Sunday, April 7, 2013

Thế thì, ví dụ, nếu Tony...

Thế là con nuôi mặt mũi tên tuổi thành ra thế này đây.



Con ngủ trong rừng hơi lâu. Chưa ra đến hiệu sách đã có bà mụ tiên đoán "khó bán" rồi :)) Thương quá là thương. Thế thì chịu khó "hớ hênh lộ hàng" một tí cho bằng chị bằng em vậy :D

Cảm ơn đồng chí giới thiệu con cho mà nhận nuôi :p



"Mức độ quan tâm của các thầy dành cho cậu ấy lớn hơn của chúng tôi. Họ phải xem xét trí thông minh và ý thức kỷ luật của cậu ấy, liệu xem trước kia cậu ấy đã được dạy dỗ tốt đến mức nào, xem là cậu ấy có thể hiện “tố chất học thuật” hay không. Vào buổi sáng thứ ba kỳ học mùa thu năm ấy, chúng tôi có giờ lịch sử với thầy Joe Hunt Già, nhã nhặn nhưng giễu cợt trong bộ com lê đầy đủ lệ bộ, một ông thầy có hệ thống kiểm soát dựa vào việc giữ sao cho sự buồn tẻ chỉ ở mức vừa đủ chứ không đến độ quá đà.“Chắc các trò còn nhớ được rằng tôi đã yêu cầu các trò đọc trước về triều đại Henry VIII.” Colin, Alex và tôi liếc nhau, hy vọng câu hỏi sẽ không bị bất chợt quăng ra, như con mồi của ngư ông, để rồi đậu lên đầu một trong mấy thằng tôi. “Ai muốn trình bày về đặc điểm của thời kỳ này?” Ông tự rút ra kết luận từ những ánh mắt tránh né của chúng tôi. “Nào, có lẽ là Marshall chăng. Cậu sẽ mô tả triều đại Henry VIII như thế nào?”
   Nỗi nhẹ nhõm của chúng tôi còn lớn hơn cả sự tò mò, bởi Marshall là cái thằng chẳng-biết-gì mà lại thận trọng, nó còn chẳng có khả năng bịa đặt của kẻ dốt nát thực thụ. Nó tìm kiếm tính phức tạp có khả năng ẩn ngầm đâu đó trong câu hỏi trước khi định vị câu trả lời.
   “Có sự bất ổn, thưa thầy.” Bùng lên một cơn cười nhịn không nổi; đến thầy Hunt cũng suýt mỉm cười. “Có thể nào trò vui lòng phát triển chi tiết hơn chăng?” Marshall chậm rãi gật đầu đồng ý, nghĩ lâu hơn một chút, và quyết định là không phải lúc để mà thận trọng. “Trò muốn nói là có một sự bất ổn kinh khủng, thưa thầy.” “Thế còn Finn. Trò có rành thời kỳ này không?” Cu cậu mới vào ngồi ở hàng ghế phía trên, bên trái tôi. Cậu ta chẳng có phản ứng rõ rệt nào trước những lời ngốc nghếch của Marshall. “Trò sợ là không hẳn, thưa thầy. Nhưng có một dòng tư tưởng mà theo đó điều ta có thể thực sự nói về bất cứ sự kiện lịch sử nào - thậm chí cả việc Thế chiến thứ nhất bùng nổ, ví dụ thế - đó là ‘có chuyện gì đó đã xảy ra’.”
   “Thật thế sao? Chà, điều này có thể làm tôi thất nghiệp ấy chứ, phải không nhỉ?” Sau lác đác những tiếng cười nịnh nọt, Joe Hunt Già tha thứ cho cái sự lười nhác sau kỳ nghỉ hè của lũ chúng tôi và nhồi cho một bài ù tai về vị vua đồ tể đa thê1 này.
   Lúc nghỉ giữa giờ, tôi đi tìm Finn. “Tôi là Tony Webster.” Cậu ấy nhìn tôi nghi ngại. “Đối đáp với thầy Hunt khá lắm.” Cậu ấy như thể không hiểu tôi đang có ý nói tới chuyện gì. “Về chuyện gì đó xảy ra ấy mà.”
“Ờ. Đúng. Tôi khá là thất vọng vì ông ấy chẳng muốn tiếp tục.” Tôi không ngờ là cậu ấy lại nói vậy. Có một chi tiết khác tôi còn nhớ: ba thằng tụi tôi, như một biểu tượng gắn bó, thường hay đeo đồng hồ quay mặt vào cổ tay trong. Chỉ là một trò màu mè điệu bộ, tất nhiên, nhưng có thể còn có cái gì đó hơn thế nữa. Trò ấy tạo cảm giác như thời gian là thứ gì đó thật riêng tư, thậm chí còn là một thứ bí mật. Chúng tôi những tưởng Adrian sẽ lưu ý cử chỉ ấy và hùa theo; nhưng cậu ấy đã không làm vậy."

