Friday, August 28, 2009

Bạn Cill

Bạn Cill đã làm bay đi một ngày buồn thảm không có tin tức mới gì về nhà cửa, ăn mì (2 gói) và trứng rán và soupe miso và nhốt mình ở nhà trọn ngày.
Bạn Cill gửi cho mình như đã hứa L'Esquive và bonus một lô một lốc sách đáng yêu khác như là Moveable Feast, Paris to the moon, Savage Detectives, Down and Out in Paris and London.
Bạn đựng trong túi giấy của của hàng sách tiếng Anh dễ thương nhất Paris: Shakespeare and Co.
Bạn khoanh tên mình trong trái tim màu xanh bằng bút sáp nhé, không phải bút bi tầm thường.
Chỉ có điều là bạn lặng lẽ đi mất chẳng để lại dấu tích, lẫn vào trong những ai kia... Ở Gare du Nord, ở Olympiades, ở Place d'Italie mình ngó với theo những dáng nhỏ nhắn tóc đen mắt huyền hy vọng có ai cười với mình và chào Trang NGHIEM một câu, ai mình cũng ngỡ là bạn.
Bạn Cill làm trời hửng lên sau một ngày lất phất mưa bụi, và hôm nay mình gặp may mắn lạ. Một người bà con không quen biết nhận bảo lãnh cho mình. Ôi cái trò porter garant làm mình khốn nạn.
Tối nay sẽ xem một nhà nữa trên quận 18. Hy vọng lần này có douche.
Và thế là mình an cư.

Cảm ơn bạn Cill.

Monday, August 10, 2009

Mad world




Mad World - Gary Jules

Songwriters: Orzabal, Roland;

All around me are familiar faces

Worn out places, worn out faces

Bright and early for their daily races

Goin' nowhere, goin' nowhere

Their tears are fillin' up their glasses

No expression, no expression

Hide my head I want to drown my sorrow

No tomorrow, no tomorrow


And I find it kind of funny

I find it kind of sad

The dreams in which I'm dyin'

Are the best I've ever had

I find it hard to tell you

'Cause I find it hard to take

When people run in circles

It's a very, very

Mad world, mad world


Children waitin' for the day they feel good

Happy birthday, happy birthday

Made to feel the way that every child should

Sits and listen, sits and listen

Went to school and I was very nervous

No one knew me, no one knew me

Hello teacher tell me what's my lesson?

Look right through me, look right through me


And I find it kind of funny

I find it kind of sad

The dreams in which I'm dyin'

Are the best I've ever had

I find it hard to tell you

'Cause I find it hard to take

When people run in circles

It's a very, very

Mad world, mad world


A raunchy young world


Mad world

Thursday, August 6, 2009

Nam tước đã thăng về trời

1.
Sau một đời trên cây, Nam tước Cosimo MưaGiông xứ Rondo thế là đã tìm một cách chết nhẹ bẫng, cũng như cách sống đã chọn cho mình.

Một tiểu thuyết được viết ra để vui chơi nhưng hẳn là sẽ đeo đẳng nhiều độc giả lâu dài.

Những ai sống đời thông thường (hay tầm thường) sẽ tự hỏi và không thể tự giải thích vì điều gì mà một người có thể bỏ lại những tiện nghi để lao vào cuộc phiêu lưu bất tận ấy.

Những ai muốn thoát khỏi sự tầm thường sẽ đi tìm cho mình những giải đáp trong lý tưởng tự do hay cốt cách sống phóng khoáng hào hiệp tỏa ra từ bản chất bừng sáng của Cosimo, cho dù từng bị coi là điên khùng, vị Nam tước vẫn cố sống thật nhất với bản thân mình, và những độc giả này sẽ tiếp tục cố thoát khỏi sự tầm thường.

