Wednesday, May 6, 2009

Lẳng lơ chết cũng ra ma... hay là Okuribito/Departures

Lng lơ chết cũng ra ma

Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đng

Nghe như chết là hết. Mà chng hết thì gì?

Nhng người nghĩ thế, và nhng người không nghĩ thế, nếu không trong vai bị chết, đu s khóc vì s còn gì và không còn gì y, trước nhng cuc lên đường của người thân, gọi là Departures (Okuribito - 2008).

Daigo, anh cellist đẹp trai, vừa mới hớn hở công diễn buổi đầu đã buộc phải giải nghệ. Anh mang theo cô vợ xinh xắn dễ thương về quê. Daigo tình cờ đọc thấy một việc không biết là việc gì trên báo, lương cao, và không cần kinh nghiệm, nên quyết định thử xem. Và thế là thử thành thật: Daigo làm trợ lý, rồi người liệm xác chuyên nghiệp…

Giữa những dấu chấm, phẩy, dấu ba chấm của 4 cái câu tóm tắt phim kia, bao nhiêu cuc lên đường là chng y cái khăn giy, chưa kể vài cái khăn bonus na. Ri c đi tìm cách lý gii nước mt đâu mà lm thế. Lần theo từng lễ liệm tử thi đẹp và tinh tế không kém gì làm sushi hay sashimi bày biện đầy đủ nước tương gừng hồng wasabi, cuốn theo diễn biến cảm xúc của Daigo, từ hoang mang rồi sợ hãi kinh tởm, đến quen dần và trân trọng và gắn bó kiên định, vừa xem vừa nức nở tâm trạng trồi sụt. Lần đầu tiên trân trân nhìn thẳng vào cái chết theo cách ấy. Và thấy.

Cái chết công bằng.

Yes, they all burn the same way, same ashes. Ba loại quan tài, $500, $1000, hay $3000 thì cũng cháy như nhau, thì cũng ra tro cả. (Bỗng ngẩn người ra nghĩ: chết ở Nhật thật đắt. Thảo nào dân Nhật rất thọ và dân số rất già…) Dù sao thì…The last shopping of our life is done by others.

Và khi cái sự mua sắm cuối cùng của đời ta không phải do ta, thì cái chết của ta chưa là “hết”.

Những người không phải là ta sẽ nhìn ta và thảm thiết. Và mất mát là di sản thừa kế lớn lao ta gửi cho nhng người li. V cái này thì gia đình nào có người lên đường mà chng ging nhau. Thiếu niên, thanh niên, trung niên, lão niên chết thì người thân cũng đu cm thy một phần trong mình đang tan biến đi, có làm gì cũng không thể níu lại cái cơ thể bất động được trang trọng tẩy rửa tao nhã mặc lễ phục và rồi kính cẩn đưa vào ch yên ngh cui cùng (chính là một trong những cái 500, 1000 hay 3000 đô la ấy).

Nhưng những người hưởng thừa kế lại đón nhận di sản ấy rất khác nhau. (*****Spoiler*****)

Một bà mẹ đòi Daigo trả lại hình dánh đúng của con gái bà, vì con gái bà mới là học sinh trung học như trong ảnh thờ kia cơ, con gái bà khi trước không có tóc nhuộm đỏ như vầy.

Một ông bố cảm động vì cho dù con mình sinh ra là con trai, chết đi với mái tóc dài và chiếc váy đỏ, nhưng sau khi liệm và trang điểm, ông vẫn nhận ra nụ cười ấy là của con ông, đích thị là con ông.

Một ông chồng khi hai thầy trò Daigo đến thì mắng mỏ You people make a living from the dead. Sau khi liệm cho vợ xong thì gập người cảm tạ vì những người kiếm sống trên cái chết ấy đã tinh tế khôi phục lại vẻ grand eternal beauty của bà.

