Saturday, January 9, 2010

Càng xem TV Nhật Bản... bạn càng cảm thấy nó đang xem bạn

Sans Soleil (1985) - Chris Marker - P.3
Anh tả cho tôi về cuộc hội ngộ ở Tokyo: như là con mèo đã trở về nhà sau kỳ nghỉ trong chiếc giỏ ngay lập tức bắt đầu thám thính lại những nơi thân quen. Anh chạy ngay tới xem mọi thứ có còn ở nơi chốn cũ: con cú Ginza, đầu máy xe lửa Shimbashi, đền thờ cáo trên nóc khu mua sắm Mitsukoshi, nơi anh thấy đông nghịt các cô bé và các ca sỹ nhạc rock. Anh nghe kể rằng bây giờ tới lượt các cô bé tạo ra hoặc không tạo ra các ngôi sao; các nhà sản xuất run sợ trước các cô. Anh nghe kể rằng một phụ nữ bị biến dạng tháo mặt nạ ra trước những người qua lại và cào họ nếu họ không thấy cô đẹp.

Mọi thứ đều hấp dẫn anh. Anh là người không bao giờ quan tâm Dodgers có thắng giải toàn quốc không hay Daily Double trả lời ra sao khi được hỏi sôi nổi rằng Chiyonofuji đã làm thế nào trong giải đấu sumo mới đây. Anh hỏi tin tức về gia đình hoàng tộc, về thái tử, về ông chùm xã hội đen già nhất Tokyo thường xuyên xuất hiện trên TV để dậy về lòng tốt cho trẻ em. Những niềm vui đơn giản này anh chẳng khi nào cảm nhận được: trở về với một đất nước, một ngôi nhà, một gia đình. Nhưng mười hai triệu dân cư vô danh có thể tiếp sức cho anh.
Anh viết: Tokyo là thành phố đan chéo bởi những con tàu, bị buộc vào nhau bằng dây điện, nàng phơi bày các tĩnh mạch mình. Họ nói rằng truyền hình làm dân chúng nàng thất học, còn mình thì mình chưa thấy nhiều người đọc trên phố đến thế bao giờ. Có khi họ chỉ đọc mỗi trên phố thôi, hay có khi là họ - những người da vàng này - chỉ vờ vịt đọc. Mình hay hẹn mọi người ở Kinokuniya, một hiệu sách rất to ở Shinjuku. Thiên tài đồ họa cho phép người Nhật phát minh ra Cinemascope 10 thế kỷ trước điện ảnh hiện đại có đền bù chút ít cho số phận hẩm hiu của những nữ anh hùng hay nạn nhân trong cột truyện tranh trên báo của các tác giả vô tâm và của cắt xén kiểm duyệt. Đôi khi họ đào thoát, và bạn lại thấy họ trên các bức tường. Toàn thành phố là một cột truyện tranh. Đó là Hành tinh Manga. Làm sao một người có thể không nhận ra nổi nghệ thuật điêu khắc đã đi từ Ba-rốc nhựa hóa tới trung tâm Stalin? Và những bộ mặt khổng lồ mắt trĩu nặng lên những người đọc truyện tranh, tranh to hơn cả người, kích thích những người thích ảnh khiêu dâm.
Đêm xuống đô thị náo nhiệt vỡ thành những ngôi làng với những khu nghĩa trang riêng núp dưới bóng những ngân hàng, với những bến đỗ và miếu mạo riêng. Mỗi quận của Tokyo một lần nữa lại trở thành thị trấn nhỏ sạch sẽ độc đáo, làm tổ giữa những tòa nhà chọc trời.
Một quán nhỏ ở Shinjuku nhắc anh nhớ tới cây sáo Ấn Độ mà âm thanh chỉ có duy nhất người chơi sáo nghe được mà thôi. Anh có lẽ đã khóc nếu đó nằm trong một phim của Godard hay một vở kịch của Shakespeare, :”Nhạc này biết đặt vào đâu?”