Có nhiều điều để nói về tiểu thuyết Nam tước trên cây của Italo Calvino, những thứ làm tôi tâm đắc gật lấy gật để. Tôi chỉ tiếc mình không đủ bút lực để mà phóng ra những liên tưởng, những tư tưởng những mặc tưởng những vọng tưởng những gì đấy nữa để biến những chia sẻ của tôi về tác phẩm này thành một cái gì hoàn chỉnh hơn có đủ tính thẩm quyền hay là cái gì từa tựa như phê bình văn học. (Tôi vẫn thường xuyên căm ghét bản thân ở cái khả năng diễn đạt hạn hẹp so với những cơn sung sướng ào ạt muốn thoát ra khỏi lồng ngực - thành những con chữ tử tế - để thông báo rằng một tác phẩm không làm tôi thất vọng)

Thế nên tôi không lần mò đối chiếu so sánh gạn lọc những tư tưởng lớn lao vĩ đại mà theo kiểu nhà trường học sinh/người đọc cần lĩnh hội từ các tác phẩm. Lần này tôi đọc cho bản thân nhiều hơn: sẽ soi chiếu vào những điểm tôi đồng tình, hay phản đối, và nhận ra vài chiều kích của bản thân mình, ít ra là ở thời điểm này.

Thế nên tôi sẽ chỉ rút tỉa vài chi tiết, chủ yếu là để sau này sẽ nhìn lại chính mình và tiếc nuối rằng mình cũng có một thời mơ mộng và ham hố dấn thân (cho dù vô cùng lưỡng lự ở đoạn dấn thân đi đâu :D), và có khi sẽ cả cười cợt cái thời cứ tưởng là mình hay hớm lắm :))


- Tại một thời điểm khoảng nửa sau quyển truyện, Cosimo đăm đắm nhìn theo con chó yêu lao vào mất hút trong đồng cỏ, nơi anh không thể vươn tới bởi ở đó không có cây. "Cosimo nhìn cánh đồng cỏ như thể ở đó anh có thể đọc ra điều gì đó day dứt trong lòng từ lâu nay: cái ý niệm về sự cách xa, về sự không thể vượt qua, về một sự trông đợi có thể kéo dài cả đời."
Ở ý này, tôi ôn lại bài học về sự hữu hạn mà có thời tôi không tin là tồn tại. Hữu hạn về khả năng con người, hữu hạn về cả những gì trừu tượng như là niềm tin, như vui mừng hay khổ đau, hay thời gian - tất nhiên là trong một hoàn cảnh cụ thể hơn: như là đời người chẳng hạn. Vậy thì, một nỗi day dứt không được thỏa nguyện có thể nào dai dẳng suốt khoảng hữu hạn đời người ấy, hay rồi cũng sẽ có lúc rời bỏ tôi, không phải do trí nhớ phản bội, mà, cũng như mọi thứ khác, vì tính hữu hạn của chính nó?

- Trong tình yêu của Cosimo và Viola tôi thấy có cái khắc khoải mà chắc tất cả những tình yêu lớn, vượt mức tầm thường đều vướng vào, và bởi thế nó không bao giờ dài lâu, cho dù không có cái gì gọi là thế lực đen tối vùi dập cả. Thế ra khi tình yêu giữa hai người quá mãnh liệt thì tất yếu là họ sẽ hủy hoại lẫn nhau?
Tôi cùng lúc mê đắm và sợ hãi cái ý tưởng "tất cả những nỗi bất thỏa và thất thường chỉ là một nỗi ám ảnh vô bờ trong việc làm lớn thêm tình yêu của hai kẻ không chấp nhận việc tình yêu này đã chạm tới đỉnh điểm".

