Saturday, April 25, 2009

Giản yếu về Phân tích phim - P.1

Giản yếu về Phân tích phim

Précis d'Analyse Filmique - Anne Goliot-Lété & Francis Vanoye

Dịch: Trang Nghiêm


1. Phân tích phim và lch s các hình thái k thut đin nh

Phân tích mt b phim chính là đt nó trong mt bi cnh, trong mt câu chuyn. Nếu ta xem xét cinema dưới góc độ nghệ thuật, nghĩa là ta đã đặt bộ phim đó trong câu chuyện về hình thái điện ảnh (formes filmiques). Những bộ phim, cũng giống như những cuốn tiểu thuyết, những tác phẩm hội họa hay âm nhạc, đều để lại dấu ấn trong các dòng chảy, trong các xu hướng, thậm chí cả trong những “trường lớp” về mỹ học, hoặc là chịu ảnh hưởng từ chúng. Nền điện ảnh của tính hiện đại châu Âu (la modernité européenne), từ Jean-Luc Godard cho đến Wim Wenders và Léos Carax, là một nền điện ảnh của những tín đồ hay đưa vào tác phẩm của mình những mảng miếng nguyên vẹn của lịch sử điện ảnh, bằng cách làm theo chỉ dẫn, mô phỏng, hoặc nhại lại (Có thể thấy ở Woody Allen với những thứ ông tham khảo từ Bergman, Fellini, v.v…) Nhưng những nhà làm phim “kinh điển” Hollywood cũng có những bậc tiền bối của họ và cũng chẳng bỏ qua việc tung hô hay chịu ảnh hưởng từ những vị ấy, những vị thuộc chủ nghĩa biểu hiện Đức hay điện ảnh Soviet những năm 20. Vì thế nên việc xác định những đặc trưng hình thức của một vài xu hướng nổi bật trong lịch sử các hình thái kỹ thuật điện ảnh lại càng thú vị, cho dù hiển nhiên là sẽ chỉ đưa ra được một cái gì đó không đầy đủ và một chút không tưởng. Một bộ phim chẳng bao giờ đứng tách biệt cả ; nó tham gia vào một sự vận động hoặc ít nhiều gắn với một truyền thống. Điều quan trọng vẫn là khả năng định vị những mặt nội dung hay hình thức cho phép xác định vai trò và vị trí của tác phẩm trong sự vận động và truyền thống đó.

1.1 Đin nh trong thi kỳ đu và tính không liên tc (la non-continuité)

Sau thi kỳ phim ch có đc mt màn (người ta còn gọi là mt “cnh”[1]), phim ca thi kỳ đu (trong khong 1900 đến 1908) có v như đã thành hình hơn, đi vi mt vị khán gi hin đi, chính do tính không liên tc này. Noël Burch đưa ra ba yếu tố của tính không liên tục trong điện ảnh “nguyên thủy”[2] :

- tính phi thuần nhất (la non-homogénéité): phim được xây dựng bằng các cảnh ngắt bởi những tỉnh lược (ellipses narratives) được những dòng chữ trên màn hình (intertitre) cố lấp đầy ; những dòng chữ ấy không nhất thiết phải có một mối liên hệ tự sự logic nào chặt chẽ với hình ảnh ; những bối cảnh tự nhiên và những tấm toan màu có thể nối tiếp nhau chẳng ngần ngại ; lối diễn của các diễn viên đôi khi không đồng nhất giữa các cảnh, từ quá “tài liệu” tới quá “sân khấu” (đối với công chúng-khán giả) ; những “faux raccords” (với nghĩa mà ta dùng ngày nay cho những lỗi về mạch liên kết giữa hai hình ảnh hoặc giữa hai yếu tố của một hình ảnh) vô cùng nhiều, v.v… ;

- tính kết mở (la non-clôture): những bản copy được bán chứ không để cho thuê ; vậy là những nhà khai thác có thể tùy ý thay đổi các lớp hoặc vị trí các màn, hay cắt hẳn vài đoạn phim đi, v.v… Một số phim thời kỳ nguyên thủy có nhiều phiên bản khác nhau và ta có thể thấy là, ít nhất thì cũng một vài phim trong số đó, có cấu trúc “mở” cho phép làm như vậy ;

- tính phi tuyến tính (la non-linéarité): ta có thể thấy rất nhiều ví dụ về thời gian của cảnh này chồng lấn lên của cảnh khác, hoặc của một màn này lên màn khác, trong các phim thời kỳ đầu ấy (cái này được coi là faux raccord về thời gian trong thời kỳ điện ảnh kinh điển[3]).