Còn có quá nhiều điều khác nữa dồn nén trong 130 phút phim mà làm thế nào chẳng hề khiên cưỡng.

Có nỗi sợ hãi mất đi cái gì đang có bỗng bóp nghẹt tim, như khi Daigo ôm Mika sau một thử thách quá gian nan đối với lần đầu tiên làm nghề gói ghém xác người.

Có sự thông cảm và thấu hiểu của tình yêu.

Có sự giận hờn và tha thứ. Có tình cha (kẻ bỏ nhà đi) và tình con (kẻ bị bỏ lại).

Có triết lý Phật giáo về kiếp luân hồi.

Những thứ trừu tượng này nằm bên trong tấm Kimono tinh tế thể hiện một góc xã hội và văn hóa Nhật Bản.

Những cảnh ngoại với ruộng đồng mênh mang, với dòng sông có đàn cá hồi bơi ngược, có hoa anh đào tháng tư rực trời… Những cảnh nội gợi liên tưởng tới không gian Giáo sư và công thức toán, Quán trọ Hoa Diên Vỹ, hay Kafka bên bờ biển, xen kẽ giữa những kiến trúc truyền thống Nhật và không khí phương tây cổ điển với bản Symphony số 9 của Beethoven.

Nhật Bản cổ xưa thấp thoáng qua những nhà tắm hơi công cộng, ngày bé gái, lễ đưa ma và tục hỏa thiêu, hay ông già làm nghề liệm 9 năm chờ ngày về bên kia với vợ.

Nhật Bản trẻ trung hiện lên trong màu tóc nhuộm đỏ, trong hình hài con gái của một thằng con trai, trong tình yêu đôi vợ chồng son, trong người thanh niên nhiều mất mát vẫn sẵn sàng làm vơi nỗi đau những người không quen biết bằng lòng trân trọng.

Góc quay đẹp đẹp chứ không đặc biệt. Chỉ có một shot nhớ nhất khi chị Yuriko bảo ông già ở trên gác, cả hai người cùng ngửa lên còn máy quay thì úp thẳng trên xuống, giống như góc nhìn của những người trên thiên đàng nhìn xuống chúng ta.

Diễn xuất là một mảng khác gây ngạc nhiên. Anh nhân vật chính rất ra dáng cái vai người thanh niên nhiều mất mát kiêm coffiner tài hoa tinh tế. Vì anh đã bỏ công đi học liệm thật là như thế nào. Cô vợ hơi nhạt, vẫn dịu dàng ngơ ngác thái quá như những nhân vật nữ khác trong các phim Nhật truyền hình, nhưng thôi đành, các chị phụ nữ Nhật đúng là ngoài đời cũng thế thật hay sao í.

Anyway thì… lúc đầu có tí hồ đồ dự đoán kết thúc phim. May mà sai. Những phim hay thì rõ là dự đoán phải sai chứ.

Nhật Bổn có cái phim Rashômon (Akira Kurosawa) làm người ta nghĩ là nên có thêm giải Oscar cho phim nước ngoài. Và bây giờ thì Nhật đã có một phim được giải Oscar. Thật là thích cái bác đạo diễn, lên nhận tượng chỉ biết lắp bắp Xanh kiu, xanh kiu xanh kiu. Xanh kiu zi a-ca-đê-mi. Hết.

 ...

Hôm nay đp xe đi mua hoa, đc trên t báo gói có bài viết v Benjamin Button. Thế nào mà xem phim đy li lòng như giy mi? Khen c là lên gii. Phim sến nên người bình phim cũng sến là phi nh ri. Mà bình phim có chán m hay là nc lòng thì báo hết đát cũng làm giy gói thôi, gói xôi hay hoa thì cũng là giy gói.

Lẳng lơ hay chính chuyên, Buddhism, Christian, Islam, Hindu…, đằng nào thì cũng gặp nhau ở …bên kia cả thôi, nhỉ?!

 

No comments:

Post a Comment