- Đoạn kết là một trong những đoạn kết mà tôi ngẩn ra bần thần khi mắt lướt tới dấu chấm hết, rồi lại đọc lại cho tới dấu chấm hết lần nữa. Cũng giống như đoạn kết trong Moon Palace, cái dấu chấm ấy kết lại một tác phẩm nhưng mở ra một miền vô cùng cho đầu óc lại lật đật bay khỏi trang sách, cao hơn, rồi vút lên, miên man tới tận khi chợt nhận ra mắt mình sao lại nhìn chăm chăm bóng đèn tuýp trên trần làm gì thế này.
"Thị trấn BóngRâm không còn nữa. Nhìn trời trong, tôi tự hỏi, liệu nó đã từng thực sự tồn tại hay không. Cái lõm cành, chạng, thùy, khóm, li ti vô tận ấy; cái bầu trời chỉ thoáng đốm và vạt ấy, có lẽ đã đơn thuần có ở đó để anh tôi qua lại bằng bước chân chim sẻ ngô thanh thoát của mình: một sự dệt thêu trên chân không, giống những nét mực tôi nảy từ trang này sang trang khác, chằng chịt gạch xóa, hoãn chuyển, nguệch ngoạc bực dọc, vết đen, khoảng trống, khi thì tẽ bật ra các hột tròn to sáng sủa, lúc thì dồn tụ những hạt chấm li ti, hồi thì tự xoắn vào chính nó, chẽ nhánh, kết mạng với những câu viết nằm trong viền lá hoặc riềm mây và vấp víu và tiếp tục đan xen và một mạch một mạch và xổ ra và trùm lấy một túm rồ dại cuối cùng về ngôn từ, ý niệm, mộng mơ... và chấm hết."

Voilà. Không phải là tất cả những gì tôi thích về Nam tước trên cây. Tôi không muốn viết một quyển dày gần như thế để nói về cái quyển này. haha. Ba hoa chích chòe!!! Hương hoa thế thôi là đủ để ai thích thú những đoạn trích kia tìm đọc và cũng thích thú như tôi từng thích thú.

Tuy nhiên đây là một vài vết xước nhè nhẹ trong viên ngọc chuyển ngữ, không phải saphire kim cương thì cũng tầm mã não (có những chỗ thực sự rất rất ...ok):

- Thủy lực (trang 139) - tôi nghĩ "thủy lợi" mới đúng, vì trước sau đều nói tới việc tưới tiêu đất đai, chứ không hề dính dáng tới lực nào ở đây cả.

- Massimo GiỏiGiắn - cái này thì tùy tâm dịch giả và biên tập thôi, nhưng tôi quen với từ giỏi giang hơn :D Hay là vì đằng nào nàng Viola cũng chê cái tên này Cosimo đặt cho con chó là xấu xí nên cho xấu luôn thể? :))

- Cõi nát bàn (trang 166) - không biết là typo nhầm hay cố ý? Nếu cố ý thì hơi lạ vì chỗ này không buồn cười đến thế :D

- Kỵ binh nhẹ (trang 331) - Tôi đồ là nên dùng "khinh kỵ" chứ thế kia nghe nó sao sao ấy, không... chuyên nghiệp.


2.
Ngày mai là thứ 06 ngày 07 tháng 08 năm 09

Đặc biệt thế thôi rồi cũng chẳng để làm gì :)



Monday, August 3, 2009

Bro'

1. 1. Căn nhà có hai tầng. Có vẻ như tôi vẫn thích đứng ở trên cửa sổ tầng 2 bên mặt quay ra khoảnh sân nhỏ nhìn xuống cổng lớn trước nhà. Cổng lớn quay ra đường. Con đường sau cổng to nhỏ thế nào, có gần ngã tư không, có cây sấu thân to rụng đầy hoa mùa thu thơm thơm hay cây sưa nở trắng xóa cả tháng tư trong có một ngày hay không, tôi không biết. Tôi không có ấn tượng gì với cái sân cả. Chẳng rõ nền bằng đất, hay xi-măng, hay trải cỏ. Không biết có cái xích đu nào không. Tôi muốn nó có cây táo và cây hồng xiêm, hai cái cây lớn hơn tuổi tôi, đã thi nhau nổi rễ lên làm sân gạch khấp khểnh, chẳng đi giày cao tôi cũng vấp. Tôi vốn đã hay bị vấp. Có lẽ tai trong bị sao đó. Nhưng cái sân hình như không có cả cây lẫn cỏ.

