Tuesday, May 12, 2009

Giản yếu về Phân tích phim - P.5

(Click vào tên phim để xem phim, trailer, đoạn trích...)

Chủ nghĩa biểu hiện Đức

Điện ảnh biểu hiện Đức tham gia vào một trào lưu mỹ học lớn gom hết nghệ thuật tạo hình, văn học, nghệ thuật biểu diễn, kiến trúc, trong khoảng 1907 đến 1926. Nó đối lập triệt để với chủ nghĩa hiện thực và bề ngoài có vẻ như đó là điện ảnh của “ý niệm”, của “ảo giác”, của thế giới sáng tạo bằng những hình thức kịch phát. Ảnh hưởng của hội họa và kiến trúc trong những bộ phim biểu hiện có thể thấy qua việc sử dụng những décor siêu thực (Le Cabinet du docteur Caligari[1], Wiene, 1919) hay là décor hoành tráng (Metropolis, Lang, 1926) và trong việc xử lý hình ảnh: đối lập mạnh giữa tối và sáng, cách điệu hóa, không gian được hội họa hóa hoặc sân khấu hóa đến tận cùng. Hóa trang, trang phục và diễn xuất đều đóng góp vào việc tạo dựng một thế giới hoàn toàn phi tự nhiên, gây ảo giác, gây lo lắng, với những thành phố mê cung, những con người kỳ quặc (người mộng du, manequin, người máy, người đất xét Golem[2], các bác sỹ giết người, người hai mặt, v.v…), và những phiên chợ ám muội.

Tất cả những trào lưu ấy - đó là số phận của mọi trào lưu mỹ học - đều bị dập tắt vào thời đó, bởi nhiều lý do khác nhau (tư tưởng và chính trị, và kinh tế). Nhưng từ một khía cạnh nào đó, họ đã hòa vào điện ảnh cổ điển và không ngừng gây ảnh hưởng tới cả nền điện ảnh sau này. Một vài ví dụ rất điển hình: việc sử dụng các khuôn hình cận, và ánh sáng “sến”, ở phim của Eisenstein, có thể thấy trong Grapes of wrath (John Ford, 1940). Những phương thức dựng phim rồi cắt cảnh liên tục (surdécoupage) đã được Hitchcock khai thác rất phong phú (người ta hay so sánh cảnh cầu thang ở Odessa trong phim Tàu thiết giáp Potemkine với cảnh những con chim tấn công bên ngoài trường học trong phim Les Oiseaux[3] : chuyển cảnh liên tục, giãn nhịp độ, cận cảnh, chi tiết, - cặp kính gãy -, v.v…). Đối với khía cạnh tư tưởng của dựng phim Soviet, chúng ta thấy ở vài nhà làm phim những năm 30 (Vigo, À propos de Nice[4], 1929 ; Renoir, La vie est à nous[5]) và những năm 60 (Godard, Les Carabiniers[6])

Những tìm tòi nghiên cứu trong trào lưu avant-garde hiển nhiên đã nuôi dưỡng một nền điện ảnh underground, nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới phim chính thống. Chỉ cần nhìn vào hai ví dụ này, ta có thể thấy những dấu ấn avant-garde trong tác phẩm của Leos Carax (cảnh người khạc ra lửa trong Les amants du pont Neuf[7], 1991) hay phim của Wim Wenders (giao hưởng thị giác trên motif Berlin, ngay đầu phim Ailes du désir[8], 1987, những biến tấu về hình thức trên những hình ảnh video trong phim Until the end of the world[9], 1991). Còn có rất nhiều filmmaker khác vận dụng các motif hình ảnh cũng không thua gì các chủ đề ý tưởng như là : Bresson, Antonioni, Godard….

Về chủ nghĩa biểu hiện, nó đã ghi dấu sâu sắc điện ảnh Đức (Pabst, Sternberg), điện ảnh Mỹ, qua đường nhập cư (lại Sternberg, Lang), và một số dòng phim đáng chú ý (như film noir: Welles, Hawks, hay phim kinh dị), điện ảnh châu Âu những năm 40-50 (ví dụ như phim “noir” tự nhiên chủ nghĩa của Duvivier hay Carné).

