Tuesday, June 9, 2009

Loăng quăng... đầu tuần.

1. 2h đêm mà lọ mọ ngồi đọc cái blog của ai ai đấy, nổi tiếng quá, nhiều còm men vãi linh hồn. Toàn là cái gì mà siêu với cái gì mà lập. Hí hí. Nhưng mà vui đáo để. 

2. Chả lẽ lại sang xin cái từ lóe lên? :)) Khồng! Cho đến khi tắc tị (stuckism ai đó hay ho bịa ra rất đáng khâm phục cũng chỉ nên phụ đề Việt ngữ là tắc tị, chứ có ý nào liên đới tới tiêu hóa mà ...ị đâu nhỉ? Với lại Lars Von Trier chứ không phải là Lar Von Trier :)

3. Thực đơn hôm nay tuyền Phú-lang-xa. Quick review/fastfood vỗ béo.

- The Class (Entre les murs)

Lớp 8 ở một trường phổ thông Paris đủ loại Black-Beur-Blanc thêm cả Tàu vàng. Suốt 9 tháng, từ ngày tựu trường tới ngày cuối năm, thày trò giận nhau, làm lành với nhau, khùng lên với nhau, mách mỏ nhau, v.v... đủ kiểu.

Thày là một anh giáo viên cấp 2 trên Thủ đô xịn, tre trẻ hoi hói, nên vào vai ...chính mình rất ngọt. Phim Cantet đạo diện dựa trên chính tác phẩm văn học của đồng chí thày này. Hoàn toàn là một Frank McCourt Phú-lang-xa đấy, vì dạy môn tiếng Pháp và văn học Pháp, y như bác kia dậy tiếng Mỹ và văn học Mỹ (cho dù bác là dân Ireland bon chen sang). Tưởng thế mà không phải thế. Cái truyện Người Thày (hơi chuối vì càng về cuối càng đuối) vẫn là mẫu hình hero rất Mỹ. Cái phim Entre les murs thì có đứa thắc mắc mãi là vì sao lại cho nó cái cành cọ, chẳng xứng gì cả một là hai là ba là... Nhưng mà theo đa số tung hô thì nó giật được cái cành cọ ấy là vì chính những cái một hai ba đấy: thật như là nó vẫn thế, không có trò anh hùng nào sất, thầy cũng lỡ mồm văng tục với trò vì trò láo quá, rồi thì người xem (ý là tôi) vẫn cứ đần ra trước những câu hỏi không lời giải muôn thuở: với học sinh tứ xứ thì bản sắc bản ngã bản thể bản thân... là cái qué gì, với giáo viên thì học sinh trong gia đình nhập cư bất hợp pháp sắp bị trục xuất nên kệ (mẹ) nó bó tay hay là giúp thế nào cơ? 

Điểm... lóe lên của phim là cách tiếp cận đối với ngôn từ. Những ai thích từ ngữ thì sẽ thích, không phải là vì đoạn chia động từ Croître rất là chi giống ở các lớp chuyên (Pháp) nhà ta tầm chục năm về trước, mà vì quan điểm ngôn ngữ từ phía thầy và từ phía trò. Từ chuyện nhỏ là thầy không khi nào thử đặt mình vào vị trí trò để hiểu mức độ cảm thụ và ứng dụng phong phú của ngôn từ trong cuộc sống trò, bắt chúng nó học những cái cả đời không bao giờ dùng đến, tắc tị khi bị trò vặn vẹo, dẫn đến xung đột lớn hơn và những tắc tị khác kinh hơn nhưng rõ ràng là rất đời thường, đầy rẫy trong tất cả các trường phổ thông và trung học.

Túm lại: Cành cọ thì hơi quá (Pháp mà!) nhưng đáng để gọi là hay, nhân văn đủ cả, thông điệp (dĩ nhiên là) mở, không áp đặt, diễn xuất ổn ổn là. Cái lũ học sinh mất dạy đóng rất hay vì rất láo lếu mất dạy. :)) 

(Bảo quick như fastfood mà bôi ra như cái double whopper burger king)

- I've loved you so long (Il y a longtemps que je t'aime)

Tưởng là về tình yêu hóa ra là về tình yêu thật. Tưởng là "Em, anh đã yêu em từ lâu. Em, anh đã yêu em đậm sấu... (Đức Huy), hóa ra không phải.
Tình yêu này tăm tối và cảm động rớt nước mắt.
Phim này đích thị mang mác Philippe Claudel: rất day dứt, rất thảm hại và ít nhiều dính tới Việt Nam. Trong (tiểu thuyết ngắn hay truyện dài?) Cháu gái ông Linh của bác già xinh giai này, nhân vật chính là một ông già da vàng vượt biên với đứa "cháu gái". Trong phim (tự biên tự đạo...[diễn]) cô em Léa của cô chị Juliette có 2 đứa con nuôi Việt Nam (lớn lên sẽ thành "chuối" trong trắng ngoài vàng).
Truyện cũng gây tò mò hấp dẫn phải theo đến cùng xem tại sao lại thế tại vì sao lại thế, sao không thế này mà lại là thế kia. Tuy nhiên tốt nhất không nên trông đợi cái gì quá ghê gớm để không thất vọng giá mà... gì cả.