Tôi đứng ở trên cửa sổ tầng hai nhìn xuống. Cả phía đó là tường kính. Tôi không nhìn thấy gì phía ngoài cổng, nhưng người ở ngoài sẽ thấy tôi từ đầu tới chân. Lúc này tôi chưa đọc blog của qt nên tôi chưa cho gọi lại dục vọng được không mặc gì đi lại loăng quăng trong nhà luôn bị tôi xua đuổi. Lúc này tôi đang đứng bên cửa cố nhìn vào chỗ không nhìn thấy gì. Em trai tôi sáu tuổi. Nó bé tí teo nên tôi không thể biết nếu nó muốn trốn vào đâu, Nhưng tầng hai này chỉ có một phòng. Bé. Và không đồ đạc. Sàn nhà ánh lên đen bóng màu gỗ lim mòn vẹt do người đi lại nhiều. Em trai mặc áo sơ mi trắng ngắn tay và quần soóc xanh đen ngồi trên sàn cách tôi ba hay bốn bước chân. Mặt nó buồn thiu nước mắt lưng lửng, như hai lát bánh mì kẹp thịt hun khói bị nước cà chua trong nhân ngấm ra làm mềm oặt được mẹ (hay là tôi nhỉ?) gói vào túi để sẵn trong cặp nó. Tôi nhớ là tôi đã hứa đi cùng nhưng không biết vì sao lại cứ đứng đấy, nhìn ra ngoài, hình như là chờ xe bus đến, rồi lại nhìn nó. Tôi ngồi xuống bên cạnh, nói chuyện như với một người chững chạc đang đấu tranh tư tưởng ghê gớm. Tôi muốn nó hiểu đi học lớp một không phải là cực hình. Nó sẽ có bạn mới, nó sẽ ngồi cạnh một bạn gái tóc thắt bím và má bánh đúc chẳng hạn, ra vẻ ngay ngắn nhìn lên bảng nhưng thực ra là đang nghĩ cách tặng hàng xóm cục tẩy xanh lơ nó thích nhất để con bé cho nó cầm tay dung dăng dung dẻ lúc tan trường. Nó sẽ là đứa dũng cảm quân tử nghĩa hiệp, bênh bạn yếu và đấm tím mắt thằng nào láo lếu dám lục lâm thảo khấu bắt nạt ra oai, và đặc biệt thằng nào chọc con bé thắt bím. Như thế con bé sẽ hôn má nó để đội ơn. Nó đẹp trai rắn rỏi phong trần chứ không búng ra sữa tròn quay hoặc dặt dẹo ẻo lả ốm o. Nó hỏi tôi chị có tới đón em không có lén lút đứng ngoài nhìn nó dõng dạc phát biểu cả lớp nhìn lên ngưỡng vọng mà thầm tự hào có dắt nó đi chơi ăn kem hoặc đánh điện tử mario cùng khi nào có điểm tốt.

Rồi chuông cửa kính koong kính koong. Tôi buộc dây giầy lại cho nó, rồi cầm cặp với bi-đông nước bước theo sau. Nó lao xuống tới lưng chừng cầu thang phía dưới hướng ra cổng thì dừng lại. Chuông cứ kêu liên hồi sốt ruột. Hình như xe bus tới. Phải nhanh lên. Nó đứng ì ra đấy, bấu chặt tay vịn. Ánh sáng hắt lại quá chói, tương phản mạnh với phía lưng nó quay về tôi, nuốt dần lấy các chi tiết đường viền cơ thể bé bỏng. Cái ánh sáng phía sau cánh cổng nhức nhối mắt. Tôi thì cứ đứng nhìn trân trân em trai tan dần vào đó.


Chuông vẫn cứ giục. Tôi kèm nhèm ú ớ đầu bù tóc rối ra mở cửa. Bố về. Đồng hồ chỉ 6.30. Nghĩa là sao nhỉ? Thằng em tôi hôm nay đi tựu trường đây mà. Nó học đâu tận Mỹ Đình. Trường cấp 3 Việt -Úc mới to đẹp lắm, tôi chưa được nhìn tận mắt. Xe bus sẽ qua đón hàng sáng thế này. Bố tôi vừa đưa nó ra xe. Mẹ tôi chậm trễ như vẫn thế nên xuống tới nơi thì xe đã đi rồi, không kịp nhìn con giai lên đường. Tôi thì vừa nằm mơ thấy nó đi học lớp 1.

