Friday, July 17, 2009

Thế là xong (một ít)

Thế là xong một số thứ thế này...

1. Ngầm (Haruki Murakami)
- Quyển đầu tiên non-fiction của bác (mà mình được đọc). Ấn tượng rơi rớt cũng kha khá, nhưng cái câu đề từ "Thảm kịch sarin và sự trống rỗng trong lòng thịnh vượng" là nhất rồi, vì nó tóm tắt hết cả quyển vào một câu rồi còn đâu:
Thứ nhất là sarin - với đầy đủ hai mặt "bên này" và "bên kia", "phe này" và "phe kia" của vụ rải khí độc;
thứ 2 là thịnh vượng - với những người Nhật từ giám đốc đến nhân viên lũ lượt đi làm sớm trung bình 1 tiếng so với giờ quy định, những tận tụy của người lao động bình thường lẫn kẻ cuồng tín cực đoan;
thứ 3 là trống rỗng - cái sự trống rỗng trong quan hệ người với người, của người bị trúng độc xây xẩm nằm ngất trong ánh mắt không phải chuyện của tôi của người qua đường, quan hệ gia đình cùng xã hội, tôi chỉ là outsider và chán ghét tất cả, trong quan hệ tôi với chính tôi, muốn siêu thoát nhưng không biết siêu đi đâu.
- một câu hỏi lơ lửng không được giải nghĩa dứt khoát rõ ràng cho động cơ khiến Aum đi giết 15 người và làm bị thương 5000 người (không thể đơn thuần là ra tay giúp những người trần này về cõi cực lạc), và tại sao có nhiều thành viên gia nhập đến thế, thậm chí còn xuất gia hẳn hoi. Họ luôn lý giải việc cố thoát tục rất vòng vèo, đôi khi có lượn gần tới quan điểm của Phật giáo (chán ghét cõi trần dung tục, bể khổ này nọ), nhưng trong những ẩn ức của người kể chuyện, rõ ràng hiển hiện một sự yếu đuối tâm lý, khiến cho họ tìm đến chỗ dựa (tôn giáo) và thậm chí phó mặc "bản ngã" cho "Giáo chủ". Cả tác giả lẫn người trả lời phỏng vấn đều không ai nói tới cái sự yếu này, nhưng ...trộm nghĩ nếu có bản lĩnh thì sao mà phải lao vào bang hội bè đảng như thế, như thế... rồi răm rắp u mê nghe lệnh như thế như thế... Nhỉ??!
- Dịch (của Trần Đĩnh) có vấn đề. Những đoạn kể lể hôm ấy dậy thế nào lên tàu ra sao cái túi sarin rỉ nước cách bao xa thì chắc là trơn tru (chẳng lẽ lại không), nhưng đến đoạn cao siêu bác Murakami ra tay múa thử vài chiêu về tâm lý và tranh luận triết học với các bạn theo giáo phái Aum thì ngôn từ lúng túng lủng củng khó hiểu chứ không sáng rõ và trơn tuột đầy hình tượng như vẫn thấy trong tiểu thuyết của bác này. Chắc mình có tu cũng không đắc được đạo rồi :D

2. Thử vai (Ryu Murakami)
- Truyện này dựng thành phim là đúng rồi, vì rặt một kiểu lãng mạn-hình sự... Chợt nghĩ cũng hay ho, kiểu như chắc chắn những người thích Sidney Sheldon sẽ thích. Chưa được đọc quyển nào khác của bác này nhưng sẽ phải xem xét kỹ khi định mua một quyển nào khác ấy.

3. Đo thế giới (Daniel Kehlmann)
- Tuyệt cú. Thích cái cách kể chuyện và sử dụng nhân xưng và sự hóm của đồng chí. Hai cái ông trong truyện tự nhiên thành ra thú vị và mình thì vừa đọc vừa thích ra mặt. Cái ông ngồi nhà cũng biết không gian cong hơi hâm nhưng mà còn biết hưởng thụ mặc dù có nhảy ra khỏi giường tân hôn để ghi lại ý tưởng chợt lóe lên lóe lên, chứ cái ông bôn ba khắp nơi được coi là Colombus Đệ nhị mà không hiểu nổi thuật toán của ông ngồi nhà thì lại không biết hưởng... Thế hóa ra còn hâm hơn ông kia. Thích hai cái ông hâm này... Mà quên béng mất truyện kết thế nào. Cái gì quên thì chắc không nên nhớ.