Trích "Thế thì, ví dụ, nếu Tony..." (The sense of an Ending - Julian Barnes)
Nghiêm Quỳnh Trang dịch. 

Tuesday, April 2, 2013

Dự ra mắt sách ở Paris

Chuyện cũ rồi. 2 tuần trước cũng đã là cũ lắm. Mỗi giây mỗi phút đài báo mạng facebook đều đầy những tin giật gân. Thế mà vẫn cứ nhớ láng máng cái hôm đấy.

Cái buổi ra mắt sách ấy cũng như các buổi ra mắt sách khác (dù thật thà mà nói chưa được dự nhiều lắm): cũng có phần đọc đoạn trích, phần hỏi đáp, phần ký cọt và phần tiệc nhẹ cùng những lượt tạt ra ngoài giời phì phèo hóng hớt - đây luôn là đoạn hấp dẫn hơn cả, đặc biệt là khi các nhà văn nam đều nghiện thuốc nặng :)) Bây giờ có mấy ai ăn trầu! Muốn chộp được những phát ngôn không chính thức của người nổi tiếng thì đừng có mà bỏ thuốc lá :))

Tiện thể, 3 nhà văn ra mắt sách hôm ấy là Thuận, Đỗ Kh. và Nguyễn Việt Hà, cùng với sự góp mặt của người dịch T. mất tích và Cơ hội của Chúa sang tiếng Pháp - chị Đoàn Cầm Thi.


Lại tiện thể: Anh Hà thông minh như truyện của anh, nên em đành bỏ những 10 euros mua một quyển Con giai phố cổ. Hic. Còn Đỗ Kh. thì trông giống hệt thầy Didier gốc Việt dạy mình Cinematography hồi ở trường. Thầy hình như không nói tí tiếng Việt nào. 

Về sách: 2 quyển dịch thì thôi, vì chẳng định đọc bản dịch (mặc dù cũng hơi tò mò). Còn Khmer Boléro thì (đoạn trích) hài hước có duyên và trần trụi. Hình như văn Đỗ Kh. trong tiếng Việt cũng vậy? Đọc ít không đủ kết luận.


À nhưng mà mình định kể chi tiết này cơ:

Đi dự giới thiệu sách, hay bất cứ cái gì mà có phần hỏi đáp, thì đều có 2 loại người: loại không hỏi, và loại hỏi. Trong loại hỏi lại có 2 loại nhỏ: loại có cái mà hỏi và loại chẳng có gì để hỏi. Loại cuối cùng thì thường nói 5 phút xong quên mình định hỏi gì.

Hôm ấy, chẳng có câu hỏi nào đặc biệt hay. Thế nên mình chỉ nhớ 2 câu, đặc biệt buồn cười. Mình chẳng ghi âm, cũng không ghi chép, nên là nhớ đại ý thôi.

1. (của 1 em du học sinh Việt Nam HÀ NỘI GỐC gửi chị Đoàn Cầm Thi)  Em bảo em đọc Cơ hội của Chúa lâu lắm rồi. Bằng tiếng Việt. Cũng không nhớ cụ thể lắm, nhưng mà thích mê. Em bảo em thích cái không khí rất Hà Nội không đâu có được mà anh tái tạo trong truyện. Em Hà Nội nên em biết. Xong em quên em định hỏi gì. Nghĩ một tí em bèn bảo, thế thì chị dịch giả không sống ở Hà Nội, làm thế nào chị dịch (nổi) cái không khí đặc biệt ấy?

2. (Của một quý bà tóc bạc người Pháp, đồ là Parisienne :)) Quý bà hỏi, tại sao tại sao, tao về Việt Nam, không ai nói tiếng Pháp nữa? Tại sao lại có thể như thế?

Câu chuyện đến đây là hết. Xin thân ái chào các bạn.


Look what they've done to Notre-Dame when she turns 850 years old.