1. Mi đang dịch dở Marcovaldo (Italo Calvino) cho vui, thì mi phát hiện ra nhiều vị đã dịch cho vui lắm rồi. Nào là từ tiếng Anh, rồi từ cả nguyên gốc tiếng Ý. Mi chỉ có quyển tiếng Pháp trong tay. Mi thấy các bản dịch ấy chưa chỉnh lắm, nên mi muốn tự làm lấy một bản, tự sướng, nhưng đến tự sướng mi cũng lười. Thì thôi, chờ cơn vậy.
2. Hôm qua mi đọc Invisible của Paul Auster. Đọc đến chương hai, đoạn chuyển cách tiếp cận, đổi ngôi người kể chuyện sang một ngôi mới, mi ngỡ ngàng. Không phải bởi tính mới, tính phát hiện gây thích thú đến thế, mà bởi thứ trật tự truyền thống giữa người kể chuyện và người nghe/đọc bị đảo ngược, gây hiệu ứng thật lạ lùng lên mi. Mi tưởng như mi là người đang xỏ đôi giày trải nghiệm từng giây phút, từng cảm xúc của đối tượng được nói tới, trong trường hợp này, lại chính là người kể. Và mi đang thử dùng lại nó ở đây, xem cái hiệu ứng ấy tác động lên người kể, bây giờ lại chính là mi, như thế nào. Mi như đang đối diện với chính mi mà kể lể, mà xưng tội, mà trách móc, mà xỉ vả, mà thương hại. Mi cho mi cái nhìn không quá lãnh cảm, không phải là về một kẻ thứ 3 lạ hoắc nào trong cuộc đối thoại 2 người. Mi cho mi cái nhìn khách quan từ ngoài vào, không quá gần như một người tự thuật chuyện của mình và xưng "Tôi" từ đầu chí cuối. Mi ngả mũ lần nữa trước Paul Auster. Ông chưa khi nào khiến mi thất vọng.
Chỉ có điều, tiếng Việt quá linh động. Người ta có thể "tự" xưng bằng ngôi thứ nhất (tôi, ta, em, anh, mình...) mà cũng có thể "tự" xưng bằng ngôi thứ hai (bạn, anh, em, mình...) Việc dùng chung này dẫn tới sự thiếu rạch ròi trong xưng hô, trong dịch thuật cũng có gây khó khăn nhưng không phải là không có cách giải quyết. Nhưng trong Invisible, You and I càng rạch ròi, thì hiệu ứng của việc kể về bản thân mà lại viết ở ngôi thứ hai, YOU, mới thật mạnh mẽ. Để viết những dòng này, mi chật vật tìm từ xưng hô ở ngôi thứ hai nào ít nhập nhằng nhất. Mi thử bắt đầu bằng "Bạn". Mi nhận ra có nhiều người đã dùng như ngôi thứ nhất, với hàm ý thân thiện hơn so với mi cần. người ta có thể nói "Bạn đi ăn phở bây giờ. A muốn đi cùng không?" "Mày" thì không thể nhầm sang ngôi nào khác, nhưng lại hàm ý ghét bỏ, và hơi tục. Mi đôi khi cũng có ghét bỏ chính mi, nhưng lúc này mi không có ý ấy.
Ngay cả với "mi", mi cũng không hài lòng mấy, nhưng nó gần với thứ mi cần hơn cả.
Mi đau đầu không tìm ra nổi cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn cảm nhận này. Mi nghĩ có lẽ nên viết tiếp về nó sau thì hơn.
3. Mi định viết về Cơ hội của Chúa. Nhưng có lẽ không cần. Nhiều người nói hộ mi rồi. Mi thích cái humor của ông Hà (mà mi nhầm là của ông Thiệp)
Về Hoàng: Có lẽ nhân vật Hoàng không phải được viết ra để cho người đọc thích, dù là nhân vật chính mấy đi nữa. Nhưng Hoàng điển hình lắm. Theo nhiều kiểu. Mi cũng có biết một Hoàng như thế, theo một góc độ nào đó, ở cái cách cố kệch cỡm để trêu đời. Vì đời cũng toàn là kệch cỡm cả đấy thôi.
Mà... không biết ông Thiệp bán bản quyền tác phẩm có đắt không nhỉ? :))
PS: Mi sửa lại phần (3) vì nhờ NL mà mi biết mi thích Cơ hội của Chúa của ông Hà và mi thấy Tuổi hai mươi yêu dấu của ông Thiệp đuối quá. Mi cũng chịu không biết vì sao đi đổ quyển kia cho ông này :)) Mi thật mơ hồ về văn học đương đại Việt Nam.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
500 triệu, thông tin công khai, không kèm "Vong bướm" và có lẽ cũng không kèm "Tuổi hai mươi yêu dấu", và "Cơ hội của Chúa không phải của ông Thiệp, mà của ông Nguyễn Việt Hà :p
ReplyDeletehaha thảo nào thấy chẳng liên quan gì đến nhau :)) Đọc bằng ebook lậu đấy. Thế ông Hà bán bản quyền có đắt như ông Thiệp không?
ReplyDeleteĐã bán được quái đâu :)
ReplyDeleteminh thi lai k the doc (lai) het duoc Nguyen Viet Ha, tu Co hoi cua Chua. Vu "Con giai pho co" thi doc duoc dung het Con giai Pho Co thi gap lai, va cho vao archive, hoac co ban nao muon thi se tang lai :)
ReplyDelete