Sau đó anh kể cho tôi là đã ăn tại một nhà hàng ở Nishi-nippori nơi anh Yamada thể hiện môn nghệ thuật “nấu ăn hành động”. Anh nói rằng khi quan sát thật kỹ các thao tác của anh Yamada và cách anh trộn các thành phần, người ta có thể nghiền ngẫm rất bổ ích về những ý tưởng cơ bản chung cho hội họa, triết học, và karate. Anh cho rằng anh Yamada sở hữu trong tác phong khiêm tốn bản chất của kiểu cách, và do vậy mà anh có thể tùy ý sử dụng chiếc cọ vô hình để viết lên ngày đầu tiên ở Tokyo này chữ “Hết.”
Mình bỏ cả ngày ngồi trước TV – cái hộp ký ức. Mình đã ở Nara với những con hươu thần. Mình đã chụp ảnh mà không biết là vào thế kỷ 15 Basho đã viết: “Cây liễu thấy hình ảnh con diệc… lộn ngược.” Quảng cáo trên truyền hình trở thành một thể loại thơ haiku cho mắt, đã quen với sự tàn bạo phương tây trong lĩnh vực này; sự không hiểu hiển nhiên càng thăng thêm thích thú. Trong một giây phút ảo giác nhẹ mình có cảm tưởng như đang nói tiếng Nhật, nhưng đó chỉ là một chương trình văn hóa trên kênh NHK nói về Gérard de Nerval.
8:40, ở Cambodia. Từ Jean-Jaques Rousseau tới Khmer Đỏ: sự ngẫu nhiên hay chiều hướng lịch sử?
Trong Apocalypse Now, Brando nói vài câu mang tính kết luận và không liên quan: “Nỗi khiếp sợ có mặt và có tên… cần phải làm bạn với nỗi sợ.” Để đuổi nỗi sợ có mặt và có tên đi, bạn phải cho nó một bộ mặt và một cái tên khác. Phim kinh dị Nhật có vẻ đẹp hấp dẫn của vài thây ma. Đôi khi người ta bị hút hồn bởi tàn nhẫn quá mức. Người ta tìm kiếm nguồn gốc trong sự gần gũi với đớn đau của người châu Á, đến mức đòi hỏi ngay cả nỗi đau cũng phải lộng lẫy.
Rồi tới sự báo oán: những loài quỷ dữ được lôi ra, Natsume Masako hồi sinh; vẻ đẹp tuyệt đối cũng có mặt và có tên.
Nhưng càng xem truyền hình Nhật Bản… bạn càng cảm thấy nó đang xem bạn. Mặc dù bản tin truyền hình chứng minh rằng tính năng kỳ diệu của mắt là ở trung tâm mọi thứ. Đây là thời kỳ bầu cử: những ứng cử viên thắng cử giấu đi con mắt trắng của Daruma – linh vật may rủi – trong khi những kẻ thua – buồn nhưng kiêu hãnh – mang đi Daruma –một-mắt của họ.
Hình ảnh khó nhận ra nhất là về châu Âu. Mình xem những thước phim chưa được ghép âm thanh. Mình mất tới 6 tháng để làm về Ba Lan.
Trong khi đó, mình không gặp khó khăn gì với các trận động đất địa phương. Nhưng mình phải nói rằng cơn chấn động đêm qua đã giúp mình nắm được một vấn đề.
Thi ca được sinh ra từ sự bất an: những người Do Thái lang thang, những người Nhật chấn động; bởi sống trên một dải nơi tự nhiên thích đùa cợt luôn sẵn sàng rút ra từ bên dưới họ sống với thói quen di chuyển trong một thế giới của bề ngoài: mong manh, phù du, không chắc chắn, của những chuyến tàu bay từ hành tinh này sang hành tinh khác, của samurai đánh nhau trong một quá khứ không thể thay đổi. Cái đó gọi là “tính nhất thời của của sự vật.”

Mình đã đi trọn hành trình, tới tận những buổi biểu diễn đêm được gọi là cho người lớn. Cùng thứ đạo đức giả như trong những cột tranh truyện, nhưng đó là thứ đạo đức giả được mã hóa. Kiểm duyệt không phải là chuyện cắt xẻo chương trình, mà chính là chương trình. Mật mã là thông điệp. Nó chỉ ra sự tuyệt đối bằng cách giấu đi. Đó là điều mà các tôn giáo vẫn từng làm.


To be continued...

No comments:

Post a Comment