- Jules and Jim (Jules et Jim)

Truffaut chơi cho một vố rơi xuống hố ngay giữa đêm hôm khuya khoắt trong khi tinh thần đã chuẩn bị là bác này hay có những pha "Hả????" lồi mắt về cuối. Thế mà vẫn không thoát lồi mắt. 
Phim đen trắng quay đúng kiểu bọn Phú-lang-xa kinh điển mê tơi nhưng cũng không dễ xem. Hơi phân tán một tí là lại phải tua ngược xem lại vì chẳng phụ đề tí nào sất. 
Đây là một trong những phim của Truffaut được nhắc đến nhiều nhất. Thế nhưng mà số Les Cahiers du Cinéma vừa rồi các bác phim ảnh tụ lại bình bầu cho 400 coups lọt vào một trong 100 films pour une cinemathèque idéale, cùng các Công dân Kane, và Kẻ cắp xe đạp, trong khi Jules et Jim được yêu thích (bởi thậm chí cả các đạo diễn thế hệ sau) vô cùng, và được tung hô bằng những bộ phim khác ví dụ như The Dreamers (hay như điên)... cũng bày trò 2 anh một chị chạy chạy... :)

Hôm trước xem Vicky Christina Barcelona thấy như bị lừa: sao bìa lại đề Woody Allen đạo diễn? Thế mà lại đúng thật. Bác này nhận lời làm quảng cáo cho thành phố Barcelona hồi nào mà mình không hay :))
Nhắc đến cái phim du lịch ấy là vì trong đó cũng có vụ ở chung ở chung, quần hôn này nọ, đã nổi cơn kính nể, nay xem Jules et Jim thấy Mỹ phải gọi Pháp bằng cụ trong cái gọi là tự do với giải phóng với nữ quyền... Ừ thì Hạt cơ bản đã cho trắng mắt ra rồi đấy thây :D



12 comments:

  1. Hì hì, bạn Trang Nghiêm công tác về đằng phim à? review phim hay thế :))

    ReplyDelete
  2. Em học mót về đằng phim chị ạ. Đã được công tác đâu. 2 năm nữa mà mót xong không thất nghiệp là may lắm ấy ạ :D

    ReplyDelete
  3. The Dreamers không hay không hay. Châu Âu đồi trụy quá. ;))

    "so long" bên tiếng Pháp là gì thế? ;))

    ReplyDelete
  4. Anh thợ giày hỏi hiểm thế em thợ may trả lời thế quái nào? Cái gì "long"? :)) Nếu về thời gian thì là longtemps đấy thây :D Thế Mỹ thì không đồi trụy phỏng? Cái bác Woody Allen đấy làm cái Vicky... mà chẳng trụy hơn à? :))

    ReplyDelete
  5. Lar or Lars, I don't give a damn, I hate his art he he he.

    Đồng ý VCB: Allen's fantasy is just so out-of-this-world- ridiculous, còn anh Jarvier Bardem nhìn như butcher, họa sỹ họa sẽo gì cơ chứ. Nhưng không đồng ý chê photo của VCB như quảng cáo du lịch( the argument's too easy!) Barcelona trong phim này có khác gì New York trong Manhattan hay Annie Hall?

    ReplyDelete
  6. Hehe Barcelona trong ấy đẹp mà. Nhưng có gì ngoài đẹp đâu? Xem xong cứ như là "muốn yêu đương lăng nhăng và ngắm cảnh đẹp thì mời đến Barcelona". Một ví dụ về một thành phố khác: Paris trong Amelie poulain hay là Les amants du pont Neuf rất lạ rất khác chứ không thuần đẹp, mà Paris đã trở thành một yếu tố có hồn trong phim, quan trọng hơn bối cảnh, tham gia vào biểu đạt tư tưởng tác giả nữa. Hum, anw, vì mình thích Woody Allen nên thất vọng vậy thôi. Voilà.

    ReplyDelete
  7. mình nhớ mãi câu của một bạn khi mình rủ bạn ấy đi xem phim Woody Allen (Everybody Says I Love You hay cái gì đó): "Non, pour moi ce mec est trop bête" :))

    ReplyDelete
  8. Với cả đề nghị bạn này xem khẩn cấp "L'Esquive" đi hehehe.

    ReplyDelete
  9. Mình nghi là không kiếm được phim ấy ở đây, nhưng sẽ xem sẽ xem dans le futur proche hehe. Liên quan tới HLM và diễn viên không chuyên là mình thích rồi. Merci bien.

    ReplyDelete
  10. Oh Nhi Linh, disons plutôt que Woody Allen n'a pas de génie.

    Quay trở lại Barcelona, đồng ý nó là vision touristique nhưng mình thấy Allen focus chủ yếu vào Gaudí, và điều này không hề anodin chút nào, vì tất cả các nhân vật chính đều có liên quan đến art mà.

    VCB concept dễ thương, buồn chán thì đi phượt, không đột ngột thì lững thững vision của mình cũng sẽ thay đổi. Đáng tiếc là VCB quá artificiel( la mise-en-scène, les performances, nhất là em Scartlett Johansson, franchement je me demande de plus en plus ce qu'on lui trouve!) còn một phim có concept tương tự là The Darjeeling Limited thì thông minh và cảm động hơn nhiều.

    Bạn L'amante inachevée đang ở đâu vậy? Có thể mình giúp được vụ L'Esquive

    ReplyDelete
  11. Mình ở quê nhà Việt Nam Hà Nội quận Hai Bà Trưng mấy hôm nay đổ lửa tung tóe khắp nơi. Mình đồ là bạn ở đâu đó xa xôi... nếu mà giúp được thì thật đánh quý mến :)
    Franchement je trouve chez Scarlett Johansson une beauté prostituée mais bien attirante quand même. Mình thích em đấy trong phim The Girl with a pearl earring. Em ấy có cái vẻ như trong tranh Johannes Vermeer thật. :D

    ReplyDelete
  12. Jules and jim, jules and Jim, hì hì, trong jules and jim và VBC, đưa ra mối quan hệ tình cảm vô cùng hấp dẫn, hợp lý mà có vẻ ngược đời "cái gần cân bằng" trong mối quan hệ lằng nhằng, mất một người thì mất cân cân bằng.

    ReplyDelete