tiên”, trong đó có đ c kch bn gc xut sc nht và Tượng vàng Oscar cho phim nước ngoài xut sc nht, gii ca Vin hàn lâm Đin nh Hoa kỳ ln th 84. Lý do thành công ca b phim, cũng chính là nhn xét chung rt mực đồng thuận của giới phê bình, chính là bởi A separation không chỉ là chuyện của gia đình Nader và Simin, cũng không về một Iran đặc thù như thế giới vẫn biết, mà đó là câu chuyện của cuộc sống quanh ta cho dù bạn là ai và ở đâu trên thế giới này.

Phim bt đu bng cnh v chng Nader (Peyman Moadi) và Simin (Leila Hatami) thuyết phc tòa cho ly d, bi Simin mun chồng chị và con gái 11 tuổi Termeh (Sarina Farhadi, con gái đạo diễn) cùng ra nước ngoài sinh sống vì tương lai cô bé, còn Nader không thể bỏ lại người cha già mắc bệnh Alzheimer. Hơn nữa anh nhất định không cho Termeh theo mẹ. Tòa bác đơn với lý do mâu thuẫn quá nhỏ. Hai bên đành ra về và Simin chuyển về nhà cha mẹ đẻ của cô. Cuộc ly thân bắt đầu, Nader buộc phải thuê Razieh (Sareh Bayat) giúp việc nhà và trông người ốm khi anh đi làm, và không may là từ đó nó kéo theo không biết bao nhiêu là rắc rối cho gia đình anh, cho gia đình Razieh. Bng cách k chuyn theo tuyến tính thi gian, nhng li không được nói dn hé l khi các mâu thun được đy dn ti cao trào.

Mt không khí căng thng t cnh sang cnh. không rõ mi chuyn bt đu t đâu, các nhân vt c qun quanh trong mi tơ vò ca cuc sng thường ngày, áp lc công vic, cuc sng gia đình, ràng buc tôn giáo, nhng trăn tr đi hay , tái hp hay chia ly. Dưới v bc ca cái mi đu ta cm tưởng như s phn an bài, chui nhng s vic xy ra t cuc ly thân, ti cô giúp vic bng mang d cha đi làm tr n giúp chng, ti lòng yêu con và thương người cha già ln cn ca Nader, ti ước mơ đổi đời cho con của Simin dẫn tới mất mát đau đớn của cả hai bên… đều do số phận, hai đứa trẻ ngây thơ và một ông già không có trí nhớ, những kẻ buộc phải đặt đời mình vào tay người khác cũng là số phận. Nhưng số phận không phải là điều đạo diễn muốn nói. Liệu có ai đó đáng phải đứng ra chịu trách nhiệm cho mọi chuyện đau buồn xảy ra ở đây? Họ dường như đều có lý do chính đáng cho mọi hành động, mọi phản ứng của mình trước rắc rối họ bị đẩy vào. Vậy thì tất cả là vì đâu?

Nhng li không được nói do lòng t tôn thái quá ca c Nader ln Simin, th dường như đã góp phn đy h xa dn nhau ra trước c cuc ly thân. Khi Simin tr v thuyết phc Nader chp nhn tr tin bi thường tránh cho cuc kin tng có th khiến anh ngi tù nhiu năm, cô không nói rng mình đến cùng đ đc trong xe và sn sàng tr v vi b con anh. Vì lòng t trng. Anh không bao gi m ming xin cô quay li dù mt ln, mc cho cô con gái năn n và gng hết sc mình hàn gn hai người, anh t chi s giúp đ ca v, không mun mang tiếng là h mình nhn li vi cô giúp vic Razieh. Vì lòng t trng. Cui cùng con gái h là k chu thit thòi.

Nhng li không được nói còn t hơn na, dn dn ti nhng di trá, ca Razieh v ông c, ca Nader v Razieh, ca Simin và cô con gái Termeh v Nader … Tt c to thành mt xã hi thu nh toàn nhng k nói di. Nhưng nhng con người đáng thương y không có la chn. Nói di hay là chết.

Asghar Farhadi đt ra mt vn đ chính ông cũng không có li gii. Ông đt các nhân vt đi din vi chính h trước câu hi ln v lương tâm con người, khi quyn li và s sng còn ca mình mâu thun vi quyn li và s sng còn ca người khác. Một câu hỏi vừa vô cùng cá nhân, vừa mang tính phổ quát đủ khiến cho bộ phim chạm tới trái tim khán giả toàn cầu. Thế nhưng, mang số phận là một tác phẩm điện ảnh đến từ Iran, Asghar Farhadi khó tránh được bị hỏi, liệu đây có phải là một phim chính trị? Ông đã trả lời trong một phỏng vấn rằng, nếu bạn coi các mâu thuẫn trong gia đình, giữa hai gia đình khác biệt giai cấp, giữa những băn khoăn trăn trở của họ trong cuộc sống đời thường là có phản ánh các vấn đề chính trị thì đây sẽ là một phim chính trị. Thử tiếp cận theo hướng này, biết đâu ta có thể diễn giải thêm một tầng nghĩa nữa từ những ẩn dụ trong phim. Ngay từ đầu, credits (phần giới thiệu tên) được trình bày bằng những cuốn hộ chiếu được photocopy – để dẫn vào quyết định ly hương của Simin chăng? Hay chính là biểu tượng cho những làn sóng ly hương người Iran 30 năm trở lại đây? Cuộc ly thân đầy trăn trở, bởi cả hai bên không ai muốn, phải chăng cũng hàm nghĩa tâm lý chung của thế hệ trẻ Iran, đi vì tương lai của con cái mình, của chính mình, hay ở vì cái đất nước, cái thể chế già cỗi như cụ già bị Alzheimer thậm chí còn không biết đến con trai mình. Đất nước Iran có biết đến anh không? Dù Nader có trả lời câu nói đau đớn ấy một cách chắc nịch “Nhưng anh biết ông là bố anh”, thì bản thân đạo diễn cũng thú nhận không có câu trả lời, ông nói “Tôi để câu hỏi này lại cho khán giả.” Hóa ra, vấn đề của một tế bào xã hội, có tên Gia đình kia, không hề nhỏ như quan tòa phán không cho hai vợ chồng ly dị. Đằng sau các “vấn đề nhỏ” ấy, nhỏ nên người ta không nhìn thấy, cho đến khi nó cộng dồn lại thành một nỗi nhức nhối không có phương thuốc nào chữa khỏi.

