Sunday, January 10, 2010

Không mặt trời - "...điều còn lại chỉ là một vết thương... thoát xác."


Sans soleil (1985) - Chris Marker - P.4
Năm đó, một gương mặt mới xuất hiện giữa những gương mặt tuyệt vời tô điểm cho phố phường Tokyo: gương mặt Giáo hoàng. Những báu vật chưa khi nào rời khỏi Vatican đã được trưng bày trên tầng bảy khu mua sắm Sogo.
Anh viết cho tôi: tính tò mò dĩ nhiên, và vẻ mơ hồ của gián điệp công nghiệp trong mắt – Mình tưởng tượng họ mang ra trong khoảng thời gian 2 năm một bản sao hiệu quả và đỡ đắt hơn của Thiên chúa giáo – nhưng ở đó cũng có cả sức quyến rũ liên quan tới thánh thần, ngay cả khi là của ai đó khác.
Thế thì khi nào triển lãm tầng thứ 3 của cảng Macy về biểu trưng thiêng của Nhật Bản như thế có thể thấy được ở Josen-kai trên đảo Hokkaido? Đầu tiên người ta cười vào cái mớ hỗn hợp gồm bảo tàng, nhà thờ và một sexshop. Ỏ Nhật Bản như mọi khi, người ta ngưỡng mộ việc những bức tường giữa các lĩnh vực rất mỏng manh đến nỗi trong cùng một hơi thở có thể ngắm nghía một bức tượng, mua một con búp bê thổi lên được và dâng cho vị chúa phồn thực những lễ vật nhỏ vẫn luôn đi kèm theo các biểu hiện của người. Những biểu hiện thẳng thắn có thể khiến các thủ đoạn truyền hình trở nên không thể hiểu nổi, nếu nó không đồng thời nói rằng một giới tính chỉ hiển hiện với điều kiện tách rời khỏi một cơ thể.
Người ta có thể muốn tin vào một thế giới trước khi sụp đổ: bất khả tiếp cận những cái phức tạp của một Thanh giáo bị cái bóng giả áp lên do sự chiếm đóng của quân Mỹ.Nơi mọi người tụ tập cười đùa quanh cái đài tế lễ, người phụ nữ chạm vào nó bằng một cử chỉ thân thiện chia sẻ cùng một sự ngây thơ vũ trụ.
Phần hai của bảo tàng – với những đôi thú nhồi – có thể sẽ là thiên đường trên mặt đất mà chúng ta vẫn thường hay mơ. Không chắc lắm… ngây thơ thú vật có thể là một mưu mẹo để đi vòng qua kiểm duyệt, nhưng có lẽ cũng là tấm gương của một sự bất khả hòa giải. Và ngay cả khi thiếu đi tội lỗi nguyên thủy thiên đường trên mặt đất này vẫn có thể là một thiên đường đánh mất. Trong cái tuyệt vời óng mượt của những con thú dịu dàng ở Josen-kai mình đọc thấy vết rạn nứt căn bản của xã hội Nhật Bản, vết rạn nứt chia rẽ đàn ông với đàn bà. Trong đời có vẻ nó chỉ bộc lộ qua hai cách: tàn sát bạo lực, hoặc một nỗi phiền muộn thận trọng – giống như của nàng Sei Shonagon - mà người Nhật biểu hiện bằng duy nhất một từ không thể dịch được. Vậy là điều đẩy con người xuống mức quái thú – cái mà những đức cha của nhà thờ vẫn tấn công – giờ biến thành thách thức của những con quái thú đối với tính cảm động của sự vật, đối với nỗi phiền muộn có màu sắc mà mình có thể tả cho bạn qua vài dòng của Samura Koichi: Ai bảo thời gian hàn gắn mọi vết thương? Có lẽ nên nói rằng thời gian hàn gắn tất cả trừ những vết thương. Với thời gian, nỗi đau chia cắt mất đi những giới hạn thật. Với thời gian, cơ thể được khát khao sẽ biết mất dần, và nếu cơ thể khát khao đã thôi tồn tại cho cơ thể kia, thì điều còn lại chỉ là một vết thương… thoát xác.”
Anh viết cho tôi rằng bí mật của Nhật Bản – cái mà Lévi-Strauss đã gọi là tính cảm động của sự vật – ngụ ý sức mạnh chia sẻ với sự vật, thâm nhập vào chúng, biến thành chúng một chốc lát. Điều bình thường là đến lượt chúng chúng cũng sẽ giống chúng ta: tan rữa và bất tử.
Anh viết cho tôi: thuyết vật linh là một khái niệm quen thuộc ở châu Phi, ít được áp dụng hơn ở Nhật Bản. Thế chúng ta sẽ phải gọi là gì niềm tin phát tán mà theo nó mỗi mảnh của sáng tạo có một bản sao vô hình riêng? Khi người ta xây một nhà máy hay một toà nhà chọc trời, họ bắt đầu bằng một lễ tế làm khuây khỏa vị thần sở hữu mảnh đất. Có lễ tế cho những bụi cây, cho các đỉnh cột, và thậm chí cả cho những cái đinh gỉ sét nữa. Có một lễ vào ngày 25 tháng 9 để yên nghỉ linh hồn của những con búp bê hỏng. Những búp bê này được chất lên nhau trong đền Kiyomitsu thờ thần Kannon – vị thần của lòng trắc ẩn, đức Quan Âm của chúng ta – và được đốt trước công chúng.
Mình trông vào những người tham gia. Mình nghĩ những người đã tiễn biệt các phi công kamikaze cũng có vẻ mặt như thế.
To be continued

No comments:

Post a Comment