Những nhà phê bình thực ra vẫn coi nguyên nhân của những đặc trưng tự sự không liên tục này là vì cái mà các nhà làm phim lấy làm hình mẫu không phải là tiểu thuyết thế kỷ 19 hay sân khấu cổ điển, mà là ca kịch (music-hall), tấu hài (vaudeville), truyện tranh, cùng những chương trình chiếu bóng (lanterne magique), xiếc, và sân khấu dân gian.

1.2. Hiện thực hóa tính liên tục của tự sự

Người ta vẫn coi D.W. Griffith là người có công lao tạo ra hình thức kể chuyện bằng phim và được lấy làm khuôn mẫu cho chủ nghĩa cổ điển (classicisme) Hollywood và châu Âu từ những năm 1915. Vai trò của Griffith hiển nhiên là rất quan trọng, nhưng ta không thể tách rời nó hoàn toàn ra khỏi một bối cảnh, nhất là ra khỏi việc áp dụng một phương thức sản xuất phim được hợp lý hóa trong những studio lớn của Hollywood. Bố trí công việc, phân chia nhiệm vụ giao phó cho những bộ phận chuyên môn (tìm ý tưởng, viết kịch bản và chuyển thể, xây dựng phân cảnh, quay, v.v…) tất cả những cái đó đòi hỏi cần phải có các quy tắc hoặc ít ra là những nguyên lý cho quá trình làm ra một sản phẩm-phim, chưa kể đến kinh phí sản xuất cũng rất quan trọng. Tính liên tục của tự sự dần dần hình thành trên nền tảng của những nguyên lý sau:

- sự thuần nhất hóa của cái biểu đạt thị giác (bối cảnh, ánh sáng) và cái được biểu đạt tự sự (quan hệ intertitre/hình ảnh, diễn xuất của diễn viên, sự thống nhất của kịch bản: câu chuyện, tính kịch, giọng điệu tổng thể), rồi cái biểu đạt nghe-nhìn (tính đồng bộ giữa hình ảnh và âm thanh – thoại, tiếng động, nhạc) ;

- sự tuyến tính hóa, bằng cách khớp một màn với màn tiếp theo : khớp trong chuyển động (về động tác của một nhân vật hoặc xe cộ chuyển động), khớp về ánh mắt (một nhân vật nhìn/ta nhìn thấy cái nhân vật đó nhìn), khớp về âm thanh (ngay cả trong phim câm : một nhân vật nghe/ta nhìn thấy cái nhân vật đó nghe thấy ; hoặc trong một phim nói, ta nghe thấy một tiếng động trong một màn/ta xác định được nguồn gốc tiếng động trong màn tiếp theo). Dĩ nhiên, sau đó, những giọng kể (voix off), những hội thoại và âm nhạc trở thành những phương tiện hữu dụng và quyền năng của tuyến tính hóa. Tất cả những phương tiện đó có một điểm chung là làm cho người xem “quên đi” đặc trưng không liên tục cơ bản nhất của điện ảnh chính là những hình ảnh được “dán” vào với nhau. Dựng phim cũng có đóng góp cho việc cấu trúc nên phong cách kể chuyện Hollywood kinh điển: dựng kiểu xen kẽ (sáng tạo của Griffith), cho phép đưa ra xen kẽ nhau hai (hoặc hơn hai) sự kiện song song diễn ra, là ví dụ điển hình nhất. Có lẽ cũng vẫn là Griffith đã nghĩ ra kỹ thuật insert, cận chi tiết, trong một chuyển động máy, vẫn cung cấp một thông tin quan trọng cho khán giả mà vẫn đẩy mạnh được kịch tính (ví dụ như cảnh đấu súng chẳng hạn).


to be continued...

[1] Une “vue”

[2] Noël Burch, “Porter ou l’abivalence”, Le Cinéma américain, vol. 1, Flammarion, 1980.

[3] Cinéma classique: Thi đi vàng ca đin nh Hollywood

2 comments:

  1. Em Thiên Minh đây (e cũng sắp sang blogspot :D) Chị thik mấy cái lý thuyết kiểu này thì đọc thêm về phân tích diễn ngôn (discourse). Cái này áp dụng được cho mọi loại hình nghệ thuật, gần đây e đang học cái đấy, thấy có vẻ hay :D. Chị chịu khó dịch tiếp nhé :D

    ReplyDelete
  2. sang đây đê, làm follower đi :D bên này chưa quen chả biết ai vào với ai, chả biết làm sao để làm quen làm thân... Thế chứ lị.

    ReplyDelete