Dĩ nhiên những sự biến đổi hình thái luôn luôn diễn ra trong một bối cảnh khác. Và nhiệm vụ thuộc về các nhà phân tích: định vị sợi dây liên hệ, sự quy chiếu hay cảm hứng, tôn trọng sự vận dụng, những giới hạn, và những ý nghĩa mới mới của bối cảnh ấy. Những dấu vết của chủ nghĩa biểu hiện vẫn tiếp tục góp mặt trong Rebecca[10] hay Elephant Man (David Lynch, 1980), tuy những phim này không thuộc về dòng phim biểu hiện.


to be continued... (5. Điện ảnh hiện đại)

[1] Căn phòng của bác sỹ Caligari, Robert Wiene (Đức): đáng lẽ được Fritz Lang đạo diễn nhưng ông còn đang bận làm phim Nhện (Die Spinnen). Cấu trúc phim được chia thành chương hồi, có prologue, các acte và épilogue, và đặc biệt là dùng flash back. Sau này có nhiều phim dùng cấu trúc flash back này, trong đấy có Carlito’s way, Brian de Palma, 1993 (Al Pacino và Sean Penn đóng)

[2] Golem: người bằng đất sét. Từ Golem xuất hiện trong kinh thánh, ngày nay vẫn được dùng để ám chỉ người ngu hay thiểu năng trí tuệ. Golem cũng được nặn từ đất sét như là Adam. Theo truyền thuyết trung cổ thì ở Prague, các thầy rabbi tạo ra những người sét để bảo vệ dân Do Thái.

[3] The Birds, Hitchcock, 1963: câu chuyện đơn giản là một cô chạy theo một anh mà IMDb gọi là “potential boyfriend” đến một thị trấn Nam California. Càng ngày càng nhiều sự lạ: chim các loại nhiều khủng khiếp tới tấn công người. Nói chung là rất bizarre.

[4] Nói về Nice, 25’, Jean Vigo: được xếp vào dòng phim ngắn tài liệu, là phim đầu tay của bác này về cuộc sống ở thành phố Nice, Pháp. Sau khi làm thêm được 3 phim nữa thì bác qua đời năm 1934, hưởng thọ 29 tuổi nhưng cũng đã kịp để lại tên tuổi trong dòng phim poetic realist và gây ảnh hưởng tới French New Wave cuối những năm 50, đầu 60.

[5] Cuộc sống là của chúng ta, Jean Renoir, 1936: Những sự giàu có của nước Pháp, có thuộc về người Pháp không? Không, chỉ thuộc về thiểu số 200 gia đình thôi. Thế có cách nào không? Bác Jean Renoir bèn bảo: “Có. Đã có Đảng Cộng Sản!” :)) Bác không phải đảng viên nhưng bác yêu quý và đi tuyên truyền cho PCF (Parti Comnuniste Français)

[6] Sen đầm, Jean-Luc Godard, 1963: phim thứ 5 của Godard, về đề tài phản chiến (chiến tranh Việt Nam), có chửi bới chủ nghĩa Tư bản và có black humor.

[7] Những người tình trên cầu Mới: kể về tình yêu điên dại của những người lang tháng sống trên cầu Mới – cầu cao niên nhất Paris mà bị nhiều người nhầm thành cầu số 9 (khi phim phát hành ở Úc cũng bị đổi tên thành Lovers on the 9th bridge haha). Phim này có Juliette Binoche đóng.

[8] Đôi cánh khát vọng: mang về cho bác đạo diễn Pháp lai Đức này một Cành cọ vàng cùng nhiều giải khác.

[9] Nơi tận cùng thế giới (Bis ans Ende der Welt), Wim Wenders: phim sci-fi, bối cảnh là cuối thế kỷ XX, một vệ tinh mất kiểm soát đe dọa trái đất, trong đấy có hai con người không liên quan, một chị đi tìm tình yêu, một anh đi quanh thế giới để chụp hình lại cho người mẹ bị mù xem bằng cái máy chụp được ảnh chuyển thành tín hiệu người mù xem được….

[10] Không viết rõ là Rebecca nào nhưng chắc chỉ có thể là Rebecca của Hitchcock, làm năm 1940 và được 2 giải Oscar: Best Cinematography (Black and White) và Best Picture.

No comments:

Post a Comment