4. Trông lên rất đẹp (Vương Sóc)
- Không đọc thì phí. Ông này cũng hay, viết lời tựa rất dài bảo bà con đừng tin cái gì mình viết, chẳng qua chỉ là thế giới (Trung Quốc tiền CM Văn hóa) qua lăng kính trẻ con (thằng cu Phương Thương Thương, từ lúc mới đẻ đến 8 tuổi). Thế nhưng mà càng đọc càng tin sái cổ (vì đúng quá) và cười sái quai hàm (vì ...buồn cười quá).
Cái thằng cu này nó cũng 2 trong 1, ấy là thằng Tôi và thằng Phương Thương Thương. 2 thằng đi mẫu giáo và thằng Tôi thì chỉ xuất hiện để dẫn dắt Phương Thương Thương tử tế và làm những trò vĩ đại, còn tội lỗi thì một mình Phương Thương THương bày trò. Ví dụ như trò bắt gián điệp là cô nuôi Lý. Chỉ có gián điệp mới mặt xấu và bắt nạt trẻ con như thế chứ. Còn tôi thì tưởng tượng ra một mình "gần như đánh hết mười mấy năm chiến trường gian khổ của quân giải phóng, tiêu diệt tất cả kẻ địch trong và ngoài nước mà tôi có thể nghĩ ra. Ngay sau đó là cảm nhận sự trống rỗng sau chiến thắng, cảm giác vô vị sau trận khải hoàn. Vinh hoa phú quý bất quá chỉ như sương khói vô định."
Các con bé thằng bé lớp nhỡ con nhà bộ đội lục quân ở nội trú còn đêm hôm mò dậy kể chuyện cho nhau nghe. "Bọn trẻ nghe qua lời kể câu được câu chăng, bớt trước thêm sau của Cao Dương, không ai nhận ra đồng chí Đường Tăng kì thực đang đi tìm chân lý, ông anh Tôn Ngộ Không chỉ là thằng đánh nhau trong đội ngũ cách mạng. Mọi người [bọn trẻ] đặc biệt có ý kiến đối với mấy vị lãnh đạo Phật Tổ Như Lai, Quan Âm Bồ Tát. Toàn đợi đến lúc Tôn Ngộ Không hết cách mới chịu đi cứu, bình thường cứ khoanh tay đứng ngoài vừa nhìn vừa cười. Đằng nào cấp trên cũng đã quyết đinh đi lấy kinh ở Tây Phương, mà các ngài cũng đã biểu quyết giơ tay rồi, sao không làm trận gió, thổi ông họ Đường một phát tới Tây Trúc mà còn bắt người ta cuốc bộ từng bước? Đồng chí Tôn Ngộ Không rất có năng lực, một mình hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ trên, tại sao không chịu tin tưởng giao phó, còn cử ra bao nhiêu yêu ma quỷ quái đánh người ta? Làm thế chẳng khiến mọi người hoài nghi về động cơ của Phật Tổ Như Lai: Kinh là của ông, người cũng do ông phái đi, tự phái người của mình đi lấy kinh của mình, rốt cuộc là ông định làm gì?"
- Bác Vương Sóc này thâm thật.
- Chuyển ngữ của Nguyễn Xuân Nhật quá ổn. Vô cùng yêu thích.

5. Sách của bạn tôi (Anatole France)
- Cụ Anatole France thì viết dễ thương là. Cụ viết về tuổi thơ: lãng mạn, trong vắt và đôi phần diêm dúa về mặt diễn đạt.
- Bạn NL đã kháo về trình dịch của cụ Hướng Minh nhưng xem ra ngôn từ của cụ không hợp goût với mình. Mình thấy cụ dùng từ cổ (à thì dĩ nhiên rồi) mà lủng củng ra phết, và đôi khi còn dấy lên mối nghi ngại. Có những chỗ cụ chơi khó thậm chí phải luận mãi mới à à ra thế. Cụ A.F còn là nhà thơ thì đáng lẽ văn bản phải ướt nhẹp chất thơ, nhưng không cảm được mấy qua bản dịch. Cái quyển tưởng xuất bản đã lâu hóa ra mới nộp lưu chiểu tháng 3 năm 2009.