10 năm trước sự thể không như thế kia. Nhà tôi cũng không giống thế (một tí nào). Em tôi có thể đã thế, nhưng nhìn nó bây giờ tôi không ngờ. Giống như thằng cu lớp 1 em tôi bị đánh tráo lúc tôi lơ là quay mặt khỏi, như là em trai trong mơ của tôi bị ánh sáng lóa mắt nuốt đi mất rồi. Mà tôi sống với nó suốt đấy chứ, vẫn cứ lạ lẫm thế nào. Nó chào ai cũng lí nhí tôi phải tăng volume bằng một cái lườm cháy mặt kêu xèo xèo. Nó nghiện video game chém giết cười sằng sặc nên bị hãm chỉ được mở máy cho chơi 2 tiếng/ngày, thế là nó tìm cách phá code máy tính. Bố mẹ tôi lại khóa cửa phòng, nó tìm cách trèo qua ban công cách mặt đất 60m đột nhập vào, ngu ngốc. Nó không thích đọc. Nó đỗ vào cả 2 trường đều thừa điểm nhưng không phân biệt được quả cóc với quả sấu. Tôi hỏi ở trường có được học về hiếu lễ, về sự và cách quan tâm tới người lạ và quen không, nó bảo có sơ sơ và không nhớ gì. Liệu nó có biết đỡ người già qua đường bao giờ? Nó ỷ lại và ích kỷ, ơ hờ dửng dưng... Nó có cả những đặc điểm tôi ghét nhất ở một thằng đàn ông.

Mea culpa! Tôi không tốt đẹp như trong giấc mơ nó lớp 1 kia, thủ thỉ và săn sóc ấu yếm. Hồi ấy tôi mải mê tuổi 17 bỏ quên nó lủi thủi chơi một mình. Bây giờ tôi có thể gấp quần áo cho bạn tôi nhưng chỉ đay nghiến gào thét khi thấy tủ quần áo nó lộn tùng phèo. Tôi trút những cơn dằn dỗi bực tức ở đẩu đâu lôi về nhà khi nó ăn uống hậu đậu rơi vãi. Tôi áp đặt quan điểm về gentleman và ước ao nhào nặn nó thành ít nhất thì cũng phải là một cool guy (theo định nghĩa của tôi) để mà tôi có thể vênh vang tự hào em tôi đấy. Tôi muốn nó không chải chuốt nhưng mà gọn gàng khỏe khoắn, không kiểu cách hãnh tiến nhưng mà lịch lãm phong lưu, không phô trương học thức nhưng mà hiểu biết thực lực, và đặc biệt nhân nghĩa lễ trí tín là phải đủ. Tôi đồ rằng nó không hiểu nghĩa của những từ này.

Tôi bị sao nhỉ? Bạn tôi bảo nó có phải con tôi đâu. Đúng. Tôi không có trách nhiệm với tính cách hay năng lực hay tương lai nó. Nhưng nhìn vào nó tôi hoang mang về một sản phẩm của gia đình, nhà trường và xã hội đồng thời là tương lai của xứ này. Tôi hoảng hốt không tìm ra nguyên nhân và không biết phải làm gì.

Làm gì khi mà tôi, là tôi, chị nó, đôi khi căm ghét một cách không cố ý?

Chỉ biết để cho lương tâm gặm nhấm tôi lỗ chỗ nhay đi nhay lại bứt rứt.

Tôi muốn banh cái chỗ bứt rứt ấy ra để ngó vào xem cái sự ghét đấy có thật không, hay chỉ là một tức tối sưng tấy do kỳ vọng không được đáp ứng.

Bố mẹ tôi ngồi kiên nhẫn đợi nó qua tuổi dậy thì. Tôi thì như con qủy nhảy chồm chồm giận dữ nóng nảy.

Hôm qua con quỷ trong vai thiên thần đưa nó đi chơi và sắm đồ cho nó. Đến tối nó sẵng với bố tôi lại muốn gào thét thoát ra.


2. 2. Có blog đọc ngưỡng vọng như học trò khoanh tay nuốt từng lời thày, có blog hút vào như mê cung từ ngữ ký tự lắt léo muốn khám phá cho ra, có blog đọc như thấy đang ngồi ngoài sân cho mẹ chải tóc, còn nhà một bạn mới được chị So giới thiệu này thì vào đọc thấy như sướng lúc thẩm du.