- Đọc hết tập 1 sốt ruột chờ Nhã Nam ra tiếp không nổi, bèn đọc bằng tiếng Anh tập 2. Đọc hết Book 1&2 ớ ra là còn có cả Quyển 3 nữa. Ừ thì 1 năm phải đủ 4 mùa chứ lị. Đọc hết Quyển 3 thì mình thấy mình phục mình thật, phù phù, cuối cùng thì cũng xong rồi.
Tóm lại là gì? Quá dài.
Giá mà bác Mu cô đọng lại, có khi 2 tập là xong. Nhiều lúc đã chớm có cảm giác ngán, đặc biệt là do tần số lặp lại quá cao của cùng 1 tứ. Không chỉ lặp tứ, mà lặp mọi thứ về cái tứ ấy, như thể tuân theo luật quảng cáo/tẩy não: cái gì beng vào đầu đến 7 lần rồi thì khó mà quên được. Ô kê, việc lặp của bác Mu rõ ràng có chủ ý, nhưng đôi khi cảm giác bác sợ mình ngu nên nhắc dùm là chi tiết này có ẩn ý gì đây, chi tiết kia không được bỏ qua đâu nhé. Vụ 2 mặt trăng hẳn là điển hình.
- Đọc xong rồi thì không rõ là do bản dịch tiếng Anh hay gì, mà mình thấy hình như bác Mu chưa bao giờ sến đến vậy. Bác là một trong các tác giả yêu thích nhất mà mình đọc gần như không bỏ sót, có đến vài quyển nằm trong số các tác phẩm thích nhất của mình, bởi vì bác từng viết thú vị, khơi gợi, lãng mạn mà KHÔNG sến. Cái đấy khó lắm, vì biết mắm muối cảm xúc thế nào mới là vừa đủ?
2 (hay thực ra là 1?) tiểu thuyết của bác gợi hứng và ám ảnh và làm mình không thôi nghĩ ngợi (gần đây) nhất là Cuộc săn cừu hoang và Nhảy nhảy nhảy. Thật là "cool" quá đi. Thật là có nhiều khoảng lặng bí ẩn để ta tự cho phép góp trí tưởng tượng của ta vào, ta tự nguyện trút bỏ cảnh giác để mà hít thở không khí trong câu chuyện và hồi hộp dõi theo số phận các nhân vật. Trong suốt hành trình từ trang 1 đến trang cuối họ ăn ngủ, đi lại, phản ứng và đưa ra quyết định như thể họ là ai đó đang tồn tại đâu đó ở nước Nhật kaj kỳ kia.
Nhưng 1Q84 để lộ dấu bàn tay sắp đặt của tác giả trong một vài chi tiết, khiến nó "sến" hơn mức cần thiết. Một sát thủ không cần phải sến cho người đọc thương cảm hay thấu hiểu đủ để quan tâm tới số phận và đọc đến cuối truyện.
- Có 1 điểm mình cho là một trong những điểm sáng của 1Q84, nhưng có nên spoil không ta? Một trong những nhân vật chính được xử lý rất thông minh ở phần 3. (Supposed-to-be) Bad guy bỗng dưng lấy được lòng độc giả một cách rất tự nhiên rồi gặp một kết thúc lạnh lùng nhưng không thể logic hơn được nữa.
- Điều đặc biệt hơn cả, là không khí truyện, nhất là phần 3, đặc sệt mùi The New York Trilogy của Paul Auster. Mình quá yêu cuốn này nên không thể không thích những nét tương đồng tìm thấy trong 1Q84. Điểm khác biệt có lẽ là, 1Q84 ở đâu đó trong dòng mình tạm gọi là Trinh thám-hiện thực-huyền ảo (hẳn các bác nghiên cứu phải đặt tên cho dòng văn học này rồi chứ?!), NY Trilogy cũng mang vỏ trinh thám nhưng có tính hiện sinh nhiều hơn, và cũng vì thế mình thích hơn. Không thỏa hiệp. Không happy-ending. Thậm chí không-ending luôn. Cuộc săn cừu hoang và Nhảy nhảy nhảy quyết liệt hơn theo hướng này, vì thế mà nó ám ảnh. Mình tin là mình sẽ quên 1Q84 nhanh hơn nhiều so với các cuốn các của bác Mu. Sự đọc đôi khi có chỗ gần với masochism lắm ấy, không đau thì không thích.
Có quá nhiều điều muốn nói về phần 3 này, nhưng mà spoiler là không ngoan.
- 1984 có liên quan rất nhiều ở đây, vì đó là cảm hứng chính của 1Q84 mà. Nhưng quan trọng nhất chắc vẫn là: Big brother is watching you, và từ đó 1Q84 đẩy lên thành "free will" này nọ.
Tạm kết luận: 1Q84 cũng đáng đọc nhưng mình đáng lẽ không nên kỳ vọng quá cao.
1984 có tầm ảnh hưởng thật lớn, cũng phải thôi.
- Cảm nhận nông cạn mới được đến thế, nhưng cũng đã là dài cho 1 mục ghi chú.
Tượng bỏ đi ở Luxembourg |
PS: quên mất: Mình đặc biệt rất yêu bác Mu khi biết bác thích Dvořák và Janáček :D :x
hahaha hãy đợi đấy :)
ReplyDeleteanh cho là chưa bao giờ Murakami giỏi đến mức ảo diệu như trong bộ này khậc khậc
Ừ thì đã bảo mới tạm thời nông cạn mà :D Nhưng mà vụ sến thì nhận đi :)) ko chối được đâu :)) Hay là anh cũng sến rồi? hí hí
Deletebts cái capcha bây giờ bố láo thế, chả nhìn rõ gì cả, gõ mấy lần mới post được lên hic
ReplyDeleteMà vẫn đang đợi đây :D
Delete