10 comments:

  1. bạn Trang đọc khiếp thật, chả kém gì chuyên gia NL, thu hoạch cũng ác chiến :))

    ReplyDelete
  2. Úi chết, chết. Những cái này phổ thông quá so với cụ Nhị chị ạ. Em mơ ước cắp tráp đi theo cụ, cụ ba xoa hai đập ngồi phản rải chiếu hoa em chỉ khoanh tay đừng ngoài dựa cột thôi ạ :))

    ReplyDelete
  3. Sorry bạn LA, bữa giờ đi rong ít có vô mạng nên không hay bạn nhắn. Chẳng biết bạn có xét (hỏi) đúng người đúng tội không, nhưng cứ đành liều một phen. Và comment đại vô đây nhé, bạn cũng nên sắm QC đi chứ. ;))

    - "Compliance driver" là chỉ (các) yếu tố ngoại lai ảnh hưởng quá trình thiết kế hệ thống (lưu trữ, phân phối sản phẩm, quản lý nội bộ - ERP) phải được tích hợp vào (ví dụ như phần mềm), chẳng hạn như các quy định/quy tắc về thuế, kiểm toán, kỹ thuật, môi trường, bảo mật, kiểm tra/khống chế chéo v.v. Không nhất thiết là từ chính phủ, mà có thể từ các tổ chức định chuẩn. Vậy có thể dịch là "yếu tố quy chuẩn".

    - Khái niệm này có thể mở rộng ra với các yếu tố không thuộc về "compliance" như phương thức tối ưu (best practice), phương thức mặc định, v.v.

    - Trong lưu trữ điện tử thì "compliance" chỉ các chuẩn về xử lý và quản lý thông tin bao gồm lưu trữ, sao lập, mã hóa, và truy xuất.

    - "Confidential data" (dữ liệu mật) là một sub-category của "critical data" (dữ liệu quan trọng). Những cái này đều được quy định rõ ràng. Hồ sơ bệnh lý ở bệnh viện thì các thông tin của bệnh nhân ai được coi, coi tới đâu, ai được sửa/ghi chú v.v.

    Một ví dụ nhức đầu gần đây là Sarbanes-Oxley Act Section 404 của CP Mỹ. ;D

    Ngày trước "compliance" và "security" có thể coi là riêng rẽ. Nhưng bây giờ có vẻ là một, thêm vào "competitive advantages" nữa.

    CIO thì mình chịu, vì không có văn bản (context) nên không đoán mò (như ở trên) được, trong IT có nhiều lắm. Nó có thể là viết tắt của Central Intelligence Organization (em CIA).

    Tạm vậy nhé? ;))

    ReplyDelete
  4. :D Em đội ơn bạn KV ạ. Cứu người như vầy vẫn chưa muộn chưa muộn, cho dù là có bận đi chơi. :D Mai kia lại tiếp tục cần nhờ vả... Bạn KV giúp cho em tiếp nhé :D Tại thấy bạn KV nói chuyện ký hiệu nên mới liều mình hỏi (không xét) thế này.... :D

    ReplyDelete
  5. Hì hì, bạn LA có biết là IT "lives in dog years" không vậy? Mình chính ra làm ruộng như đã hứa (à không phải, đã nói). Hơn nữa nhiều thuật ngữ tiếng Việt mình không hề biết (chắc bạn có thể hiểu được tại sao, bí mật bí mật ;).

    Mấy cái bạn hỏi thì để mình nói cái chỗ biết ít ỏi của mình thôi, bạn nên kiểm lại với mấy anh IT thiệt để có tính chính xác cao hơn, nhất là về cách dùng từ.

    Đoán bạn phải dịch một white paper của bọn IBM dụ người vô tội mua đồ (giải pháp) đội giá bất lương nên mình sẽ tán theo hướng đó nhé.

