Saturday, June 20, 2009

Xứ sở của nước và thạch thùng (tiếp theo)

(J.M. Maulpoix)

.....

Làm gì mà lại qua náo nhiệt? Họ sinh sôi nảy nở, họ sống cuộc đời mình, chất lên rồi dỡ xuống nỗi niềm đời mình, họ nâng lên rồi đặt xuống cuộc đời mình, họ cân bằng rồi xê dịch đời mình, họ biết thế nào là nhọc nhằn, là bươn chải. Thế nhưng, sống không phải một gánh nặng. Khi ngồi bình thản, trước cửa nhà, những người này như chỉ đợi chờ thực tại: nó đấy, nó đến, không lặp lại, cắm rễ và lan tỏa. Nó dường như vĩnh hằng. Tối, trong cửa hiệu, họ đưa xe máy vào. Nằm dài trên chiếc giường tạm, thậm chí trên sàn gạch, họ xem ti vi, lưng trần, chân bắt chéo. Có khi hai hay ba người, túm tụm ngay trên vỉa hè: nhấm nháp chút gì bên ngọn nến giữa đêm đặc quánh toát mồ hôi như còn tối thẫm hơn trong cơn nóng ẩm.

Có những khi họ cũng đi dạo bên hồ, những cặp tình nhân, lũ trẻ con và những người già mặc pyjama, dưới những tán phượng và những chú ve kêu không mệt mỏi.

.....

Ngoài thành phố, đường lớn và đường quốc lộ thương nhớ những con đường đất nhỏ: những ổ gà ổ chó, nhũng bùn lầy, vũng rãnh, những đứt đoạn, những vết xe, những đá giăm, hàng đống hoặc la liệt cỏ khô phơi bên vệ đường. Đôi khi, những mặt đường đang thi công cũng phủ đầy rơm rạ: họ chất rơm lên ở đó, đảo rơm ở đó, phơi rơm ở đó, bó thành từng bó, rải ra ở đó thành những vỉa hè dát vàng nơi đàn gà tới cục tác kiếm ăn.

Làng quê cũng đẩy lùi thành thị, hay đúng hơn là chống cự và ngoan cố theo một nhịp điệu riêng, thồ hàng, dắt trâu hay lùa vịt giữa những xe máy với xe tải.

Ở nơi họp chợ, phố cũng như về với đất, nào rau nào quả người ta tưởng là trồng tại chỗ hơn là ở quê ra. Phố bỗng như đầm nuôi cá, hay cánh đồng, nơi nông dân đội trên đầu những cái chao đèn rơm trông như chính họ cũng vừa từ đất lên với nón, với xô, với nào là đòn gánh.

Nơi đây ngay cả đương đại cũng là một công trường. Nhưng họ làm việc ở đó với những gương mặt và công cụ không tuổi. Rất ít máy móc. Thế giới được làm bằng tay.

.....

Hoa súng, đậu lăng, hoa sen và bông lúa. Ở đây, cây cỏ mọc lên từ nước. Nói đúng hơn ở xứ này họ không hoàn toàn sống trên đất mà trên bề mặt chất lỏng thấm vào đất hay là ôm lấy đất. Họ cũng không biết thực sự mình đang ở thành thị hay nông thôn, nhiều nước cùng với rau cỏ tiến lại gần hơn các ngôi nhà. (ý là chợ xanh chợ đuổi?)

Nước còn là quê hương xứ sở. Ở nơi ấy có vị đàn gỗ (goût du xylophone), có những hợp âm ướt và tiếng nhạc thánh thót mỗi khi ta lắng nghe thấy tiếng mưa rơi.

.....

Mưa dày và nặng hạt trong cơn gió mùa mang theo mình sắc màu mới giá 1$: màu xanh lá, màu lam, màu hồng, màu vàng và màu tím của những chiếc áo mưa nhựa đơn sắc và trong suốt ở bên trong người ta vẫn đạp xe mải miết.

Giả vờ là hà mã, hai con trâu đằm mình xuống đến tận mắt bơi trong mương: mảnh trăng ghi soi xuống mặt nước ghi.

....


To be continued...

No comments:

Post a Comment