Đọc 'The New York Trilogy' xong đã được cả tháng, tưởng đã qua hồi vẩn vơ không dứt ra được, thế mà hóa ra chưa.
Một là vì hôm kia đi xem 'Eyes wide shut' về, thấy cái cách Dr. William Harford tình cờ sa cơ vào cuộc phiêu lưu kỳ dị ấy, cái không khí mysterious không thèm giải thích ấy có trong bộ ba kia.
Mà tại sao tên là William thì nickname cứ phải là Bill? Thế tên là Bill thì có nickname là Will/William không?
Hai là vì hôm nay thấy lại một tên người không xa lạ, nhớ ra một số chuyện, từ một số chuyện nhớ ra một số chuyện khác, ấy là có lần đã làm surveyor cho mấy công ty viễn thông VN, như thể anh narrator không có tên trong the 'Locked room' làm census-taker. Anh kia khi xưa cùng đường bèn sinh ra, bằng viết lách, những con người không có thật mang tên không có thật, thậm chí có cả anh chị em cha mẹ con cái dâu rể họ hàng không có thật, ở những địa chỉ có thật, nay gặp phải tình huống phải làm chết đi, bằng sách vở, một người còn sống sờ sờ (mặc dù không ai sờ được).
Có thật tôi ấy là tôi? Cái thời ấy sao mà xa xôi thế, sao mà non dại, sao mà nhìn lại thấy như nhớ ra một ai khác quen mang máng ở đâu hay được nghe ai kể cho vậy.
Một số những tôi ở những khuất nẻo ký ức, không lục lại thì rồi tôi sẽ quên mất tôi thôi.
17 tuổi - Ghi âm sách giáo khoa phổ thông: người nghe cái băng đó giờ rẽ ngả nào rồi? Liệu có tới nơi?
18 tuổi - Điều tra viên: cuối tuần hay lúc ngồi tàu sẽ dành thời gian nhớ lại cảm xúc của kinh nghiệm khó ở này
19 tuổi - Nhân viên công ty quảng cáo: cơn nhục nhã xấu hổ lớn trong đời :))
20 tuổi - Cộng tác viên không lương công ty quảng cáo: dùng kinh nghiệm này làm gì giờ? Everyone should have a price. So do I. It should be very expensive. :))
25 tuổi - Dịch sách erotic rẻ tiền: ghét những cái gì dang dở vs. fantasy cuối cùng cũng chỉ nên là fantasy :))
26 tuổi - Local fixer: ghét những dự án bị bỏ dở.
Đến khi nào bị Alzheimer, đây sẽ là những kinh nghiệm đời sống bị quên trước nhất. Có những cái vì cố gắng quên nên sẽ thành công thôi, có những cái muốn nhớ mà cũng quên thì chịu rồi.
Mà có khi đã bị rồi, đặc biệt với con số và tên người.
Hôm trước xem gì đó nhớ đến ông Francis Thịt-ba-chỉ mà không nhớ ra nổi. Mà đấy còn là một ông rất thích. Hôm nay nhớ ra cái ông đã cố nhớ không ra rồi thì lại không nhớ ra vì sao cứ cố nhớ ra ông này.
Thế nào mà trước mắt hiện ra đoạn phim dựng từ cảnh bộ não của nhà thơ thiên tài Walt Whitman được bê ra làm thí nghiệm bỗng rơi đánh toẹt văng vãi tung tóe rồi được hót vào sọt rác. Cái này quay chậm cũng đẹp như quả trứng cuối cùng của Macco Stanley Fogg. Ông có não bị rơi này hồi còn sống mê não với lại sọ, nên cho người ta đọc não mình xem có ra thiên tài không. Người đọc mơ không tên nơi Tận cùng thế giới thì đọc mơ từ sọ con thú một sừng.
Bonus: Hervé Guibert thật quá đẹp và how he was such a nacissist!
Tuesday, April 5, 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Hervé Guibert có khi in cùng một lúc với Everything í
ReplyDeletefantasy nhiều làm phim nó mới tốt được, Eye Wild Shut được ;d
Là bao giờ, anh? :D
ReplyDeleteCòn quyển gì đáng mặt như Everything thì ghé tai thì thầm cái nhé :)) Sẽ nhận từ tháng 7 tháng 8 gì đấy... hehe.
Lần này thì ko lâu đến 1 năm đâu vì sắp vô học và thất nghiệp rồi ạ.
ReplyDelete