Bức tranh này, mà Asghar Farhadi chỉ khiêm tốn nhận là một mảnh ghép, về cuộc sống Iran hiện đại, với những sắc sáng, tối, những màu, những mảng miếng chân thực và xúc động được tác giả chăm chút điêu luyện ở tầm một họa sỹ lớn. Đạo diễn chọn cách nhấn nhá chi tiết rất khéo léo, đẩy cảm xúc lên cao rất tự nhiên, như khi cô bé con chị giúp việc Razieh nghịch bình oxygene của ông cụ bố Nader, hay khi chị ta gọi điện hỏi xem mình có phạm tội nào của đạo Islam không nếu thay đồ giúp ông cụ. Câu chuyện được kể với tốc độ nhanh, căng, thẳng vào câu chuyện chứ không chậm đến não ruột và lảng tránh như các phim Iran khác. Cả phim hầu hết máy quay đều được cầm tay (handheld), kết hợp với cách đan xen chuyển góc nhìn của các nhân vật và góc nhìn trung tính của người ngoài cuộc, khán giả vừa thở theo nhịp thở nhân vật, đi theo nhịp đi nhân vật, lại vừa ở khoảng cách đủ xa để vừa khách quan mà trách cứ, đồng thời lại cũng thấu hiểu, thông cảm và xót thương họ hơn, trong khi cảm tưởng như các nhà làm phim chẳng phải cố gắng gì ngoài việc đi theo ghi hình họ. Khán giả sống trong phim tới mức tự hỏi “Liệu phim này có đạo diễn hay không?” là điều Asghar Farhadi mong mỏi, do đó ông đã chọn thể loại có cái tên lạ cho A separation là “Detective-Documentary” – trinh thám -tài liệu: tính toán những cú máy để khéo léo giấu đi những chi tiết cần giấu, để phơi ra những gợi ý để khán giả lần mở từ nút thắt này sang nút thắt khác, khám pháp từ bí mật này sang bí mật khác, của một vụ việc không thể thật hơn, của những con người không thể thật hơn, như cuộc sống quanh mình vậy. Khán giả là người tự diễn giải ngôn ngữ điện ảnh. Ra khỏi rạp, không có nghĩa là ra khỏi bộ phim, họ tiếp tục là người nghĩ, là người đặt ra câu hỏi, là người tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.

“Điu quan trng là nghĩ và cho người xem cơ hi được nghĩ. Iran, lúc này hơn bt c th gì chúng tôi cn khán gi nghĩ.” Bi chn con đường đó, thay vì đưa quan đim rõ ràng kiu phán xét hay buc ti nhân vt, mà Asghar Farhadi b chính quyn Iran coi là th đng và gây khó khăn trong vic phát hành và tham gia liên hoan phim. Dù thế A separation vn được nhân dân Iran và khán gi thế gii chào đón nng nhit. Bằng chứng là số đề cử và giải thưởng lớn nhất từ trước đến giờ phim đạt được trong đó có cả liên hoan phim trong nước – điều đối với Asghar Farhadi quan trọng ngang với các liên hoan phim quốc tế: 7 gii các hng mc trong đó có Đo din xut sc nht liên hoan phim Fajr 2011 (Iran), 3 gii trong đó có gii Gu vàng ti liên hoan phim quc tế ti Berlin 2011 (Đc), Phim nước ngoài xut sc nht ti Gii phim đc lp Vương quc Anh 2011, Phim nước ngoài hay nht ti Qu cu vàng 2012 (M), Phim hay nht ti liên hoan phim Sydney 2011 (Úc), và còn vô cùng nhiu na.

Khi nhn tượng vàng Oscar, Asghar Farhadi nói: “[…] Vào lúc này, rất nhiều người Iran trên thế giới đang xem chúng ta và tôi tưởng tượng họ đang rất hạnh phúc. Họ hạnh phúc không vì một giải thưởng quan trọng hay một bộ phim hay một nhà làm phim nào, mà bởi khi những câu chuyện về chiến tranh, sự khép kín, và công kích được trao đổi giữa các chính trị gia, thì tên của đất nước họ, đất nước Iran, được nói đến ở đây qua một nền văn hóa huy hoàng, một nền văn hóa giàu có và cổ kính đã bị vùi dưới lớp bụi dầy chính trị. Tôi tự hào tặng giải thưởng này cho nhân dân đất nước tôi, những con người tôn trọng mọi nền văn hóa và văn minh và khinh thường mọi thù nghịch và oán hận. Cảm ơn các bạn.” Người viết cho rằng A separation là tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, và xứng đáng với vinh quang đã đạt được do vẻ đẹp tự thân chứ không do một mối đồng cảm nhuốm màu chính trị hay tính chất “hương lạ” (exotic) nào như nhiều phim sản xuất ngoài Âu-Mỹ được phương tây tung hô.


PS: Cảnh kết cũng đáng tầm kinh điển như cảnh đầu, nhưng thôi ai lại spoil hết ra thế :p