    - End-to-end đúng là (từ) đầu (đến) cuối nhưng nên hiểu là "toàn bộ hệ thống", rộng khắp mênh mông đa tầng, đa chức năng, đa quốc gia, v.v. nhưng là chung một "entity". End-to-end resiliency là khả năng thích ứng "bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu" của hệ thống. Đáp ứng được như cầu 'real time' của người dùng cuối lẫn admin mà không làm giảm tính hiệu quả lẫn 'compromise' khả năng bảo mật. Làm sao bảo đảm cho hệ thống hoạt động thông suốt một cách tượng đối mặc dù luôn phải đối mặt với failure gây ra bởi yếu tố cấu thành hệ thống như thiết bị, phần mềm,...

    Ví dụ: một CEO Fortune 500 muốn coi hình bạn gái 'khi anh hai mươi em mới sinh đời' của ông (lưu trữ ở phòng giám đốc) khi đang ngồi uống Long Island iced tea lúc rạng sáng ngày Thương binh Liệt sĩ 'từ một nơi xa xôi, cách bao núi rừng, suối đồi' nào đó cùng với Photoshop. Ông phải có được chúng. No excuse, (IT) guys! You're fired!

    ReplyDelete
  6. - CIO có thể là viết tắt của concurrent intput/output (kỹ thuật ghi/đọc đồng bộ), cho phép máy khách access vào nhiều media một lúc (từ xa, gần) lấy/lưu thông tin cần và cũng là cập nhật nhất. Tạo nên/cho phép tính tương tác và hợp tác cao giữa các 'participants' của hệ thống 'concurrently'.

    - US Department of Homeland Security là cơ quan cấp bộ được thành lập sau vụ 911 gồm nhiều agencies gộp lại. Thấy thường được dịch là Bộ Nội An.

    - Computing platform không chỉ là phần cứng mà bao gồm cả phần mềm. Là cái khung công nghệ thông tin, bao gồm nhiều yếu tố, mà người thiết kế, phát triển, bảo trì hệ thống phải am hiểu để bảo đảm tính tương thích. Nếu hiểu đơn giản là môi trường điện toán (Linux, Macintosh, Solaris, Windows, v.v.)

    - Full-fledged encryption là mã hóa toàn diện (?)(phức tạp hơn, chậm hơn) trái với mã hóa một phần (nhanh hơn, kém bảo mật).Chẳng hạn như mã hóa toàn bộ 'message body'.

    ReplyDelete
  7. - SAN và NAS nên để nguyên, dịch là Bộ chỉnh lượng SAN chắc không sai, còn đúng thuật ngữ không thì ... không biết ;D

    - Boost performance là tăng hiệu năng, nếu dùng trong máy tính thì thường chỉ tốc độ xử lý.

    - Rapid Test and Dev with instant VM cloning. Dev là development, VM là Virtual Machine. Có lẽ IBM muốn quảng cáo công cụ thử và phát triển/
    triển khai(deploy)/mở rộng (expand) hệ thống nhanh chóng với chức năng tạo VM. Cụ thể như tạo nhóm làm việc với các máy ảo có cấu hình định sẵn gần như tức thời.

    - Robust DR. DR là disaster recovery (khả năng phục hồi [sau] sự cố).

    - Multi-vendor là từ các nhà cung cấp khác nhau. Ở đây nói đến tính tích hợp và khả năng tương thích cao. Ví dụ như một network bao gồm các networks lớn nhỏ trong đó có hai hệ thống kế toán, routers của Cisco, (Windows) PCs, Apple Servers, Oracle Database,...

    ReplyDelete
  8. - Topology trong network là cấu hình định vị mạng. Cho phép 'quan sát' toàn cục các thiết lập của hệ thống. Chỗ này nên hiểu là bản đồ cũng được: mặc dù storage trên online cao thấp khắp nơi và phức tạp nhưng sys admin vẫn làm chủ được resources, một cách chi tiết.

    - Network virtualization vs. desktop virtualization. Ai hiểu được NAS và SAN sẽ hiểu chỗ này. Câu hỏi của bạn mình không nghĩ ra được.

    ReplyDelete
  9. - Chịu khó đọc nhiều comment rối rắm nhé vì mình không có bộ gõ, phải lên mạng (lại mạng;) type ké, copy và paste.

    ReplyDelete